Ông chủ xưởng gỗ “địa ngục trần gian” được "thương vay khóc mướn"?

Việc đối tượng Phong đối xử hà khắc, giam giữ công nhân, bóc lột lao động dẫn đến việc công nhân Sơn Bồ Rót lội qua hồ bỏ trốn. Khi Rót chấp chới cầu cứu, Phong không cho các công nhân khác cứu hộ khiến Rót bị chết oan. Thế nhưng, khi ông Phong bị khởi tố, bắt giam, có một tờ báo đăng bài “Sự thật “địa ngục trần gian” tại Bình Dương” lớn tiếng kêu oan và “than khóc” cho Phong...

[links()]Chiều 4/7/2013, Cơ quan CSĐT Công an huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) bắt tạm giam 3 tháng với Trần Tấn Phong (SN 1962, ngụ xã Thanh An) về hành vi “Giữ người trái pháp luật”. Phong là chủ cơ sở ngược đãi lao động gây xôn xao dư luận trong những ngày qua.

Theo Thiếu tá Hồ Văn Dũng, Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an huyện Dầu Tiếng, cảnh sát bắt Phong lúc 11h30. Chiều cùng ngày, công an tiếp tục hỏi cung để làm rõ hành vi giữ người trái pháp luật tại cơ sở do Phong làm chủ.

v
Cơ quan điều tra đang lấy lời khai Trần Tấn Phong

Trước đó, từ cái chết oan khuất của anh Sơn Bồ Rót (quê Sóc Trăng), người công nhân bị đối xử khắc nghiệt phải bỏ trốn và bị chết oan khuất trên đường trốn chạy, Xa lộ Pháp luật đã đăng bài điều tra, phản ánh về những hành vi làm trái pháp luật tại cơ sở này. Nhiều đồng nghiệp khác như báo Lao động, báo Bình Dương, VnExpress… cùng lên tiếng hưởng ứng.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã có công văn chỉ đạo giao Công an tỉnh Bình Dương, UBND huyện Dầu Tiếng khẩn trương điều tra, làm rõ các sai phạm của chủ cơ sở xẻ gỗ Trần Tấn Phong.

Bài báo “ngược dòng” bình thản trước cái chết của người yếu thế?

Việc đối tượng Phong đối xử hà khắc, giam giữ công nhân, bóc lột lao động dẫn đến việc công nhân Sơn Bồ Rót lội qua hồ bỏ trốn. Khi Rót chấp chới cầu cứu, Phong không cho các công nhân khác cứu hộ khiến Rót bị chết oan. Vụ việc đã được Xa lộ Pháp luật và một số tờ báo liên tục phản ánh trong nhiều số báo, yêu cầu cơ quan chức năng điều tra xử lý vi phạm này.

Thế nhưng khi ông Phong bị khởi tố, bắt giam, có một tờ báo đăng bài “Sự thật “địa ngục trần gian” tại Bình Dương” lớn tiếng kêu oan và “than khóc” cho Phong. Nội dung và cách thể hiện của bài báo có nhiều điểm bất thường.

Xa lộ Pháp luật và một số tờ báo khác phản ánh bản chất sự việc là có hai công nhân chịu không nổi sự quản lý hà khắc của xưởng gỗ nên phải leo rào, bơi qua hồ bỏ trốn, Sơn Bồ Rót bị chết đuối. Thông tin của các báo là khai thác từ những nhân chứng trực tiếp như anh Phong, chị Đẹp, những nhân chứng gián tiếp như người dân địa phương chứng kiến sự việc, gia đình nạn nhân, và kể cả ông Phong.

Những nhân chứng trong cuộc là công nhân Lý Vũ Phong, người trực tiếp đi cứu Rót và công nhân Lu Thị Đẹp, người trực tiếp chứng kiến, đều lên tiếng tố giác ông Phong ngăn cản, không cho cứu, thậm chí còn ra lệnh cho một số người sang bên kia hồ chặn đánh Đương (công nhân cùng bỏ trốn với Rót), buộc Đương phải quay lại.

Bài báo
Bài báo "vô hồn" trước cái chết của người lao động

Sự việc cho thấy ít nhất có dấu hiệu hai hành vi phạm pháp luật hình sự, trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn tới cái chết của nạn nhân, là: Giữ người trái pháp luật, không cứu giúp người bị nạn. Những sai phạm khác về pháp luật lao động của ông Phong đã quá rõ ràng, như sử dụng lao động không có hợp đồng, giam lương người lao động thời gian dài…

Những nhân chứng gián tiếp khác cho biết trước đây có nhiều trường hợp lao động bỏ trốn tương tự.

