Nguy hiểm rình rập dân nghèo rà…phế liệu

Một miếng ăn mà phải đánh đổi bao mồ hôi công sức, có lúc cả tính mạng thì quả là khó nuốt. Nhưng những người làm nghề rà phế liệu vẫn bất chấp nguy hiểm, đánh cược sinh mạng mình để nuôi sống bản thân và gia đình. Với họ, còn có niềm hy vọng được thắp lên mỗi ngày: biết đâu bữa nay “trúng” ổ kim loại ngon!

Một miếng ăn mà phải đánh đổi bao mồ hôi công sức, có lúc cả tính mạng thì quả là khó nuốt. Nhưng những người làm nghề rà phế liệu vẫn bất chấp nguy hiểm, đánh cược sinh mạng mình để nuôi sống bản thân và gia đình. Với họ, còn có niềm hy vọng được thắp lên mỗi ngày: biết đâu bữa nay “trúng” ổ kim loại ngon!

timkiem
Đang đào sắt khi máy rà phát hiện và kêu inh ỏi…

Dưới cái nắng hực trời của một ngày hè tháng 6/2011, phóng viên PLVN Online đã theo chân anh Nguyễn Văn Hiền (40 tuổi, trú tại thôn 5, xã Tam Ngọc, TP.Tam Kỳ, Quảng Nam) mưu sinh bằng nghề rà sắt.

Anh Hiền đã chuẩn bị đồ nghề xong xuôi: chiếc máy rà kim loại, cái cuốc Mỹ, chai nước và cà mèn cơm… tất cả treo, chằng, buộc trên chiếc xe máy cà tàng. Đáng giá nhất có lẽ là cái máy rà sắt. Nó không nặng, cũng không cồng kềnh lắm.

Trên thị trường, máy rà sắt giá khoảng 2,8 - 3 triệu đồng một chiếc loại dùng với bình ắc quy, có thể “đi trường” được cả tuần. Còn máy dùng bằng pin tuy rẻ hơn (chỉ 300.000 đồng/cái) nhưng không tiện bằng vì nhanh hao pin. Tùy điều kiện mà sắm máy, nhưng dân theo nghề này không ai thiếu được vật thiết thân ấy…

Mỗi ngày, một hy vọng

Quàng thêm cái túi chế từ bao xi măng sau lưng, anh Hiền và các “đồng nghiệp” bắt đầu cuộc kiếm cơm thường nhật. Hôm nay, địa bàn rà kim loại của nhóm anh thuộc xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, Quảng Nam.

Anh Hiền kể: “Bình thường nhóm chúng tôi có 15 anh em ở cùng xóm đi chung, nhưng hôm nay mấy anh bạn bất ngờ bỏ đi ra cánh phía ngoài (Quán Gò, huyện Thăng Bình - PV) hết làm, chỉ còn lại 10 người này đi theo tôi. Cái nghề này, phải đi đến những nơi xa thì mới còn nhiều đồ…”.

Nhóm này từng có những chuyến xa, lên rừng lên núi, gói gạo mang nồi theo, nấu ăn ở lại cả tuần mới về một lần. “Làm cái việc rà sắt này cực khổ lắm! Nhưng không làm lấy gì mà ăn? Không nghề, không nghiệp, phải tìm một cách gì đó ngày kiếm vài chục để mua gạo, mua cá cho chúng nhỏ ăn, nên cứ thế mà đeo mãi thôi…”, anh Hiền nói.

Đã đến đầu thôn 6, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, đoàn người dựng xe, bày cơm ra ăn lót dạ. Uống vội ngụm nước, tất cả quày quả tiến vào khu vực rà sắt. Anh Phan Văn Tự (42 tuổi, cùng xóm với anh Hiền) vừa lắp cái máy rà và cục pin vào, rà được 50m thì bất ngờ đã thấy phát tiếng kêu inh ỏi. “Có rồi”, anh Tự thỏ thẻ, xác định vị trí rồi lấy dụng cụ. Vừa cuốc vừa đào, chừng hơn 20cm thì lưỡi cuốc gặp một chiếc thùng sắt. Nó đã mục gỉ, đất đá bám đầy, nhẹ hều. Hơi thất vọng nhưng anh Tự cũng bỏ ngay vào túi đeo sau lưng, tiếp tục cuộc hành trình.

