Nơi chắp cánh những mầm non nghệ thuật mảnh đất chín Rồng

Học viên người Khmer tập Dù kê
Học viên người Khmer tập Dù kê
(PLVN) - Ngày cuối năm, tôi trở về Sóc Trăng trong dạt dào thương nhớ kỷ niệm xưa, se sắt lòng. Xe khách Phương Trang thả xuống bến xe cách trung tâm thành phố khoảng 2 km. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, nhanh như bóng câu ngang cửa… mới đó mà đã 38 năm. 

Tôi đi lại một vòng ngắm thành phố thân yêu mà 38 năm trước mình đã tới đây học tập, lúc đó còn là thị xã. Qua cây cầu bắc ngang con sông nhỏ, một thôi đường... “con đường xưa em đi”, mình đi và cả hai đứa cùng đi nghiêng ngả say, vịn tựa vào nhau mà bước.

Một hồi mải miết kiếm tìm không ra. Ngôi trường đã biến mất để nhường khu đất cho một công trình lớn. Lại một hồi hỏi thăm, đã biết địa chỉ mới. Ngôi trường với tên gọi khác: Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng. 

Theo biên niên sử nhà trường thì nơi đây tiền thân là Trường Tuyên huấn tỉnh Sóc Trăng thành lập năm 1976, nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian này là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hoá, văn nghệ phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến trước đây chưa được qua trường lớp.

Từ  năm 1976 đến nay trường mang các tên khác nhau: Trường Tuyên huấn tỉnh Sóc Trăng; Trường Nghiệp vụ Văn hoá thông tin Hậu Giang (1976 – 1980); Trường Văn hoá Nghệ thuật Hậu Giang (1980 – 1989); Trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật Hậu Giang (1989 – 1992). 

Từ sau ngày thống nhất đất nước, tình hình phát triển văn hoá phong phú, đa dạng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu  Long (ĐBSCL) ngày càng mạnh, hàng loạt hoạt động và mô hình văn hoá mới hình thành, phát triển không ngừng. Thực tiễn đòi hỏi phải được đáp ứng tương xứng, trong đó có nhu cầu về đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và hoạt động văn hoá.

Chính trong bối cảnh đó Trường Trung học Văn hoá Nghệ thuật ra đời. Từ tháng 4/1992, sau ngày tái lập tỉnh Sóc Trăng, Trường chính thức mang tên Trường Trung cấp Văn hoá Nghệ thuật Sóc Trăng trực thuộc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh. 

Học viên lớp nhạc cụ dân tộc
Học viên lớp nhạc cụ dân tộc

Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ. May sao còn có Tiến sĩ, Nhạc sĩ, Phó Hiệu trưởng nhà trường, thầy Sơn Ngọc Hoàng nhận ra và nhớ vanh vách những kí ức ngày xưa... Nhiều cái tên đọng lại: Nhạc sĩ Trương Xuân Mẫn, hai ca sĩ chị em Nhã Phương - Bảo Yến, hay may mắn như tôi nhờ cất cánh từ bệ phóng này mà nay đã trở thành Nghệ sĩ ưu tú. 

Nhiều bạn bè, đồng nghiệp vẫn gọi thầy Hoàng là “Nhạc sỹ Khmer Nam bộ” bởi ông không chỉ là người dân tộc Khmer, mà hầu hết ca khúc của ông sáng tác đều mang âm hưởng dân ca Khmer Nam bộ, gần gũi với cuộc sống thường nhật ở vùng quê, trữ tình, ngọt ngào tha thiết.

Với niềm đam mê âm nhạc dân gian nồng nàn, năm 1978 vừa tốt nghiệp xong lớp 12, thầy Hoàng gia nhập Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Hậu Giang (cũ). Chính từ đây đã chắp đôi cánh ước mơ cho ông vươn tới tầm cao của nghệ thuật. Năm 1985, ông tốt nghiệp Trung cấp loại giỏi, được xét tuyển thẳng lên hệ Đại học tại Nhạc viện TP HCM.

Ông sáng tác rất đa dạng đề tài. Nhiều bài hát của ông rất gần gũi với công chúng ĐBSCL. Các tác phẩm: “Lời ru quê hương”, “Tình em cô gái Chùa Dơi”, “ Trường ca Sông Trăng”… đã đưa danh tiếng nhạc sỹ Sơn Ngọc Hoàng bay xa khắp vùng sông nước Miền Tây, riêng “Ánh sao đêm Đôn – Ta” và “Tình em cô gái Chùa Dơi” đồng đoạt giải Nhất và “Lời ru quê hương” đoạt giải Nhì trong cuộc thi sáng tác ca khúc Khu vực ĐBSCL năm 1992.

Năm 2003, tại Ngày Hội Văn hóa – Thể thao và Du lịch Khmer Nam bộ lần II, tổ chức tại Rạch Giá (Kiên Giang), trong số 10 tỉnh, thành phía Nam biểu diễn, đã có chín tỉnh sử dụng ca khúc của ông. 