Những thông tin ấy ít nhiều cho thấy có dấu hiệu sai phạm pháp luật, trách nhiệm của nhà báo là cần điều tra làm rõ. Thế nhưng bài viết “Sự thật “địa ngục trần gian” tại Bình Dương” chỉ đưa về những nỗi khổ oan ức của ông Phong và gia đình ông Phong theo lời kể của chính ông này.

Về cái chết của Rót, bài báo viết một cách bình thản vô hồn: “Ngày 26/5, một công nhân tên là Sơn Bồ Rót chết khi bơi qua hồ Cần Nôm để bỏ trốn khỏi cơ sở”. Với cụm từ “để bỏ trốn khỏi cơ sở” thì chừng như là Rót đã có lỗi “bỏ trốn” mới dẫn đến cái chết của mình.

Nhà báo đứng ở đâu?. Đứng về phía nào?.

Về vai trò của đối tượng liên quan, ông Phong là ông chủ giàu có, ngoài xưởng gỗ, Phong còn có vườn cao su, có quan hệ rộng rãi với quan chức như lời Phong tự giới thiệu (trong băng ghi âm nói chuyện với Lý Vũ Phong) là “công an và chính quyền tao quen biết hết rồi”.

Cơ quan điều tra đang lấy lời khai Trần Tấn Phong
Cơ quan điều tra đang lấy lời khai Trần Tấn Phong.

Về phía nạn nhân, Sơn Bồ Rót là người dân tộc Khmer nghèo khó, phải đi làm thuê nuôi em bị mù, những người khác trong gia đình chỉ sống duy nhất bằng nghề làm thuê. Cái chết oan khốc của Rót là nỗi đau, là mất mát không gì có thể bù đắp cho gia đình Rót, mà chưa được các cơ quan chức năng làm rõ.

Vai trò của báo chí là đấu tranh cho lẽ phải, bảo vệ người yếu, và nhất là với tờ báo chuyên về pháp luật thì càng phải đấu tranh để bảo vệ sự công bằng của pháp luật.

Rất tiếc, bài báo “Sự thật “địa ngục trần gian” tại Bình Dương” với lời lẽ giọng điệu "nhân ái, thương cảm" lại không làm điều ấy; thậm chí đi ngược lại điều ấy, mà bày tỏ lòng thương cảm cho ông chủ giàu có, đầy quyền lực này.

Bài báo viết gia đình ông Phong như là nạn nhân:“Gặp phóng viên, ông Phong khóc nghẹn: “Mấy chú cứu tôi, cứu gia đình tôi với, tôi không biết phải làm sao”… Con gái ông Phong chuẩn bị vào học lớp 12 không dám tới trường, vợ ông Phong không dám ra chợ. Muốn có cái ăn, ông Phong phải chạy tới tận chợ Củ Chi để mua về một lần ăn cho cả tuần vì cứ tới đầu chợ là người dân lại bàn tán, chỉ trỏ”.

Những nội dung thương cảm này là theo lời kể của ông chủ Phong mà không có một chứng cứ khách quan nào. Trái tim thương xót của nhà báo không hề nhắc đến chuyện Rót chết mà nhà nghèo đến nỗi bàn thờ không có di ảnh.

Nhà báo không có giọt nước mắt nào cho đứa em mù của Rót sẽ không có gì ăn khi mất đi đồng tiền giúp đỡ của người anh, và người mẹ nghèo vĩnh viển bị mất con oan uổng. Phải chăng do họ nghèo nên những giọt nước mắt và nỗi khổ của họ không thể lay động trái tim và ngòi bút của nhà báo?.

Bài báo kết luận thay cơ quan pháp luật

Không phải bài báo trên không biết những thông tin, những tài liệu có thể xem là chứng cứ của vụ án chứng minh dấu hiệu vi phạm của Phong. Ngược lại bài báo đã biết, đã dẫn ra thông tin các báo khác và kết luận khơi khơi là: “Trên thực tế, lúc đó rất đông người và nhiều nhân chứng khai ông Phong đã kêu lật ghe để cứu nạn nhân nhưng không kịp...”.

Tiếc rằng bài báo đó không nêu được tên tuổi của những nhân chứng đó là ai, vai trò của họ trong vụ việc đó là gì.

Thậm chí báo Bình Dương đã công bố nội dung băng ghi âm của công nhân Lý Vũ Phong ghi lại lời ông chủ Phong gọi điện thoại dụ dỗ, mua chuộc hứa cho Phong vài triệu, cho đất cất nhà để Phong khai sai sự thật là Rót và Đương bơi đua trong lúc nghỉ trưa và bị chết chứ không phải bỏ trốn.