Sau khoảng ba giờ đồng hồ, đến lúc mệt và khát nước, các anh “nhá” máy điện thoại cho nhau tập trung lại một gốc thông để phân loại ra những thứ mới vừa đào được.

timkiem1
 Thành quả đào được sau ba tiếng đồng hồ...rà.

Tôi ngồi cạnh anh Nguyễn Văn Tiền (45 tuổi), cùng anh xem đống đồ “thu hoạch” được. Không nhiều lắm, một nhúm dây đồng, những ống sắt đã gỉ, mảnh nhôm bể từ cái nồi, thậm chí có cả một miếng kim loại mỏng dính… Tất cả được anh Tiền gạt bỏ đất đá bám vào, tách phần kim loại bỏ vào bao cột lên yên xe.

Cả một ngày dưới nắng, tới chiều, đống kim loại chừng khoảng vài chục ký, các anh lên xe trở về lại Tam Kỳ, cùng mang tới vựa ve chai gần đó cân bán lấy tiền.

Theo thời giá, sắt vụn hiện bán được khoảng 5.000đ/kg. “Mỗi ngày mình đều có cái để hy vọng “trúng độc đắc”. Có người quanh đây đã từng trúng vàng và vật quý hiếm...”, các anh kể với tôi. Được biết, dù không “trúng” thì họ cũng cố gắng kiếm chừng 40.000 - 50.000 đồng, cái gọi là đủ nuôi con qua ngày…

“Miếng ăn đổi mạng”

Vừa ngồi trò chuyện, tôi quan sát thấy lòng bàn chân, bàn tay của các anh trắng toát, lớp da bị “quét” thành những rãnh sâu hoắm chạy dài. Ở đây, cứ 10 người thì hết 10 đều bị bệnh về da, chân tay, có lúc đến mắt cũng hỏng… nguyên nhân là do đào phải mìn.

Anh Hiền kể cho tôi nghe về con mắt bị hư của anh Tự. Cách đây vài năm, trong một dịp hè, anh Tự đi cùng nhóm, nhưng đến địa điểm thì chia nhau ra đi rà. Khoảng một giờ sau, chưa kịp “hội quân” để khoe nhau thành quả thu về thì nghe một tiếng nổ to. Mọi người lại thì thấy Tự đã nằm ra đất, mặt đầy máu nên vội đưa đi cấp cứu. Cứu được mạng nhưng anh mất con mắt phải từ đó.

9999
Trở về nhà...

Không đến mức sát thương như thế nhưng là thứ ngày nào cũng gặp với người làm nghề rà sắt là việc dẫm phải kim chích, mảnh chai, vật nhọn... “Đụng” kim hoài, hoặc xây xát nhẹ ngoài da là chuyện cơm bữa. “Nhưng nhiều lúc gặp phải kim của tụi “chích chát” thì chết rồi”, anh Hiền nói.

Anh Hiền kể, cũng một lần “trúng” đạn hú hồn. Nghe máy reo, anh cuốc thì đụng một vật cứng, lấy búa gõ nghe côm cốp, moi lên mới biết đó là đầu đạn. Cũng may, nó bị ngâm lâu dưới lòng đất và ngấm nước lâu nên không còn khả năng phát nổ.

“Mang qua tiệm ve chai cân được 10kg, bán được 42.000 đồng. Vừa mua, bà chủ ve chai vừa chửi: “Đồ ngu”, bà bảo: “Nó còn cái hột nổ đó nghen. Mày đập lơ mơ trúng chỗ nó nổ banh xác và chết có ngày”. Hú vía, nhưng dưới đất biết cục nào là đạn bom…”, anh Hiền thuật.

Mới đây nhất, có anh Nguyễn Văn Tí (35 tuổi, trú thôn Vinh Nam, xã Bình Trị, huyện Thăng Bình) đang hành nghề rà phế liệu tại địa phương, trong lúc đào tìm phế liệu thì một quả mìn phát nổ. Hậu quả bàn tay trái bị đứt gần lìa khỏi tay, toàn thân xây xát, người nhà đưa vào Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam để điều trị. Tốn kém, hại sức khỏe, mà nay mai ra viện chắc cũng vẫn phải bám lấy nghề này...

