Bàn cách phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu

Bàn cách phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 18/6, Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường đại học Bạc Liêu tổ chức buổi Tọa đàm Khoa học “Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu trong bối cảnh mới”. 

Tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; PGS.TS Từ Diệp Công Thành – Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu; ThS Bùi Thanh Toàn – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu; ThS Trịnh Công Vinh – Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Bạc Liêu; Các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu, giảng viên đến từ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh; Đại diện các Sở, ngành có liên quan và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng chiến lược cho du lịch nông nghiệp

PGS.TS Từ Diệp Công Thành – Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu cho rằng: Việc phối hợp tổ chức tọa đàm khoa học “Phát triển chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu trong bối cảnh mới” cho thấy Trường Đại học Bạc Liêu đóng vai trò là cầu nối khoa học uy tín và chất lượng, không chỉ phối hợp với trường KHXH&NV mà còn liên kết toàn diện với ĐHQG Hồ Chí Minh với các Sở, Ban, ngành của tỉnh.

Bên cạnh đó, Trường Đại học Bạc Liêu giữ vai trò lan tỏa tri thức đến cộng đồng, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho tỉnh nhà cũng như khu vực Bán đảo Cà Mau. Theo PGS.TS Từ Diệp Công Thành, Trường Đại học Bạc Liêu sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, trong đó du lịch chính là một trong những chủ điểm quan trọng. Tiếp tục thực hiện và khẳng định vai trò của mình trong sự phát triển của địa phương.

PGS.TS Từ Diệp Công Thành – Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu phát biểu khai mạc Tọa đàm.
 PGS.TS Từ Diệp Công Thành – Hiệu trưởng Trường Đại học Bạc Liêu phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Đánh giá về tiềm năng du lịch nông nghiệp Bạc Liêu, Thạc sĩ Bùi Thanh Toàn - Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu cho biết: Hiện Bạc Liêu bước đầu hình thành nên các không gian có thể phát triển thành các mô hình sản phẩm du lịch như: Du lịch tham quan Vườn nhãn Bạc Liêu (Giồng nhãn Bạc Liêu) với tổng số gần 1.200 gốc nhãn cổ trên địa bàn xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông của thành phố Bạc Liêu; du lịch tham quan gắn với biển, dải rừng ngập mặn và sinh thái nông nghiệp (Khu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; sản xuất muối…), ngư nghiệp, du lịch vườn, du lịch kết hợp với tham quan điện gió; du lịch tham quan các hệ thống các vườn chim, vườn cò (1 vườn chim do nhà nước quản lý và 10 vườn chim tư nhân)…

ThS Bùi Thanh Toàn – Phó Giám đốc Sở VHTTTT&DL tỉnh Bạc Liêu phát biểu tham luận “Phát triển chuỗi du lịch nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu trong bối cảnh mới”.
 ThS Bùi Thanh Toàn – Phó Giám đốc Sở VHTTTT&DL tỉnh Bạc Liêu phát biểu tham luận “Phát triển chuỗi du lịch nông nghiệp tại tỉnh Bạc Liêu trong bối cảnh mới”.

Tuy nhiên, ông Bùi Thanh Toàn cũng cho rằng du lịch nông nghiệp Bạc Liêu còn gặp nhiều khó khăn, bất cập: Các sản phẩm du lịch nông nghiệp chưa hình thành nên chuỗi giá trị sản phẩm, việc đầu tư khai thác chưa được đồng bộ, chưa có sự liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp, hệ thống sản phẩm du lịch vùng nông nghiệp còn đơn điệu, các dịch vụ phục vụ du khách chưa được đầu tư xây dựng đúng mức.

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu là các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, các dịch vụ du lịch còn đơn điệu, các loại hình vui chơi, giải trí hầu như chưa được phát triển tại khu vực nông thôn nên chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu tư các sản phẩm du lịch tại khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Để du lịch nông nghiệp Bạc Liêu phát triển tương xứng với tiềm năng, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng Bạc Liêu cần xây dựng chiến lược riêng cho lĩnh vực du lịch nông nghiệp. Chiến lược này xác định rõ nguồn tài nguyên du lịch nông nghiệp Bạc Liêu có những điểm mạnh, những nét riêng khó lẫn với các tỉnh thành khác như cánh đồng muối, khu nuôi tôm công nghệ cao, giồng nhãn Bạc Liêu…; đồng thời tất cả những hoạt động nông nghiệp có thể đưa vào xây dựng thành sản phẩm du lịch nông nghiệp, hình thành chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp đặc thù. Trên cơ sở chiến lược xác định rõ nhiệm vụ và giải pháp từng giai đoạn cụ thể như: Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư, các gói sản phẩm du lịch…

ThS Trịnh Công Vinh – Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Bạc Liêu phát biểu tham luận “Du lịch nông nghiệp Bạc Liêu – Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển”.
ThS Trịnh Công Vinh – Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Bạc Liêu phát biểu tham luận “Du lịch nông nghiệp Bạc Liêu – Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển”. 

