Nhiều lưu ý quan trọng để chuẩn bị cho học sinh tiểu học đi học trở lại từ ngày 11/5

Nhiều lưu ý khi học sinh tiểu học tại TP HCM đi học trở lại từ ngày 11/5.
Nhiều lưu ý khi học sinh tiểu học tại TP HCM đi học trở lại từ ngày 11/5.
(PLVN) - Trong lớp học, tất cả học sinh phải được bố trí hướng về phía bảng và bục giảng, không quay mặt vào nhau, không tổ chức thảo luận và học theo nhóm...

Theo văn bản vừa gửi trưởng phòng GD&ĐT 24 quận - huyện, Sở GD&ĐT TP HCM đã có một số lưu ý, hướng dẫn công tác tổ chức và đảm bảo an toàn, chuẩn bị đón học sinh tiểu học đi học trở lại từ ngày 11/5.

Theo đó, khi trường học hoạt động trở lại, các đơn vị không để phụ huynh, người không có nhiệm vụ vào trong trường. Tất cả học sinh sẽ được bố trí người đón và giao nhận tại cổng trường.

Các trường cần đảm bảo không tập trung học sinh toàn trường vào cùng thời điểm ở các khu vực công cộng như cổng trường, sân trường, khu rửa tay... Tất cả hoạt động giáo dục đều tổ chức trong phạm vi lớp học, không tổ chức các hoạt động tập thể tập trung đông học sinh ở sân trường như: chào cờ, sinh hoạt, xếp hàng dưới sân...

Giờ ra chơi của học sinh chỉ được bố trí tối đa 20 phút, gồm các hoạt động nghỉ ngơi và đi vệ sinh, đảm bảo bố trí lệch ca, lệch giờ giữa các khối lớp. 

Trong lớp học, tất cả học sinh phải được bố trí hướng về phía bảng và bục giảng, không quay mặt vào nhau, không tổ chức thảo luận và học theo nhóm, đảm bảo khoảng cách phù hợp theo quy định, hạn chế việc di chuyển của học sinh trong lớp học.  

Trường học có nhiệm vụ thường xuyên theo dõi và nhắc nhở học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên nhà trường đảm bảo giãn cách, đeo khẩu trang đúng cách, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng (trước khi vào lớp, sau khi ra chơi và đi vệ sinh...), không dùng chung các đồ dùng cá nhân và kịp thời báo cáo lãnh đạo nhà trường nếu phát hiện có học sinh, giáo viên, cán bộ, nhân viên có biểu hiện không bình thường về sức khỏe để có biện pháp xử lý. 

Chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020 của học sinh tiểu học sẽ được hoàn thành trước ngày 11/7/2020 với 10 tuần thực học. Trong đó, trường học dành 2 tuần đầu để hướng dẫn học sinh kỹ năng phòng, chống dịch bệnh, ôn tập các nội dung đã học trực tuyến và phụ đạo học sinh chưa tham gia học trực tuyến. Trong tuần lễ thứ ba, các trường củng cố, kiểm tra, đánh giá kết quả học trực tuyến, riêng học sinh hai khối 4 và 5 sẽ thực hiện kiểm tra giữa học kỳ 2.

Thời gian tổng kết và kết thúc năm học sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 15/7. Hiệu trưởng các trường tiểu học được chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của mỗi học sinh. 

Để đảm bảo kết thúc năm học trước ngày 15/7, Sở GD&ĐT TP lưu ý các trường kết hợp dạy học trực tiếp và trực tuyến, tăng cường giao nhiệm vụ thực hành, luyện tập cho học sinh tại nhà.

Trường học ưu tiên bố trí thời khóa biểu cho các môn học trong chương trình chính khóa, riêng các môn tiếng Anh và tin học sẽ được bố trí thời khóa biểu theo thỏa thuận với cha mẹ học sinh và điều kiện dạy học thực tế tại đơn vị.

Tin cùng chuyên mục

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Đọc thêm

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.

Mẫu phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10 ở Hà Nội

Ảnh minh họa

(PLVN) - Ngày 19/4 là hạn để học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội nộp phiếu đăng ký dự tuyển vào lớp 10. Điền phiếu đăng ký dự tuyển là một bước quan trọng đối với các thí sinh chuẩn bị tham gia kỳ thi quan trọng này.

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển con người

Ảnh minh họa
(PLVN) - Giáo dục mầm non (GDMN) có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển con người Việt Nam. Đó là khẳng định của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đổi mới GD&ĐT, khi chủ trì phiên họp của Ủy ban về đổi mới phát triển GDMN đến 2030, tầm nhìn 2045, được tổ chức mới đây.