18 năm đồng hành cùng người nghèo Đà Nẵng

Điểm giao dịch phường Hoà Xuân, Q. Cẩm Lệ (Đà Năng) ngay sau khi thành phố khống chế được dịch Covid-19 đợt 2 (ảnh chụp sáng 30/9/2020).
Điểm giao dịch phường Hoà Xuân, Q. Cẩm Lệ (Đà Năng) ngay sau khi thành phố khống chế được dịch Covid-19 đợt 2 (ảnh chụp sáng 30/9/2020).
(PLVN) - Đầu tháng 10 này, toàn hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) nước ta nói chung, NHCSXH chi nhánh Đà Nẵng nói riêng đã trải qua 18 năm xây dựng và phát triển, cũng là 18 năm người dân làm quen, gắn bó với một tổ chức tín dụng đặc thù của Nhà nước không thể thiếu trong đời sống. 

Cùng với sự phát triển của thành phố, NHCSXH Đà Nẵng  ngày càng khẳng định là công cụ tài chính hiệu lực, là cầu nối vững bền giúp người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn vượt qua khó khăn, thiếu thốn, phát triển sản xuất kinh doanh, tiến tới làm giàu chính đáng.

Nhớ lại thời điểm ra đời  - năm 2002, NHCSXH Đà Nẵng gặp bộn bề khó khăn, thách thức với nguồn vốn bé nhỏ, công nghệ máy móc lạc hậu, trụ sở giao dịch không có, các cơ chế, quy chế về hoạt động của loại hình tín dụng chính sách chưa có, lại chưa kịp xây dựng….

Trước thực tế trên nhưng với quyết tâm vượt khó, ý chí thống nhất, NHCSXH Đà Nẵng non trẻ đã vừa khẩn trương tiếp nhận số tài sản, vốn liếng ít ỏi từ các ngân hàng thương mại, vừa triển khai ngay nhiệm vụ tổ chức các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước để dòng chảy nguồn vốn tín dụng không bị ngưng đọng.

Giám đốc NHCSXH thành phố Đoàn Ngọc Chung cho biết: từ ấy đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ngân hàng cấp trên, của lãnh đạo địa phương cùng sự phối hợp chặt trẽ của các ban ngành, đoàn thể, đơn vị đã kiên trì huy động các nguồn lực tài chính về một đầu mối, đồng thời mạnh dạn đổi mới quy trình, thủ tục, phương thức cấp tín dụng chính sách, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người nghèo. 

Cụ thể, đến 30/8/2020, tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH Đà Nẵng đạt gần 2.700 tỷ đồng, tăng 322 tỷ đồng so với cuối năm 2019, trong đó riêng nguồn vốn nhận ủy thác của địa phương xấp xỉ 1.100 tỷ đồng. 

NHCSXH Đà Nẵng giao dịch tại Điểm giao dịch xã Hoà Sơn (huyện Hoà Vang).
NHCSXH Đà Nẵng giao dịch tại Điểm giao dịch xã Hoà Sơn (huyện Hoà Vang).

Sở dĩ nguồn vốn từ ngân sách địa phương tăng nhanh, đạt cao bởi các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể đã quán triệt sâu sắc, đầy đủ nội dung Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và thực hiện tốt việc tập trung mọi nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách vào một đầu mối quản lý là NHCSXH. Hàng năm UBND từ thành phố đến quận, huyện đã cân đối nguồn vốn ngân sách, bổ sung thêm vốn ủy thác cho NHCSXH tiến hành cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Các quỹ hoàn lương của ngành lao động thương binh xã hội, quỹ hỗ trợ nông dân của Hội nông dân cũng bàn giao hơn 3 tỷ đồng sang NCHSXH quản lý để cho vay các đối tượng chính sách đặc thù của địa phương. 