Không chỉ sáng tác các ca khúc, dàn dựng chương trình, ông còn viết nhiều tác phẩm thể loại khí nhạc như: Khát vọng (Variation: Piano), Ký ức ĂngKor Wat (Symphony, 4 chương), Ký ức Dòng sông (tứ tấu đàn dây, 4 chương)…

Buổi học hình họa của học viên
Buổi học hình họa của học viên

Và tác phẩm giao hưởng 4 chương mang tên “Bức tranh đồng quê” được Hội đồng đánh giá loại ưu khi ông bảo vệ luận văn Thạc sĩ. Năm 2007 ông đã bảo vệ xuất sắc luận án Tiến sĩ với đề tài “Âm nhạc nghi lễ dân gian trong văn hoá của người Khmer ở Sóc Trăng”.

***

Câu chuyện miên man sau phút giây gặp gỡ, tôi chợt nhớ đến Lễ hội Óc om boc - đua ghe Ngo của đồng bào Khmer nơi đây. Đây là lễ hội truyền thống, mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc của bà con Khmer.

Cứ đến lễ hội, nhà chùa, sư sãi, cùng ban quản trị lại tổ chức vận động bà con tham gia. Trước ngày hội đua ghe Ngo, các chùa phải chuẩn bị cách đó cả tháng để tuyển chọn các tay bơi là những chàng trai khỏe mạnh trong các phum sóc để tập dượt sức dẻo dai, bơi đều nhịp mái chèo. 

Đến với vùng đất ĐBSCL những ngày trước hội, từ xa đã nghe những câu hò khi tập luyện của các chàng trai, cô gái Khmer báo hiệu của ngày lễ hội truyền thống vào giữa tháng 10 âm lịch. Nhưng một cái thở dài đã buông vào gió, tôi đã trễ hội năm nay, vì đã tan hội cách một ngày.

Thấy tôi xuýt xoa tiếc, thầy Hoàng bảo: “Tớ sẽ cho cậu nghe cái này để nguôi ngoai phần nào tiếc nuối. Máy tính đâu, mở ra. Và âm nhạc vang lên với một điệu hò Nam bộ mênh mang thương nhớ... Rồi vút cao, sáng bừng giai điệu và lời ca lồng lộng bay trên sông nước dập dềnh miền Tây hoang hoải nhớ thương. Ca từ mĩ miều làm sao, óng ánh tài hoa:

“ Vầng trăng lung linh toả sáng mênh mông đất trời quê ta

Một dòng sông trăng mặt nước lung linh sắc màu hoa đăng...

... Sáng lên đi hỡi ánh trăng rằm soi sáng cho muôn làng quê ta 

Hãy lướt nhanh hỡi những con thuyền mau đến những bến bờ tương lai”. 

Tôi nghe đi nghe lại bài hát và đúng là vợi đi bao nhiêu tiếc nuối lỗi hẹn hội mùa sông nước... Xin có mặt năm sau “Óc om bóc” dễ thương ơi!        

Tác giả Nguyễn Huấn về thăm lại trường xưa
Tác giả Nguyễn Huấn về thăm lại trường xưa

 Buổi sáng tràn trề gió lộng sân trường, “gió cái” ngọt và mát lịm. Thầy Hoàng dẫn tôi đi tham quan trường. Đẹp đẽ quá và các thầy cô, các em các cháu dễ thương làm sao, miệt mài say sưa giảng dạy học tập.

Ấn tượng nhất là nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của những học viên người Khmer đang theo học lớp diễn viên và nhạc công về lĩnh vực nghệ thuật sân khấu Dù kê, thân thiện, hiền hoà, say mê học hành để sau này mang nghệ thuật lời ca, tiếng đàn phục vụ cho Phum sóc đồng bào mình.

Ở ngôi trường này các em được học hệ Trung cấp âm nhạc, mỹ thuật và quản lý văn hóa. Đội ngũ giảng viên toàn các thầy cô có trình độ chuyên môn sâu và kinh nghiệm dày dặn về sư phạm và nghệ thuật. 

Thanh thản. Tôi ngồi lặng một góc mà nghe tiếng hát, tiếng đàn cất lên trong trẻo dù đôi lúc có đôi chút lỗi nhịp vì các cháu mới làm quen. Không sao, rồi mọi thứ sẽ ngày càng đi vào chuẩn mực để ngày mai, từ đây, nơi chắp cánh những mầm non nghệ thuật trên mảnh đất chín Rồng, những chú chim non hôm nay sẽ sải cánh đại bàng tung bay trên cánh rừng đại ngàn nghệ thuật và gặt hái bao thành công làm rạng danh quê hương như người thầy, người đồng hương của họ: Tiến sĩ, nhạc sĩ Sơn Ngọc Hoàng.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.