Đâu đó, dưới lớp đất kia, những cơ hội của họ vẫn đang khuất chìm, cùng nỗi bấp bênh của cuộc mưu sinh cơ cực…

Bài và ảnh: Minh Kiệt

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương và đoàn công tác làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh. Ảnh: PV

Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh làm việc với Tỉnh ủy Hà Tĩnh

(PLVN) - Sáng 16/4, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh về tổng kết 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025; kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công tác triển khai thực hiện Quy định số 11-QĐ/TW của Ban Bí thư về trường chính trị chuẩn.

Đọc thêm

Tổng kết 40 năm đổi mới: Đề xuất mục tiêu, định hướng giải pháp cho giai đoạn tới

Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Phiên họp. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) - Hôm qua (15/4), Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua ở Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai - Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp.

Sẵn sàng cho Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối nữ sĩ quan gìn giữ hòa bình hợp luyện. (Ảnh trong bài: Hà Khánh).
(PLVN) - Tính tới thời điểm hiện tại, các đơn vị, lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành, phục vụ và các hoạt động trong dịp tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) (7/5/1954 - 7/5/2024) đã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện chu đáo, tỉ mỉ, sát, đúng theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng (BQP). Công tác chuẩn bị đã hoàn tất.

Việt Nam nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt phát biểu tại Họp báo.
(PLVN) - Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2023, Việt Nam đã tiếp tục các nỗ lực xây dựng Nhà nước pháp quyền với 44 luật được thông qua, trong đó có nhiều văn bản luật quan trọng liên quan đến quyền con người, quyền công dân, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tương thích với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Ban Tuyên giáo Trung ương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Các đại biểu dâng hương tri ân công đức các Vua Hùng.
(PLVN) -  Ngày 15/4, Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Lại Xuân Môn, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương làm trưởng đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng nhớ các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Chủ tịch Quốc hội kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Trung Quốc: Tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy viên trưởng Triệu Lạc Tế đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân đại toàn quốc Trung Quốc. (Nguồn ảnh: quochoi.vn.
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam vừa kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Nhân đại toàn quốc Trung Quốc Triệu Lạc Tế từ ngày 7 - 12/4. Chuyến thăm thành công tốt đẹp, hoàn thành tất cả các mục tiêu, yêu cầu đề ra, tiếp tục là bước tiến mới trong quan hệ hai nước.

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại

Thủ tướng: Xây dựng lực lượng Cảnh sát cơ động trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, tiến thẳng lên hiện đại
(PLVN) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự.

Thủ tướng: Hòa Bình cần đặc biệt chú trọng đầu tư cho con người và hạ tầng chiến lược

Thủ tướng phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình - Ảnh: VGP
(PLVN) - Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình, Thủ tướng đánh giá tỉnh có 5 điểm hơn trong thời gian qua, chỉ rõ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, trong đó tỉnh phải hết sức chú trọng 2 nhiệm vụ gồm đầu tư, phát triển yếu tố con người, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và nhiệm vụ xây dựng hạ tầng chiến lược.

Thủ tướng kêu gọi “góp công, góp của” để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động Phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong cả nước (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp “ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít”, để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Kết nối phát triển kinh tế biển giữa các vùng, địa phương

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Ngày 12/4, Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tổ chức phiên họp trực tuyến với 28 địa phương có biển lần thứ nhất. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban Chỉ đạo Quốc gia chủ trì cuộc họp.

10 năm Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung: Mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc

Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng hai nước dự hội đàm chụp ảnh chung.
(PLVN) - Qua 10 năm với 8 lần tổ chức rất thành công, Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới (GLHNQP) Việt Nam - Trung Quốc đã trở thành mô hình hợp tác hiệu quả, đặc sắc; thể hiện quyết tâm chính trị của hai bên trong việc tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa Nhân dân, chính quyền địa phương và giữa Bộ Quốc phòng (BQP) hai nước, cùng nhau xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba

Tiếp tục củng cố quan hệ truyền thống tốt đẹp Việt Nam - Cuba
Nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Cuba, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thăm hữu nghị chính thức Cuba từ ngày 14-16/4. Ông Lê Quang Long, Đại sứ được bổ nhiệm tại Cộng hòa Cuba, nhận định chuyến thăm Cuba lần này của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang là sự tiếp nối các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao giữa hai nước, nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với Cuba.