Người nhiễm H chính thức được thụ hưởng chương trình 2.0

PGS. TS. Bùi Đức Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, từ tháng 6 tới, người nhiễm HIV sẽ chính thức được hưởng chương trình 2.0. 

PGS. TS. Bùi Đức Dương, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, từ tháng 6 tới, người nhiễm HIV sẽ chính thức được hưởng chương trình 2.0. Theo ông Dương, hiện, thế giới cũng như ở Việt Nam đang có sự thay đổi góc nhìn về HIV/AIDS dẫn đến thay đổi cả về phương pháp tuyên truyền và phòng chống dịch bệnh này. Đặc biệt, sau một loạt các nghiên cứu về các cặp dị nhiễm, người ta đã tiến hành điều trị (ĐT) cho đối tượng này; đồng thời tiến tới ĐT sớm cho những người nhiễm HIV và bạn tình của họ. 
TS Bùi Đức Dương
TS Bùi Đức Dương
* 2.0 là một chương trình mới, do vậy rất nhiều người dân còn chưa biết đến. Ông có thể nói rõ hơn về những ưu điểm vượt trội của chương trình?
- Điểm mới đầu tiên của chương trình chính là việc các bà mẹ mang thai; trẻ em nhiễm HIV và các bệnh nhân HIV dương tính mắc lao sẽ được ĐT theo công thức 3 trong 1 (có TDF, thuốc lao, HIV…). Nghĩa là các loại thuốc sẽ được dùng một cách đơn giản hóa, bệnh nhân không phải uống nhiều lần trong ngày như hiện nay.
Mặt khác, họ cũng được ĐT sớm hơn, trong lúc tải lượng vi rút còn thấp; giúp giảm nhiều lần số vi rút trong máu bệnh nhân, thậm chí trong thời gian 4-8 tuần hoặc 8-12 tuần, không còn khả năng lây nhiễm cho người khác. Quan trọng hơn cả, việc làm này góp phần làm tăng chất lượng sống cho người bệnh, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong đến mức thấp nhất cho họ. Đồng nghĩa với việc các bệnh liên quan đến HIV cũng không phát sinh, giúp bệnh nhân giảm được chi phí ĐT. Bởi vậy, bệnh nhân nên tiếp cận với chương trình này càng sớm càng tốt.
Tuy nhiên, trong thực tế, đại đa số bệnh nhân được ĐT khi CD4 chỉ còn dưới 100; CD4 dưới 200 cũng khá phổ biến. Vì vậy, khi mở rộng ĐT và nâng mức CD4 lên dưới 350 sẽ rất khó khăn trong việc theo dõi và ĐT cho người bệnh.
Một ưu điểm nữa của chương trình này là: Trong khi bệnh nhân đang có xu hướng tách rời hệ thống y tế (hồ sơ người nhiễm do Trung tâm y tế dự phòng các địa phương quản lý;  thuốc men, cơ sở vật chất… cũng do cơ quan này cấp phát…), trong khi cán bộ quản lý và ĐT vừa thiếu vừa yếu, việc triển khai chương trình sẽ vừa khắc phục được điều kiện nguồn lực hạn chế bằng cách lồng ghép vào hệ thống khám chữa bệnh nói chung. Đặc biệt là phân cấp xuống cơ sở; sử dụng hệ thống y tế xã, phường, thị trấn; tăng cường hơn khâu dự phòng (cung cấp thuốc, quản lý người nhiễm…).
Cụ thể, y tế xã có trách nhiệm quản lý bệnh nhân; y tế huyện thì vừa khám chữa bệnh vừa lồng ghép theo dõi, quản lý về mặt lâm sàng, nhất là hệ thống thông tin, báo cáo. Tóm lại, để làm tốt được chương  trình, tất cả hệ thống phải vào cuộc; phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các tuyến với nhau. Cùng với đó, nhà nước cũng phải thực hiện BHYT cho đối tượng này, đồng thời có chế độ đặc thù cho những người trực tiếp hoạt động trong những lĩnh vực độc hại (lao, HIV, tâm thần).
* Chương trình 2.0 đã được triển khai thí điểm tại 2 địa phương (Cần Thơ và Điện Biên) từ tháng 9/2011. Vậy kết quả bước đầu của chương như thế nào? Ông kỳ vọng như thế nào vào sự thành công của chương trình?
- Đúng là chúng ta đã khởi động chương trình từ tháng 9/2011. Tuy nhiên, đó mới là bước chuẩn bị cho việc thực hiện chương trình, trong đó có việc lập kế hoạch; phê duyệt mua sắm trang thiết bị… Cũng trong thời gian này, chúng tôi đã xây dựng được hướng dẫn thực hiện; hệ thống chẩn đoán và ĐT. Hầu hết các máy móc (bao gồm thuốc, test chẩn đoán nhanh, máy đếm CD4 cho kết quả ngay) đều rất hiện đại, đồng bộ và được đặt mua từ nước ngoài về. Đặc biệt khi mua máy đếm CD4 di động, chúng tôi đã tính đến việc nó phải sử dụng thuận tiện, dễ dàng và di chuyển được để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm của người dân vùng sâu, vùng xa. 
Tuy vậy, sớm nhất cũng phải đến tháng 6/2012 người dân mới được chính thức thụ hưởng chương trình này. Trong quá trình thực hiện, chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát, theo dõi để xem khả năng sử dụng của thuốc và các trang thiết bị như thế nào để có phương án bổ sung, thay đổi cho phù hợp. Bên cạnh đó, Ban chủ nhiệm chương trình cũng đang xúc tiến việc xây dựng Ban chăm sóc tại nhà và cộng đồng cho bệnh nhân, trên cơ sở các nhóm tự lực người nhiễm, những người cùng cảnh và các hội, đoàn thể địa phương như: Hội Phụ nữ, đoàn thanh niên, Hội nông dân…
Chúng tôi rất kỳ vọng vào thành công của chương trình, bởi Việt Nam đã từng có kinh nghiệm triển khai y tế cơ sở, thông qua hệ thống y tế quốc gia. Nếu chúng ta vận hành tốt hệ thống này, thường xuyên tiến hành đào tạo, tập huấn sẽ góp phần nâng cao kiến thức, hiểu biết về nhiều lĩnh vực hơn. Đặc biệt, với mục tiêu: Đưa HIV gần đến người dân hơn và đặc thù của bệnh AIDS là phải ĐT lâu dài, bằng nhiều cách chúng ta sẽ khiến người nhiễm HIV tự bộc lộ danh tính, từ đó góp phần giảm đi sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm.
Đoan Trang

