Hi vọng hồi sinh trào lưu sáng tác nhạc thiếu nhi

Baby Shark từ một bài hát vô danh đã được hoàn thiện, nổi tiếng nhờ sự góp tay của các “nhạc sĩ” mạng xã hội.
Baby Shark từ một bài hát vô danh đã được hoàn thiện, nổi tiếng nhờ sự góp tay của các “nhạc sĩ” mạng xã hội.
(PLVN) -Cần thừa nhận trong nhiều năm qua, số lượng những bài hát thiếu nhi được “ra lò” và yêu thích khá hiếm hoi. Nguyên nhân vì mảng nhạc thiếu nhi chưa được chú trọng, hay do thiếu chất liệu để làm nên những bài hát có sức hút?

Những hiện tượng nhạc thiếu nhi quốc tế

Mới đây, Baby Shark đã được New York Time xếp hạng đứng thứ 7 trên tổng số 25 ca khúc được bình chọn. Baby Shark thu hút hàng triệu người xem trên toàn cầu, có mặt trong top đầu bảng âm nhạc ở một số quốc gia.

Tại Việt Nam, Baby Shark cũng đã trở thành bài hát quen thuộc của trẻ thơ. Đây được coi là ca khúc thiếu nhi cực kì quan trọng, ca khúc “dỗ trẻ” phổ biến nhất hiện nay. Với giai điệu vui nhộn, đáng yêu, dễ thuộc, bài hát được hầu hết trẻ em yêu thích, kể cả các bé mới qua giai đoạn sơ sinh. 

Tuy nhiên, điều thú vị là bài hát này lại là một bài bát dân gian, không rõ nguồn gốc, tương tự  ca khúc The Dowie Dens o’ Yarrow và những ca khúc khuyết tên tác giả khác. Thời gian đầu xuất hiện tại một video clip trên youtube với một cái tên khác, bài hát chưa  nổi tiếng và chưa được yêu thích như hiện nay.

Sau đó, qua nhiều sự cover, thêm lời đắp chữ, phối lại nhạc từ cộng đồng mạng, Baby Shark có hình hài toàn diện và trở nên nổi tiếng như hiện nay. Đây cũng là một điển hình của “âm nhạc cộng đồng” trong kỉ nguyên nhạc số hiện nay.

Thực ra, Baby Shark là bài hát cực kì đơn giản với ca từ ít ỏi, chỉ vài từ lặp đi lặp lại dạng điệp khúc, nội dung về một gia đình cá mập ở đại dương: Baby Shark, mamy shark, daddy shark... Cộng với giai điệu rộn ràng, dễ nhớ dễ thuộc trên nền  nhạc vui tươi, Baby Shark đã được lan truyền với tốc độ “tên lửa” và trở thành bài hát thiếu nhi được yêu thích nhất thế giới hiện nay.

Một trường hợp tương tự Baby Shark là bài hát Meow Meow Meow. Xuất phát từ một giai điệu vui trên một ứng dụng của Trung Quốc, Meow Meow Meow với nội dung chủ yếu là tiếng mèo kêu kèm vài câu dễ thương trên nền nhạc đáng yêu đã nhanh chóng lan đi khắp châu Á, trở thành bài hát được cover nhiều nhất bởi cộng đồng mạng, được giới trẻ và trẻ em toàn châu Á ưa thích. Đến nay, bài hát đã trở thành một thể loại “dân ca trên mạng” với rất nhiều bản phái sinh, tương tự Baby Shark.

Có cơ hội cho thị trường trong nước?

Nói về nhạc thiếu nhi trong nước, những năm vừa qua, thị trường của dòng nhạc này rất trầm lắng. Số lượng bài hát “ra lò” ít ỏi, trong số đó nhạc có chất lượng không nhiều, bài hát phổ biến, được trẻ em yêu thích càng hiếm hoi. 

Thực tế, ca khúc cho thiếu nhi không đòi hỏi sự phức tạp ở câu từ hay giai điệu. Nhưng đó là cái dễ mà cũnh chính là “cái khó”, khi với lời ít, với âm nhạc đơn giản thì nhạc sĩ phải cần nhiều tài năng và cả tâm hồn trẻ thơ để cho ra những ca khúc vừa hồn nhiên, giản dị, đúng chất trẻ thơ và khiến trẻ thơ đón nhận, yêu mến. 

Tuy nhiên, cần hiểu rằng lý do khiến ca khúc thiếu nhi không phong phú, ít được đầu tư đúng mức là bởi nó là phi vụ “lỗ vốn”. Khác với ca khúc người lớn được săn đón, được hát bởi các ca sĩ nổi tiếng, dựng MV, trả tác quyền và khiến người sáng tác ra nó nổi danh thì ca khúc thiếu nhi chỉ gói gọn trong một đối tượng, ít ca sĩ thể hiện và cũng không đem lại tiếng tăm hay thu nhập cao cho người sáng tác ra nó.

Bởi thế, nói về mặt động lực, các ca khúc thiếu nhi chỉ là một “cuộc chơi phụ” của những nhạc sĩ có lòng với âm nhạc trẻ thơ và khó mà đòi hỏi ở họ một sự đầu tư đúng mức.

Có một “điểm sáng” cho âm nhạc thiếu nhi để có thể bắt nhịp và đi tới, đó là nhạc quảng cáo. Baby Shark bản gốc chưa hoàn chỉnh thực ra cũng từ một đoạn phim quảng cáo, còn Meow Meow bắt nguồn từ nhạc đệm ứng dụng.

Các nhãn hàng dành cho trẻ hoàn toàn có thể dành sự đầu tư cho những đoạn nhạc quảng cáo dành cho thiếu nhi, chỉ cần một nền tảng hay, đáng yêu với giai điệu độc đáo. Phần còn lại, cộng đồng mạng sẽ tự cover để nó trở thành bài hát thiếu nhi phổ biến.

Hiện nay việc thiếu thốn bài hát đúng tuổi nên nhiều trẻ đã tiếp xúc, thuộc và yêu thích các ca khúc của người lớn. Trong khi đó, các nhạc sĩ chưa bắt nhịp kịp việc tận dụng nhạc số, âm nhạc cộng đồng để tạo ra các bài hát vui nhộn cho trẻ.

Hy vọng, sẽ có những “nhạc sĩ mạng” tâm huyết và khai thác mảng đang bỏ trống này để thời gian tới xuất hiện những bài hát thiếu nhi hấp dẫn, đáng yêu.

Tin cùng chuyên mục

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.