Nhạt nhòa nhạc phim truyền hình

Bài hát "Cả một trời thương nhớ" phim Cả một đời ân oán là một trong những bài hát được khán giả đánh giá cao
Bài hát "Cả một trời thương nhớ" phim Cả một đời ân oán là một trong những bài hát được khán giả đánh giá cao
(PLVN) - Giờ đây, nhạc phim điện ảnh dường như đã bước qua một kỉ nguyên mới với chất lượng ngày một cao. Thế nhưng, nhạc phim truyền hình dường như vẫn còn “giậm chân một chỗ”.

Không thể phủ nhận, ở lĩnh vực phim truyền hình, thi thoảng khán giả cũng bắt gặp một số bài hát hay, có chất. Có thể kể đến vài bài hát ghi dấu ấn trong thời gian qua như “Cả một trời thương nhớ” (phim Cả một đời ân oán), “Bên em là anh” (Hậu duệ mặt trời), “Hạnh phúc mong manh” (Sống chung với mẹ chồng), “Lặng yên” (Lặng yên dưới vực sâu)...

Tuy nhiên, nếu tính về tổng thể thì nhạc trong phim truyền hình vẫn còn khá “chậm phát triển” so với xu thế âm nhạc chung và xu thế phim truyền hình các nước.

Nếu như ở phim điện ảnh, những năm gần đây các nhà làm phim đầu tư khá mạnh vào phần nhạc thì phim truyền hình hầu như vẫn còn bỏ bê, chưa đánh giá đúng mức quan trọng của âm nhạc trong phim.

Kết quả là ở nhiều bộ phim, phần âm nhạc chỉ xuất hiện “cho có”, không những không đem lại cảm xúc cho khán giả, mà còn làm giảm chất lượng phim. Sự thờ ơ với âm nhạc cũng dẫn đến việc người làm phim không có sự đầu tư hợp lý vào âm nhạc trong phim, cũng như dễ dãi trong tiếp nhận.

Nhiều đạo diễn giao hẳn phần nhạc cho những người tay ngang trong nghề, hoặc các studio giá rẻ, sản xuất âm nhạc kiểu công nghiệp. Đó là nguyên nhân cho các bài hát “đầu Ngô, mình Sở”, hoặc phim một đường, nhạc một nẻo bị khán giả phản ứng thời gian qua.

Cạnh đó, trong khi không chú trọng về chất lượng, nhiều nhà làm phim lại đầu tư cho... số lượng bài hát. Có những bộ phim truyền hình có đến 3, 4 bài hát khác nhau, nào là bài hát chủ đề, bài hát phân cảnh, bài hát kết thúc phim và bài nào chất lượng cũng kệ, cũng thiếu gắn kết với phim.

Thông thường, các đạo diễn phim điện ảnh có sự trau chuốt đối với âm nhạc, không chỉ ở khâu chọn nhạc sĩ, xây dựng bài hát, mà còn bố cục bài hát trong mỗi cảnh. Phim truyền hình đa số thiếu đi sự tinh tế này. “Bội thực nhạc” là cảm giác của nhiều khán giả, khi bài hát trong phim vừa không hay vừa xuất hiện tràn lan, không chủ đích hoặc sai thời điểm, gây ảnh hưởng đến mạch phim, đến cảm xúc người xem.

Nhìn ra các nền điện ảnh khu vực, có thể thấy sự khác biệt trong đầu tư âm nhạc trong phim. Phim truyền hình Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan... đều cho thấy sự đầu tư, chỉn chu trong âm nhạc. Nhiều bài hát trong phim đã trở nên “bất hủ” có sức sống không chỉ trong phim.

Hiện nền điện ảnh giữa các nước trong khu vực đã có sự giao thoa mạnh mẽ. Phim truyền hình của chúng ta những năm gần đây chất lượng được nâng cao với đề tài phong phú, sát thực tế, cách thể hiện hấp dẫn...

Nhưng để hoàn thiện về chất lượng, có lẽ cần đến sự kĩ lưỡng, nghiêm túc và tinh tế hơn nữa. Có như thế, phim truyền hình mới đủ tầm để chinh phục khán giả nội địa một cách bền vững và mở rộng thị phần ra các nước

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.