Một Lâm trường "bảo vệ" rừng theo cách hại người dân

Hàng ngàn người dân nơm nớp lo sợ khi một lâm trường dùng thuốc diệt cỏ với số lượng lớn phun xử lý thực bì để trồng rừng có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt và việc quản lý, khai thác rừng tại lâm trường này cũng bộc lộ nhiều vấn đề thiếu hợp lý.

Hàng ngàn người dân nơm nớp lo sợ khi một lâm trường dùng thuốc diệt cỏ với số lượng lớn phun xử lý thực bì để trồng rừng có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt và việc quản lý, khai thác rừng tại lâm trường này cũng bộc lộ nhiều vấn đề thiếu hợp lý.

Thời gian vừa qua, người dân xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) bức xúc về cách quản lý, bảo vệ và khai thác rừng của Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch, thuộc Cty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của 6.000 người dân xã này.

Khi dân phát giác việc lâm trường dùng thuốc diệt cỏ để phun xử lý thực bì, đã yêu cầu ông Nguyễn Xuân Lương – Phó Giám đốc Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch ngồi tại hiện trường và chụp lại hình ảnh làm bằng chứng quả tang. (Ảnh do người dân cung cấp)
Khi người dân phát giác việc lâm trường dùng thuốc diệt cỏ để phun xử lý thực bì, đã yêu cầu ông Nguyễn Xuân Lương – Phó Giám đốc Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch ngồi tại hiện trường và chụp lại hình ảnh làm bằng chứng quả tang. Ảnh do người dân cung cấp.

“Đầu độc” người dân bằng thuốc diệt cỏ?

Theo ông Nguyễn Xuân Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, từ giữa tháng 7/2013, người dân xã này đồng loạt kiến nghị lên chính quyền xã về việc phát rừng, xử lý thực bì tại khu vực Ngầm Hiền (thuộc khoảnh 2 và 5, tiểu khu 237) của lâm trường này.

Sau khi cùng lực lượng kiểm lâm kiểm tra thì có kết luận đây là nơi rừng có độ dốc lớn (từ 15 – 20 độ), gần khe suối, có nguy cơ gây sạt lở phía hạ nguồn, ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực, UBND xã Xuân Trạch đã lập biên bản, yêu cầu lâm trường dừng việc phát rừng. Nhưng Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch vẫn tiếp tục phát thêm khoảng 15ha tại những vị trí có độ dốc gần 50o dẫn đến gần 60 người dân thuộc khu vực Khe Gát bức xúc nên có hành vi xâm phát rừng thuộc khu vực đất của lâm trường.

Một cán bộ xã Xuân Trạch cho hay, mục đích của họ không phải nhằm vào việc lấn chiếm đất lâm trường, mà vì kiến nghị mãi rồi chẳng thấy cơ quan chức năng nào giải quyết nên chọn cách tạo ra “sự kiện” này để gây áp lực buộc lâm trường dừng việc phát rừng, các cơ quan chức năng thấy người dân lấn chiếm rừng sẽ vào cuộc và lộ ra những việc làm sai trái của lâm trường. Sự việc này diễn ra trong hai ngày 22 - 23/8 và đại diện chính quyền địa phương đã có mặt để vận động bà con giải tán. Ngày 23/8, UBND xã Xuân Trạch tiến hành làm việc với lâm trường và yêu cầu dừng việc phát rừng.

Nhưng lâm trường vẫn cứ coi như không, đỉnh điểm là ngày 24/8, một số người dân bắt quả tang lâm trường đang sử dụng thuốc diệt cỏ để phun xử lý thực bì tại khu vực rừng đầu nguồn nước ngầm khe Đá Bàn và khe Bụi Ná.

Họ yêu cầu ông Nguyễn Xuân Lương – Phó Giám đốc Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch đến hiện trường nơi phun thuốc diệt cỏ và các vỏ chai để chụp ảnh hiện trường làm bằng chứng, lập biên bản ghi nhận sự việc có cả chính quyền địa phương. Người dân đã nhặt được 81 vỏ chai thuốc diệt cỏ vứt lăn lóc ở khắp nơi, UBND xã Xuân Trạch đã lập biên bản, đồng thời mời ông Lương về trụ sở UBND xã để làm việc và Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch đã thừa nhận hành vi sai trái của mình.

