Nỗi thống khổ của gia đình một công an bị bại liệt

9 năm nay, anh Công an Vũ Công Bằng (36 tuổi - trú thôn 10, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, Thanh Hoá) nằm mê man bất tỉnh trên giường sau vụ tai nạn giao thông. Bệnh của anh ngày một nặng, người cha ngoài 60 tuổi phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để chữa bệnh cho con.

9 năm nay, anh Công an Vũ Công Bằng (36 tuổi - trú thôn 10, xã Tượng Văn, huyện Nông Cống, Thanh Hoá) nằm mê man bất tỉnh trên giường sau vụ tai nạn giao thông. Bệnh của anh ngày một nặng, người cha ngoài 60 tuổi phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để chữa bệnh cho con.

Sinh ra trong một gia đình có 3 anh em, là anh cả nên anh Vũ Công Bằng luôn ý thức được mình phải làm gì để giúp đỡ bố mẹ, là tấm gương để các em noi theo. Vì vậy, suốt 12 năm học, anh Bằng luôn đạt học sinh giỏi, và nhiều danh hiệu học sinh giỏi cấp trường, huyện.

Từ nhỏ anh Bằng luôn được bố là ông Vũ Công Lương, vốn là một quân nhân, dạy rất nghiêm. Bằng nuôi ước mơ trở thành người cảnh sát, được khoác bộ quân phục, cầm súng để bắt tội phạm, trừ hại cho dân, bảo vệ an ninh...

Khó khăn lắm vợ chồng ông Lương mới cho anh Bằng uống được ngụm nước, ăn được thìa cháo.
Khó khăn lắm vợ chồng ông Lương mới cho anh Bằng uống được ngụm nước, ăn được thìa cháo.

Tốt nghiệp xong lớp 12, Bằng nộp hồ sơ thi vào trường Trung học cảnh sát nhân dân II – TPHCM và đỗ điểm cao

Trong suốt thời gian học ở trường, Bằng luôn là sinh viên giỏi, được thầy cô và bạn bè quý mến. Tốt nghiệp, Bằng được mời về công tác tại Trại giam An Phước – Cục V26 – Bộ Công an. Tưởng rồi cuộc sống sẽ mỉm cười với chàng trai trẻ đầy nghị lực này, oái oăm thay, công tác chưa được bao lâu thì Trung uý Vũ Công Bằng gặp tai nạn giao thông vào ngày 4/1/2004.

Bà Nguyễn Thị Linh – mẹ anh Bằng cho biết: “Nó được cơ quan cho nghỉ phép đi thăm bà con bằng xe máy, đến một trạm xăng chiếc xe máy đi trước đột ngột băng nhanh qua đường mà không xin nhan, Bằng không tránh kịp. Chiếc xe trên đã trông thẳng vào xe của Bằng. Nó bị chấn thương sọ não rất nặng, phải phẫu thuật ở bệnh viện Chợ Rẫy”.

Thấy gia cảnh của người gây ra tai nạn cho con trai mình cũng khốn khổ, gia đình ông Lương không nỡ yêu cầu họ bồi thường.

9 năm trôi qua, gia đình vẫn còn giữ lá thư anh Bằng gửi trước khi bị tai nạn: “Con ở trong này vẫn khoẻ, công tác như cũ, đã kết nạp Đảng hồi tháng 10. Còn về chuyện riêng tư, con đã có bạn gái tên Hường… Tết này con không về được, đành hẹn gia đình vào dịp khác”.

Đọc lá thư cứ như Bằng viết mới hôm qua. Cụ Vũ Công Lợi, ông nội của Bằng nghẹn ngào: “Mong sao tôi có thể gánh đỡ bớt đi nổi đau mà cháu đang chịu đựng. Tôi già rồi, chết cũng được chứ cháu nó tội lắm. Vợ con thì chẳng có, ba mẹ nó cũng đã ngoài lục tuần, nay đau mai ốm, nuôi nó đã đành lại còn nuôi thêm thân già tôi nữa”.

Thời gian điều trị 8 tháng tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện 30/4, Bộ Công an, bệnh của Bằng vẫn không thuyên giảm. Cũng từ đây, anh Bằng vĩnh viễn bị liệt. Sờ vào phần đầu bên trái của anh, lấy ngón tay ấn nhẹ cũng đã lún sâu, chỉ là một khối thịt.

Ngày cũng như đêm, anh Bằng nằm mê man bất tỉnh. Bên cạnh anh luôn có cha mẹ và người thân chăm sóc. Mỗi khi cho anh Bằng ăn, bà Linh phải cố gắng hết sức mới banh được miệng con ra được đút từng miếng cháo, cha thì xoa bóp khắp người với ý nghĩ con sẽ bớt đau và dễ ăn hơn. Đêm ngủ, mẹ nằm trong, cha nằm ngoài, bao bọc che chở cho đứa con xấu số.

Thời gian đi bệnh viện tốn hơn 100 triệu đồng, rồi điều trị tại nhà đã làm cho kinh tế của gia đình ông Lương cạn kiện. Hằng tháng, anh nhận được tiền hỗ trợ người tàn tật là 360.000 đồng. Số tiền lương hưu của ông Lương phải chi tiêu một cách tằn tiệm lắm mới nuôi sống gia đình.

Ông Lương sụt sùi cho biết: “Thời hạn nuôi ghép phần xương sọ của cháu đã hết hạn nên bệnh viện và gia đình đã hủy không nuôi nữa. Sau này cháu có khỏe lại thì cũng ghép bằng xương sọ nhân tạo thôi. Nếu có ngày đó, thì gia đình tôi cũng không biết đào đâu ra tiền để làm phẫu thuật cho con”.

Vợ chồng ông Lương đều bị hành hạ bởi bệnh tim, thường xuyên phải đi điều trị tại bệnh viện, bây giờ cả nhà chỉ trông chờ vào vài ba sào ruộng, và đồng lương hưu ít ỏi của ông.

Ông Lương trăn trở: “Bây giờ hai vợ chồng tôi đang còn chút sức khỏe, mai này già yếu, bệnh tim của hai vợ chồng ngày một nặng. Không biết sau này ai sẽ thay chúng tôi chăm sóc cháu nữa”.

Nuôi con bệnh tật, gánh nặng cơm áo ngày càng đè nặng vai đôi vợ chồng già. Mọi sự giúp đỡ cho anh Bằng và gia đình, xin gửi về địa chỉ trên.

Thạch Thành

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?