Trưng bày “Thắp lửa niềm tin”

Trưng bày “Thắp lửa niềm tin”
(PLVN) - Trưng bày “Thắp lửa niềm tin” diễn ra ngày 10/1- 29/2/2020 tại Di tích lịch sử Nhà tù Hỏa Lò, số 1 Hỏa Lò, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội. “Thắp lửa niềm tin” tập trung giới thiệu về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Đường lối chính trị đúng đắn của Đảng được thực tiễn cách mạng Việt Nam khẳng định.

Thiết thực kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2020), dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò tổ chức trưng bày: “Thắp lửa niềm tin”.

Tổ hợp trưng bày được lấy ý tưởng từ những hình ảnh gợi nhớ về chốn “địa ngục trần gian” với tường đá, dây kẽm gai, song sắt... In chìm phía sau là hình ảnh của các chiến sĩ cộng sản dù bị gông cùm, xiềng xích vẫn bất khuất, hiên ngang. Cách sắp xếp hình khối cùng hiệu ứng ánh sáng, không gian cuốn hút người xem.

Đặc biệt, hình ảnh các chiến sĩ cách mạng được nhấn sáng bằng màu sắc nổi bật trên nền rêu phong, thể hiện cho ý chí của những người con yêu nước Việt Nam bị giam nơi hầm tối vẫn một lòng vì dân, hướng Đảng.

Nhật ký Hòa Bình
Nhật ký Hòa Bình 

Tại buổi khai mạc trưng bày, quý vị đại biểu được gặp gỡ những nhân chứng lịch sử với những câu chuyện xúc động về niềm tự hào khi được là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam: Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, kết nạp Đảng năm 1942, được trao tặng Huy hiệu 75 tuổi Đảng năm 2017; Đồng chí Tạ Quốc Bảo, lão thành cách mạng kết nạp Đảng năm 1946, được trao tặng Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng năm 2016; Đồng chí Nguyễn Thế Nghĩa, người dùng máu nhuộm cờ và vẽ chân dung Bác Hồ tại Trại giam tù binh Phú Quốc; Đồng chí Nguyễn Tài Triệu, người được kết nạp Đảng tại Nhà tù Hố Nai (Biên Hòa) năm 1970; Cùng các nhân chứng lịch sử là đảng viên được kết nạp và sinh hoạt trong tổ chức Đảng được thành lập tại các Nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Phú Quốc...

Những bức ảnh tư liệu quý giá.
Những bức ảnh tư liệu quý giá. 

Lần đầu tiên, những kỷ vật gắn bó với các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và những đảng viên kiên trung của Đảng từng bị địch bắt giam cầm trong các nhà tù thực dân, đế quốc được giới thiệu đến đông đảo công chúng, như: “Máy đánh chữ” của đồng chí Nguyễn Văn Trân, Bí thư Thành ủy Hà Nội sử dụng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước; “Cặp” của đồng chí Đặng Việt Châu, Cố vấn cấp cao của Thường vụ Hội đồng Bộ trưởng sử dụng khi tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội, tháng 3/1982;

“Huy hiệu” của đồng chí Hoàng Thị Ái, Lão thành cách mạng, nguyên Bí thư Đảng đoàn Phụ nữ Trung ương, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đeo khi tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức tại Hà Nội, tháng 3/1982; Bộ sưu tập “Những bài báo trong chuyên mục “Những việc cần làm ngay” của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đăng trên báo “Nhân dân”, năm 1987; “Cặp” của Tổng Bí thư Đỗ Mười sử dụng khi tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, năm 1996.

Trưng bày “Thắp lửa niềm tin” khẳng định và góp phần lan tỏa hơn nữa niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và “vầng dương” ấy mãi tỏa sáng, mang đến cho dân tộc những mùa xuân sáng tươi trên con đường đổi mới đất nước
Trưng bày “Thắp lửa niềm tin” khẳng định và góp phần lan tỏa hơn nữa niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và  “vầng dương” ấy mãi tỏa sáng, mang đến cho dân tộc những mùa xuân sáng tươi trên con đường đổi mới đất nước 

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.