Theo kết luận của UBND xã Xuân Trạch, việc phun thuốc diệt cỏ vào rừng đầu nguồn nước ngầm, nước sinh hoạt của bà con xã Xuân Trạch là trái quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Phó Chủ tịch Thanh mong muốn: “Đề nghị các cơ quan chức năng điều tra, giám sát vụ việc thật rốt ráo và xử lý nghiêm nếu có sai phạm, chứ nếu để người dân bức xúc, sẽ rất dễ gây ảnh hưởng xấu đến việc sản xuất của lâm trường”.

Hiện trường đợt phát rừng với danh nghĩa là lấy đất trồng rừng mới nhằm khai thác những cây gỗ lớn tại khu vực rừng đầu nguồn khe Sến vào năm 2012
Hiện trường đợt phát rừng với danh nghĩa là lấy đất trồng rừng mới nhằm khai thác những cây gỗ lớn tại khu vực rừng đầu nguồn khe Sến vào năm 2012.

Cần xem lại cách quản lý, khai thác rừng

Tiếp xúc với người dân tại Xuân Trạch, chúng tôi ghi nhận được hầu hết bà con đều bức xúc cho rằng với danh nghĩa phát rừng, xử lý thực bì để trồng keo tràm, Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch đã chặt phá những cánh rừng tự nhiên với đường kính cây gỗ có khi lên đến cả mét, với hàng trăm năm tuổi thọ. Sau khi chặt phá xong, số gỗ lớn được đem bán, rồi sau đó mới đốt cành ngọn nhỏ, lá gọi là xử lý thực bì để trồng mới cây keo.

Một người dân bức xúc: “Mỗi khi phát rừng xong, họ (lâm trường – NV) bán gỗ to, đẹp ra ngoài, xe tải chở gỗ cứ ầm ầm trên đường nhưng chẳng thấy lực lượng chức năng nào bắt giữ cả. Nhưng nếu người dân chúng tôi vào đó mà chặt một khúc gỗ để về làm cái kèo cất nhà thôi thì chưa ra khỏi rừng đã bị bắt rồi”.

Theo ông Nguyễn Xuân Thanh, xã Xuân Trạch có đến gần 6.000 người dân nhưng hiện đất nông nghiệp chỉ vẻn vẹn 600 ha cùng với 2.000 ha đất rừng được giao quản lý. Ở địa bàn này, việc đủ nước ăn uống, sinh hoạt còn khó, mơ chi đến việc có đầy đủ nước thủy lợi quanh năm để sản xuất. Việc sản xuất nông nghiệp của bà con hiện tại cực kỳ khó khăn.

Cán bộ tư pháp Đào Hữu Lâm cũng chia sẻ: “Các điều kiện sống quá khắc nghiệt, diện tích đất sản xuất lại hạn hẹp nên cuộc sống của người dân xã này gặp rất nhiều khó khăn. Điều này cũng dễ lý giải cho tình trạng người dân dẫu biết là phạm pháp vẫn đánh liều vào rừng khai thác gỗ để kiếm sống. Nguyện vọng của dân bây giờ là được giao đất rừng để bảo vệ, để sản xuất, hoặc chí ít cũng mong lâm trường tạo điều kiện cho họ có công ăn việc làm”.

“Nghe nói tỉnh đang lập dự án triển khai xây dựng công trình thủy lợi tại khe Sến (nằm trên khu vực rừng của lâm trường này và thượng nguồn nước chảy về Xuân Trạch - PV), nhưng với kiểu phát rừng như thế của lâm trường, hỏi liệu vài năm tới, nước đầu nguồn có còn nữa không để xây dựng?” – ông Đào Hữu Lâm, cán bộ tư pháp xã Xuân Trạch nghi vấn.  

Nguyên Phong

Tin cùng chuyên mục

[Truyện ngắn] Tim Rắn

[Truyện ngắn] Tim Rắn

(PLVN) - Lục theo bạn đến làng rắn cách nhà gần hai mươi cây số chén đặc sản. Đến quán, hả hê chọn rắn và xem đám nhân viên biểu diễn các tiết mục chế biến. Nhìn những con rắn oằn oại trong tay những tay thợ thịt chuyên nghiệp, chờ đợi chút ít trong háo hức là ngồi vào bàn....

Đọc thêm

Hệ thống phạt nguội trên QL1A bị khiếu nại phạt oan: “Phép vua” trong luật chẳng lẽ thua “lệ làng” CSGT?

