Thương mãi bữa cơm nhà thời bao cấp

Thương mãi bữa cơm nhà thời bao cấp
(PLVN) - Quán Thanh xuân tháng 11 sẽ đưa khán giả về với căn bếp thời bao cấp, lắng nghe những câu chuyện, kỷ niệm xung quanh mâm cơm và những món ăn ngày đó, để một lần nữa nhắc nhớ về giá trị của tình thân, của gia đình.

Tham gia chương trình Quán thanh xuân lần này là những nhân vật được nhiều người biết tới và yêu mến như NSND Công Lý, NSƯT Hồng Ánh, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần, nhà báo Ngô Thiên Chương.... Mỗi người sẽ mang tới chương trình câu chuyện riêng.

Mỗi con người, hầu như ai cũng có ký ức về căn bếp, những bữa cơm gia đình như một phần kỷ niệm mãi khắc sâu và theo suốt những năm tháng trưởng thành. Bếp núc ngày ấy không chỉ là nơi đun nấu, mà còn chứa đựng những nét sinh hoạt văn hóa dung dị của con người. Mâm cơm nhà cũng là nơi tâm tình trò chuyện, là nơi chia sẻ buồn vui cuộc sống của các thành viên trong gia đình.

Những bữa cơm gia đình như một phần kỷ niệm mãi khắc sâu và theo suốt những năm tháng trưởng thành.
Những bữa cơm gia đình như một phần kỷ niệm mãi khắc sâu và theo suốt những năm tháng trưởng thành.

Trong khi đó, đạo diễn Nguyễn Hữu Phần lại trải lòng về câu chuyện bữa ăn thời bao cấp, trong đó ông không quên nhắc tới chuẩn gạo ngày ấy. Đạo diễn được 13,5kg/tháng vì lý do "các ông chỉ ngồi chỉ đạo, có làm gì đâu". Vì thấy bất bình nên tổ đạo diễn đã mời đơn vị quản lý lương thực trải nghiệm thực tế, từ đó mức tiêu chuẩn cho đạo diễn được lên 17,5kg/ tháng. Còn quay phim thi nhau xin làm "công nhân quay phim" vì công nhân được tiêu chuẩn 21kg/ tháng, thuốc lá được tiêu chuẩn 10 bao.

Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần lại trải lòng về câu chuyện bữa ăn thời bao cấp.
 Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần lại trải lòng về câu chuyện bữa ăn thời bao cấp.

Khi học ở Thái Bình, về quê thăm nhà, ông được nhà gửi ít bánh mỳ bít cốt, cất kỹ trong ba lô, đi xe khách có bạn vác dầu hoả đi, ai ngờ bị đổ dầu hoả thấm vào bánh mỳ, tiếc nên vẫn sấy để ăn, thấm dầu hoả không muốn nuốt mà đói quá vẫn ăn.

Với NSND Công Lý, đó là ký ức: "Khi lợn ốm thì cả nhà nhường mỳ chính cho vào cám lợn ăn nhanh khỏi ốm".
Với NSND Công Lý, đó là ký ức: "Khi lợn ốm thì cả nhà nhường mỳ chính cho vào cám lợn ăn nhanh khỏi ốm".

Với NSND Công Lý, đó là ký ức bếp nằm cạnh chuồng lợn, hàng ngày đi xin nước gạo để nuôi lợn, lợn ốm thì cả nhà nhường mỳ chính cho vào cám lợn ăn nhanh khỏi ổm. Chạn bếp cũ được buộc chằng chịt dây đồng, buộc đằng trước thì nó chui vào đằng sau, phải lấy gậy chọc, thế là mỡ, mắm lại sóng sánh hết ra...

Những câu chuyện thú vị từ bữa cơm thời bao cấp.
Những câu chuyện thú vị từ bữa cơm thời bao cấp. 

Bên cạnh những câu chuyện thú vị từ các khách mời, một điều không thể thiếu trong các chương trình “Quán thanh xuân” là các ca khúc nổi tiếng sẽ được thổi vào một làn gió mới, dẫn dắt người nghe vào tới nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.

"Quán thanh xuân" được truyền hình trực tiếp vào tối nay - 1/11 trên kênh VTV1.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.