Đọc thêm

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

Xử phạt một bác sĩ chẩn đoán sai bệnh

(PLVN) - Thanh tra Sở Y tế tỉnh Gia Lai mới ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Lê Văn Phán (SN 1961), bác sỹ Chuyên khoa I, đồng thời đình chỉ 2 tháng hoạt động của phòng khám chuyên khoa Ngoại (thuộc phòng khám đa khoa Tây Nguyên) vì chẩn đoán sai bệnh rồi chỉ định phẫu thuật dương vật của bệnh nhân. 

Cần nhiều giải pháp để phòng, chống bệnh dại

Giải cứu các chú chó và kêu gọi các nhà hàng thịt chó chuyển mô hình kinh doanh ở Thái Nguyên. (Ảnh: HSI )
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh dại. Đây là biện pháp kịp thời trong việc phòng, chống bệnh dại cũng như hành động quyết liệt hơn nữa nhằm chấm dứt nạn buôn bán và giết mổ chó, mèo để lấy thịt hàng năm trên toàn quốc.

1.000 người nghèo Yên Bái được khám, chữa bệnh miễn phí

1.000 người dân Yên Bái được thăm khám và cấp thuốc miễn phí. Ảnh: Vụ Sức khỏe Bà mẹ - trẻ em
(PLVN) - Trong 4 ngày vừa qua (20-23/3), Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em - Bộ Y tế và Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam tổ chức chương trình khám, chữa, sàng lọc bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 1000 người, hỗ trợ bệnh nhân nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn và tiến hành đào tạo chuyển giao kỹ thuật cấp cứu sản khoa cho Bệnh viện Sản nhi Yên Bái và Trung tâm Y tế huyện Yên Bình.