Chuyên gia Bùi Danh Liên: “Việc mỗi đơn vị “đẻ” ra “luật” riêng như ví dụ nêu trên là gây khó cho dân, làm hại cho công cuộc đổi mới hành chính của đất nước”
(PLO) - Trao đổi với nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giao thông, PLVN ghi nhận hầu hết các chuyên gia đều biết thực trạng “vênh” kết quả giữa kết quả “phạt nguội” vi phạm tốc độ với kết quả do thiết bị giám sát hành trình (GSHT) ghi nhận. Vấn đề nằm ở chỗ dù đang trong thời gian thử nghiệm, những mâu thuẫn phát sinh lại chưa được xử lý rốt ráo, chưa có lời giải cuối cùng, tiềm ẩn nguy cơ gây ra những tiền lệ xấu, đẩy thiệt thòi cho dân.

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?

Người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động, xử lý thế nào?
(PLO) - Hiện nay, không ít người sử dụng lao động (NSDLĐ) nợ tiền bảo hiểm xã hội (BHXH), không đóng cho các cơ quan bảo hiểm, làm nguời lao động (NLĐ) có nguy cơ không được hưởng những khoản trợ cấp này, ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của họ. Như vậy, nếu NSDLĐ không đóng BHXH bắt buộc cho NLĐ thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Chung sống tối thiểu bao lâu thì mới được xin ly hôn?

Ảnh minh họa
(PLO) - “Vì trót dính “bẫy bầu” của cô ấy nên tôi buộc phải cưới cô ấy về làm vợ. Tính đến nay, chúng tôi mới chung sống với nhau được 10 tháng nhưng con của chúng tôi cũng đã 4 tháng tuổi. Quá trình chung sống, tôi đã xác định phải cố chấp nhận vì đứa con nhưng càng ngày mâu thuẫn giữa tôi và cô ấy càng trầm trọng, khó có thể dung hòa. Nay tôi muốn được ly hôn nhưng lại băn khoăn vì thời gian chúng tôi chung sống chưa lâu không biết tòa có giải quyết cho ly hôn?”, anh Vũ Đình Minh (34 tuổi ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) hỏi.  

Sớm gỡ vướng mắc trong giải quyết nuôi con nuôi

Ảnh minh họa
(PLO) - Qua 6 năm triển khai Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy các thủ tục hành chính về việc nuôi con nuôi hiện nay cơ bản là phù hợp với nhu cầu thực tế. Tuy nhiên, một số địa phương cũng phản ánh những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ để có thể tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giải quyết việc nuôi con nuôi.

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?

Bản chính kết hôn không phù hợp với giấy tờ khác, xử lý thế nào?
(PLO) - Nghị định 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch (hết hiệu lực 01/01/2016) có quy định về  điều chỉnh hộ tịch được áp dụng trong trường hợp điều chỉnh nội dung trong các giấy tờ, sổ hộ tịch mà không phải là Sổ đăng ký khai sinh và bản chính giấy khai sinh...

Làm thế nào để đơn phương ly hôn chồng ngoại quốc?

Hình minh họa
(PLO) -Bạn Nguyễn Bùi Trang (Hà Tĩnh) hỏi: Em muốn ly hôn chồng người Malaysia, nhưng ông xã không đồng ý. Trước đây em và chồng đăng ký kết hôn tại Singapore. Hiện em đã về Việt Nam sống một mình được 1 năm rồi. Em muốn ly hôn gấp, cần phải làm sao?.

Hồ sơ đăng ký tàu biển Việt Nam

Giấy chứng nhận đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam chỉ được cấp một bản chính cho đối tượng được cấp là chủ tàu có tàu biển được đăng ký.
(PLO) - Ông Bùi Văn Bá (Kiên Giang) hỏi: Hồ sơ đăng ký có thời hạn tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì? Cách thức và nơi nộp hồ sơ, trình tự nhận và xử lý hồ sơ như thế nào?

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng qua lại cửa khẩu biên giới

Thẩm quyền tiếp tục hạn chế, tạm dùng  qua lại cửa khẩu biên giới
(PLO) - Ông Hà Quang Hanh (Ninh Bình) hỏi: Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thiên tai, phòng chống dịch bệnh hoặc lý do đặc biệt khác, cơ quan nào có thẩm quyền tiếp tục hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu biên giới? Thời gian gia hạn là bao lâu?