Đây là một tài liệu hết sức quan trọng của vụ án, nhưng bài báo “Sự thật “địa ngục trần gian” tại Bình Dương” lại đi trước, đứng trên cả kết luận của cơ quan chức năng để kết luận thông tin, tài liệu ấy là giả. Bài báo có đoạn như sau:

Giao nộp băng ghi âm được cho là giả

Ngày 25/6, trên một số tờ báo có trích đăng đoạn băng ghi âm do một người lao động cung cấp với nội dung ông Phong gọi điện thoại “mớm cung” để người này khai báo với công an theo hướng có lợi cho ông Phong. Đồng thời, ông Phong cũng hứa cho tiền, cất nhà cho công nhân này nếu làm theo lời ông.

Thiếu tá Nguyễn Khánh Phương cho biết, ngày 2/7, ông Trần Tấn Phong đã lên Công an huyện Dầu Tiếng giao nộp băng ghi âm và đề nghị cơ quan công an làm rõ hành vi vu khống mình.

Với những chứng cứ tài liệu có liên quan đến vụ án, việc thẩm định giả thật là thẩm quyền của cơ quan giám định. Căn cứ vào đâu, vào ai, bài báo lại cho rằng băng ghi âm này được cho là giả?. Hay là báo và ông Phong đứng trên pháp luật?.

Quy chụp đồng nghiệp nặng nề một cách hồ đồ

Theo pháp luật hình sự, định tội danh là việc xác định một hành vi cụ thể đã thực hiện thoả mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm một tội đã được quy định trong Bộ luật Hình sự. Việc định tội và kết tội là thẩm quyền của tòa án, báo chí không được quyền này, nếu có làm cũng dễ có nguy cơ phạm tội vu khống người khác.

Thể hiện nơi giam giữ công nhân, VnExpress đưa ảnh này với chú thích: “Công nhân xưởng gỗ phải ăn ở trong khu vực luôn bị khoá trái cửa và luôn có 8 camera theo dõi mọi động tĩnh”. Bài báo bênh vực ông Phong đưa ảnh này với chú thích: “Phóng viên cùng lãnh đạo công an xã đang thực địa căn nhà được các báo cho biết có tầng hầm và ba tầng lầu”. Thể hiện nơi giam giữ công nhân, Vnexpress đưa ảnh này với chú thích: “Công nhân xưởng gỗ phải ăn ở trong khu vực luôn bị khoá trái cửa và luôn có 8 camera theo dõi mọi động tĩnh”.  Bài báo bênh vực ông Phong đưa ảnh  này với chú thích: “Phóng viên cùng lãnh đạo công an xã đang thực địa căn nhà được các báo cho biết có tầng hầm và ba tầng lầu”.
Thể hiện nơi giam giữ công nhân, VnExpress đưa ảnh này với chú thích: “Công nhân xưởng gỗ phải ăn ở trong khu vực luôn bị khoá trái cửa và luôn có 8 camera theo dõi mọi động tĩnh”. Bài báo bênh vực ông Phong đưa ảnh này với chú thích: “Phóng viên cùng lãnh đạo công an xã đang thực địa căn nhà được các báo cho biết có tầng hầm và ba tầng lầu”.

Thật sự các bài báo vừa qua cũng không ai kết tội cho “ông chủ quyền thế” như Phong. Rất tiếc bài báo “Sự thật “địa ngục trần gian” tại Bình Dương” trên tờ báo chuyên ngành pháp luật này lại quá nhiệt tình bênh vực ông chủ Phong và quy chụp đồng nghiệp thật nặng nề là:

“Tuy nhiên, hàng loạt tờ báo đã “điều tra” độc lập và gán ghép đủ tội danh cho ông Phong: 10 năm làm ăn bất chính; địa ngục trần gian; lao động bị bạc đãi; vùng vẫy chết trước mặt ông chủ; bắt tay với môi giới lao động khét tiếng Sài Gòn - Chợ Lớn đưa lao động về đây bóc lột vô cùng thậm tệ; bị nhốt, đánh đập như súc vật, đánh đập như nô lệ thời Trung cổ, bỏ đói hết sức dã man; đối xử như nô lệ; xác chết cổ lủng lẳng, chết đuối vì bị truy đuổi hay bị đẩy xuống nước…”.

Những từ ngữ đã nêu chỉ là những hành vi được mô tả. Những hành vi này có thể đúng, có thể chưa chính xác, nhưng đó hoàn toàn không phải là tội danh. Sự quy chụp đối với đồng nghiệp này cần thiết phải có lời xin lỗi.

Việc cơ quan điều tra khởi tố, bắt giam Trần Tấn Phong về hành vi giam giử người trái pháp luật mới chỉ là câu trả lời bước đầu cho bài báo “Sự thật “địa ngục trần gian” tại Bình Dương”. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về những sự thật khác phía sau bài báo này trong số báo tới.

Theo Xa lộ pháp luật

(Còn tiếp)

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?