Thạc sĩ Bùi Thanh Toàn – Phó Giám đốc Sở Văn hóa – Thông tin, Thể thao và Du lịch tỉnh Bạc Liêu đưa ra một số giải pháp: Các cấp chính quyền cần tiến hành khảo sát, đánh giá đầy đủ, toàn diện về tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng các mô hình du lịch nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn, từ đó xây dựng quy hoạch, đề ra các chinh sách hỗ trợ phát triển hợp lý; tăng cường tuyên truyền, quảng bá cho các chương trình du lịch nông nghiệp được xây dựng trên cơ sở khai thác và phát triển bền vững tài nguyên, kết hợp phát triển du lịch với phát triển nông thôn…

Cũng theo ông Bùi Thanh Toàn, Bạc Liêu tiếp tục có những định hướng hình thành các không gian để phát triển du lịch khu vực nông nghiệp như: Khai thác các giá trị văn hóa, các phong tục, tập quán, các lễ hội truyền thống độc đáo của 3 dân tộc Kinh – Hoa – Khmer để thu hút khách du lịch. Đặc biệt, việc phối hợp với các ngành có liên quan và duy trì các làng nghề truyền thống, các cơ sở sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang tính đặc trưng của Bạc Liêu như: Làng nghề đan đát ấp Mỹ I, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long; làng nghề mộc, nghề dệt chiếu… huyện Hồng Dân; nghề làm muối tại xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải…

Thạc sĩ Trịnh Công Vinh và Tiến sĩ Trương Thu Trang đề xuất: Cần tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng làm du lịch nông nghiệp cho cán bộ quản lý và người dân, cũng như công ty, doanh nghiệp trực tiếp thực hiện; xây dựng và thí điểm mô hình du lịch nông nghiệp; có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch nông nghiệp; liên kết, kết nối giữa các sở, ban, ngành liên quan, các cơ quan xúc tiến du lịch, báo đài, doanh nghiệp, người dân làm du lịch nông nghiệp; cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở phải quán triệt và trách nhiệm tham gia, hỗ trợ cho hoạt động du lịch từ khâu quy hoạch, cơ sở hạ tầng các điểm du lịch liên kết thành chuỗi du lịch cho đến thủ tục giấy phép hoạt động, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn du khách.

PGS.TS Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, báo cáo đề dẫn “Nâng cấp chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn với xây dựng nông thôn mới”.
 PGS.TS Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, báo cáo đề dẫn “Nâng cấp chuỗi giá trị du lịch nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long gắn với xây dựng nông thôn mới”.

Phát biểu kết luận buổi tọa đàm, PGS.TS Ngô Thị Phương Lan – Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đánh giá: Du lịch nông nghiệp tại Bạc Liêu mới chỉ dừng lại ở ý tưởng khai thác chứ chưa thật sự có những chuỗi giá trị du lịch tương xứng với tiềm năng phát triển. Từ đó mong rằng các bên liên quan sẽ có sự phối hợp để đưa ra những giải pháp cụ thể để phát huy được hết những tiềm năng hiện có. PGS.TS Ngô Thị Phương Lan cũng đã khẳng định vai trò cầu nối, tham mưu và thúc đẩy của Trường Đại học Bạc Liêu để du lịch nông nghiệp của Tỉnh không chỉ mang lại nhiều lợi ích kinh tế và mà còn phát triển theo hướng bền vững.

Cùng với đó, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng Bạc Liêu là một tỉnh phát triển trọng tâm về nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù, đó là tiền đề tạo thuận lợi lớn trong phát triển du lịch nông nghiệp. Vấn đề là làm thế nào để du lịch nông nghiệp Bạc Liêu phát triển nhanh, xứng tầm và bền vững; điều này cần sự chung tay, góp sức của những chuyên gia đầu ngành, những doanh nghiệp đầu tư và thực hiện các dịch vụ du lịch, sự quyết tâm của người dân tham gia, đặc biệt là sự chỉ đạo, lãnh đạo của tỉnh và sự phối hợp của các Sở, ban, ngành liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.