Nhờ vậy, NHCSXH Đà Nẵng ngày càng được tăng cường sức lực, thực hiện đắc lực chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và triển khai hiệu quả những chính sách giảm nghèo đặc thù của thành phố như ưu tiên trợ giúp toàn bộ lãi suất cho sô hộ nghèo đặc biệt khó khăn, tăng lượng vốn vay đối với các gia đình làm nhà ở xã hội và các hộ chuyển đổi nghề và bị giải tỏa đất đai, kể cả cho vay vốn ưu đãi thuộc chương trình tín dụng giải quyết việc làm đối với các đối tượng mới ra tù, cai nghiện để hòa nhập cộng đồng xã hội.

Hết thẩy nguồn vốn chính sách của trung ương cấp, từ ngân sách địa phương ủy thác đã được NHCSXH Đà Nẵng chuyển tải kịp thời về khắp 8 quận, huyện trong thành phố, cho vay trực tiếp tại 56 Điểm giao dịch phường, xã, đến từng hộ nghèo, từng đối tượng chính sách, để đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao cuộc sống, góp phần cho Đà Nẵng thực hiện thành công Đề án giảm nghèo giai đoạn 2015-2020, về đích trước 2 năm. 

Đơn cử ở xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, có khoảng 1.400 lượt hộ gia đình được hơn 40 tỷ đồng vốn chính sách khai thác tiềm năng, lợi thế đất đai thâm canh rau màu, phát triển chăn nuôi, xây dựng các mô hình kinh tế gia trại, trang trại. Nhiều gia đình công giáo đã sử dụng vốn vay từ NHCSXH chuyển đổi sản xuất nông, lâm nghiệp, thu lãi 80-100 triệu đồng/năm, như anh Ngô Tuyến thôn Phú Thượng trồng được 8 ha rừng keo, nuôi 2 cặp bò sinh sản, chị Nguyễn Thị Kim Hoàn thôn An Ngãi 20 dẫy nấm sò, nấm linh chi.

Nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ phủ khắp các phường, xã làm đòn bẩy giúp hộ nghèo, cận nghèo mới thoát nghèo phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn trực tiếp chung tay góp sức thực hiện hiệu quả thiết thực nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo đặc thù của thành phố.

Tại quận Cẩm Lệ, nhờ đồng vốn chính sách đã xuất hiện các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi như cơ sở dệt may gia công, đệm lốp ô tô của Hội phụ nữ xã Hòa Xuân, mô hình trồng hoa cúc vàng, nấm rơm, nuôi cá cảnh, rau sạch do Hội CCB phường Hòa An xây dựng…. Từ đó, đã tạo điều kiện giúp hộ nghèo tiếp cận với đồng vốn ưu đãi và các kiến thức, kinh nghiệm sản xuất để tạo việc làm, thu nhập, vươn lên trong cuộc sống. Tiêu biểu có ông Nguyễn Thành Lâm vốn là hộ nghèo ở tổ 24 phường Hòa Xuân khởi nghiệp bằng 30 triệu đồng của NHCSXH quận cùng khu đất dự án chưa triển khai của UBND phường cho mượn, ông đã đầu tư mua cây giống, nguyên liệu bắc giàn trồng hơn 2000 chậu hoa cúc, hướng dương, thược dược, phong lan, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động với mức lương 5-6 triệu đồng/tháng, người.

NHCSXH Đà Nẵng tham gia ứng hộ chống dịch Covid-19.

NHCSXH Đà Nẵng tham gia ứng hộ chống dịch Covid-19.

Những ngày này, khi thành phố Đà Nẵng chuyển sang trạng thái kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19, NHCSXH đã và hoạt động trở lại bình thường, tập trung huy động thêm nguồn vốn, năng động chuyển tải nhanh chóng  một khối lượng tiền vốn lớn về tận mỗi miền quê, mỗi căn nhà của dân nghèo. Các Tổ tín dụng chính sách lưu động lại hối hả về Điểm giao dịch xã, phường thực hiện nhiệm vụ giải ngân nhanh, thu hồi đủ tiền nợ, tiền lãi. Toàn dân, toàn miền quê lại vào xưởng, xuống đồng, ra biển cần mẫn tạo nguồn thu cho mình.

Thế hệ những người làm tín dụng chính sách qua gần 2 thập kỷ ở Đà Nẵng luôn kiên trì, năng động đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách góp phần tích cực để thành phố cất cánh, vươn xa.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.