Lần đầu tiên trưng bày 100 tác phẩm hội họa “SKETCH +”

Lần đầu tiên trưng bày 100 tác phẩm hội họa “SKETCH +”
(PLVN) - Triển lãm mang tên SKETCH + bao gồm hơn 100 tác phẩm của 9 họa sĩ và 1 nhà sưu tập, với các thể loại như ký họa, phác thảo, trực họa với các chất liệu phong phú như chì, bút sắt, mực nho, màu nước, acrylic, sơn dầu… sẽ khai mạc lúc chiều thứ hai, 15/6, tại Nhà triển lãm 29 Hàng Bài (Hà Nội).

Lâu nay nhiều họa sĩ và công chúng đều đang coi sketch là những bản phác thảo, bản ghi chép và coi đó như là tài liệu để xây dựng những tác phẩm. Đó có thể là bản ký họa, là phác thảo đen trắng, phác thảo màu hoặc những ghi chép nhanh các chi tiết hoặc toàn bộ hình ảnh của sự vật đó.

Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa rộng và gợi mở hơn thì Sketch không chỉ là ghi chép những cái nhìn thấy, mà còn ghi lại những ý tưởng, những suy nghĩ, những quan điểm của họa sĩ. Đặc biệt Sketch còn có thể gồm những tác phẩm trực họa nhanh, bản ký họa sâu (thâm diễn)… và nếu tốt thì hoàn toàn đủ để nâng tầm thành tác phẩm hoàn chỉnh. 

Một tác phẩm ấn tượng sẽ trưng bày tại “SKETCH +”
Một tác phẩm ấn tượng sẽ trưng bày tại “SKETCH +”

Phác hoạ là một trong những kỹ năng tối cần thiết của một người làm sáng tạo. Nhưng để thực sự làm chủ được nó bạn không chỉ luyện tập kỹ năng là đủ, mà quan trọng nhất đó là tư duy thiết kế, tư duy thẩm mỹ, sáng tạo.... Có được tư duy tốt bạn mới có thể vận dụng kỹ năng Sketching điêu luyện của mình tạo nên những sản phẩm thực sự sáng tạo, ấn tượng và đột phá.

Nhóm họa sĩ: Doãn Hoàng Lâm, Dương Tuấn, Khổng Đỗ Duy, Hải Kiên, Nguyễn Minh Tú, Đoàn Đức Hùng, Trịnh Quế Anh, Nguyễn Minh… đã bắt tay vào triển lãm mang tên “SKETCH +”.
Nhóm họa sĩ: Doãn Hoàng Lâm, Dương Tuấn, Khổng Đỗ Duy, Hải Kiên, Nguyễn Minh Tú, Đoàn Đức Hùng, Trịnh Quế Anh, Nguyễn Minh… đã bắt tay vào triển lãm mang tên “SKETCH +”. 

Theo họa sĩ Nguyễn Minh (Phố), trong dòng chảy hội họa Việt Nam, đã đâu đó thấy thấp thoáng những triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm đã chạm đến Sketch, nhưng vẫn đang dừng lại ở triển lãm trưng bày chuyên về ký họa và phác thảo của một thời kỳ nào đó chứ chưa chạm đến các bài trực họa hoặc ký họa đạt ở mức tác phẩm. Bởi lẽ đó, trong triển lãm lần này sẽ là dịp để tôn vinh Sketch theo nghĩa rộng hơn. Nhóm họa sĩ: Doãn Hoàng Lâm, Dương Tuấn, Khổng Đỗ Duy, Hải Kiên, Nguyễn Minh Tú, Đoàn Đức Hùng, Trịnh Quế Anh, Nguyễn Minh… đã bắt tay vào triển lãm mang tên “SKETCH +”.

Đặc biệt trong triển lãm còn có hai vị khách là họa sĩ Chu Thảo - một họa sĩ đã dành nhiều thời gian ký họa thời chiến và nhà sưu tập Phong Lê - Người đang lưu giữ khá nhiều bản ký họa quý của họa sĩ Lưu Công Nhân. Và đây cũng là triển lãm đầu tiên có sự tương tác giữa các họa sĩ ở các thế hệ khác nhau và nhà sưu tập, tất cả cùng bày chung những Sketch mà mình vẽ ra, mình sưu tập để mang đến cho công chúng cái nhìn đa chiều về Sketch, về mỗi quan hệ tương hỗ giữa họa sĩ và nhà sưu tập.

Bức vẽ nhanh mang đậm chất ngẫu hứng của họa sĩ Dương Tuấn
Bức vẽ nhanh mang đậm chất ngẫu hứng của họa sĩ Dương Tuấn

Họa sĩ Doãn Hoàng Lâm chia sẻ, Sketch- ký họa với anh là 1 thể loại độc lập, không phải bản "nháp" vì nó mang đầy đủ các yếu tố của hội họa như đường nét, hình khối, sắc độ, màu và chất cảm. Bên cạnh đó nó có lợi thế là ghi lại được rất nhanh nhưng cảm xúc mà đôi khi không thể có lại .

Họa sĩ Chu Thảo tâm sự: “Là họa sỹ và là phóng viên báo Lao Động ,tôi nhập ngũ năm 1968, vào chiến trường đầu năm 1969. Những cảnh vật và con người tôi gặp gỡ và tiếp xúc trên đường Trường Sơn và chiến trường Đồng bằng sông Cửu long lập tức cuốn hút tôi trong các ký họa trên mọi bước đường công tác và chiến đấu. Chiến trường không cho ta chần chừ, chọn lựa.

Những gương mặt người chiến sỹ chỉ đủ cho người vẽ phác họa nhanh cái thần thái của người chiến sỹ trẻ, có khi vẽ xong chưa kịp ghi tên họ đã chia tay để hôm sau quay lại người ấy đã hy sinh. Và Sketch đã giúp tôi lưu giữ những cảm xúc đó đến tận hôm nay.”

Đến với triển lãm sketch hoành tráng này, mỗi người đều thể hiện cá tính nghệ thuật riêng.
Đến với triển lãm sketch hoành tráng này, mỗi người đều thể hiện cá tính nghệ thuật riêng. 

Họa sĩ Nguyễn Minh Tú khá phấn chấn khi bắt tay với các bức tranh mới của mình: “Skecth giúp tôi ghi lại và thể hiện những ý tưởng và quan điểm, sự trăn trở của mình trong cuộc sống tôi đang sống. Vì vậy tôi khá hứng thú với lời mời tham gia triển lãm lần này. Tôi đã tận dụng các mảnh bìa hay giấy in …để tạo nên tác phẩm, trong đó điểm nhấn là chân dung con người. Tất cả được hòa lẫn nhưng lại đối lập giữa một thành phố đông đúc và sự cô đơn trong sâu thẳm tâm hồn mà chúng ta đang sống”.

Các họa sĩ đều coi trọng sketch. Đến với triển lãm sketch hoành tráng này, mỗi người đều thể hiện cá tính nghệ thuật riêng. Họa sĩ Dương Tuấn hứng khởi: “Triển lãm lần này tôi cũng các họa sĩ trưng bày những bức tranh sketch... đó là những bức vẽ nhanh mang đậm chất ngẫu hứng, đối tượng vẽ phong phú… có thể là chân dung một ai đó, một khung cảnh thân quen và ấm cúng hay những điều tôi ấn tượng trong cuộc sống hàng ngày... Tất cả những điều đó là nguyên liệu mà dường như sẵn có trước mắt tôi.. Tôi không phải mất công tìm kiếm mà chỉ cần để ý một chút và thể hiện bằng bút pháp chân thành của mình...!”.

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.