“Gỡ rào” các bài hát sáng tác trước 1975: Nghệ sĩ vui, khán giả ủng hộ

Hình minh họa
Hình minh họa
(PLVN) - Nghị định 144/2020/NĐ-CP về nghệ thuật biểu diễn vừa được phê duyệt đã bỏ việc cấp phép phổ biến bài hát sáng tác ở miền Nam trước 1975. Điều này khiến nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn, các nghệ sĩ thở phào, dư luận đồng tình.

Quy định mới

Theo quy định trước đây, việc cấp phép biểu diễn nghệ thuật được tách thành hai nhóm với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc của người Việt Nam sinh sống, định cư ở nước ngoài và tác phẩm sau năm 1975.

Với tác phẩm sáng tác sau năm 1975 sẽ không cần phải cấp phép phổ biến mà chỉ cần cấp phép biểu diễn theo từng chương trình cụ thể. Tuy nhiên, với tác phẩm sáng tác trước năm 1975 và của người Việt Nam ở hải ngoại thì phải được cấp phép phổ biến, sau đó mới được đưa vào các chương trình biểu diễn nghệ thuật. 

“So với Nghị định 79/2012 cũng về nghệ thuật biểu diễn, đã không còn việc cấp phép phổ biến bài hát miền Nam trước 1975 nữa” - ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ VH-TT-DL cho biết.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Nghệ thuật biểu diễn, quản lý nhà nước sẽ hậu kiểm việc phổ biến các bài hát, mọi tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm âm nhạc và sân khấu không vi phạm vào Điều 3 của Nghị định 144 và phải thực thi đúng quyền tác giả và quyền liên quan.

Cũng theo Nghị định 144, có một số điều cấm trong hoạt động nghệ thuật biểu diễn: cấm chống phá Nhà nước; cấm xuyên tạc lịch sử, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; xâm phạm an ninh quốc gia; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; phân biệt chủng tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân; cấm kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối ngoại; cấm sử dụng trang phục, từ ngữ, âm thanh, hình ảnh, động tác, phương tiện biểu đạt, hình thức biểu diễn hành vi trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, tác động tiêu cực đến đạo đức, sức khỏe cộng đồng và tâm lý xã hội.

Để có thể tổ chức biểu diễn, các đơn vị, cá nhân tổ chức biểu diễn nghệ thuật phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý, trường hợp không cấp phép cơ quan quản lý phải nêu rõ lý do.

Các ca khúc đều có đời sống riêng

Hồi tháng 3/2017, việc cấp phép phổ biến cho các ca khúc miền Nam trước 1975 đã gây tranh cãi lớn. Khi đó, Cục Nghệ thuật biểu diễn đột ngột yêu cầu dừng lưu hành 5 ca khúc gồm “Cánh thiệp đầu xuân - tác giả Lê Dinh, Minh Kỳ”; “Rừng xưa - tác giả Lam Phương”; “Chuyện buồn ngày xuân -  tác giả Lam Phương”; “Con đường xưa em đi - tác giả Châu Kỳ, Hồ Đình Phương”; “Đừng gọi anh bằng chú - ghi tên tác giả là Diên An” với lý do 5 ca khúc đều đã điều chỉnh lời bài hát so với bản gốc, nghĩa là vi phạm vấn đề bản quyền nên bị cấm lưu hành vĩnh viễn.

Sau hàng loạt những ca khúc bất hủ đã bị Cục Nghệ thuật biểu diễn cấm sử dụng, nhiều khán giả lo lắng bản tình ca “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng mang số phận như vậy. Thời điểm sáng tác ca khúc “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu vẫn chưa xác định rõ ràng (năm 1917, 1918 hay 1919), hiện đang lưu hành trên thị trường với nhiều dị bản khác nhau và khán giả vẫn không biết đâu là câu từ thật sự trong bản gốc.

Sau việc 5 ca khúc bị cấm và “Dạ cổ hoài lang” vào “vòng nguy hiểm”, dư luận lại bức xúc vì rất nhiều ca khúc của Văn Cao, Trịnh Công Sơn chưa được cấp phép. Dư luận đặc biệt quan tâm khi 3 ca khúc “Huế - Sài Gòn - Hà Nội”, “Ca dao mẹ” và “Đêm thấy ta là thác đổ” của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn không có trong “danh mục các bài hát trước 1975 được phép phổ biến" do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép…

Sau gần 2 tháng ban hành “lệnh cấm”, ngày 14/4/2017, Cục Nghệ thuật Biểu diễn ra quyết định thu hồi việc cấm biểu diễn 5 bài hát sáng tác trước năm 1975 với lý do không đủ cơ sở tạm thời dừng phổ biến. Có thể coi đây là việc sửa sai cho quyết định trước đó. 

Nhạc sĩ Trần Tiến từng chia sẻ, việc cấm đoán bất cứ một bài hát nào cũng là điều đáng tiếc. Chưa nói đến việc bài hát đó đã có đời sống gắn bó với người nghe thì việc cấm đoán càng tạo nên những bức xúc.

“Khi công chúng đến với những ca khúc như thế, họ đến không phải vì ý thức chính trị mà là ý thức vì nghệ thuật, vì sự đồng điệu và yêu thích. Bài hát đó còn là kỷ niệm, là hình ảnh gắn liền với người thân của họ. Những ca khúc hay, đi vào tâm thức nhân dân giống như là lời ru vậy. Làm sao có thể dám mang đi để phê bình được. Chúng đã có một đời sống riêng và phải hay thì mới sống lâu được đến vậy” - nhạc sĩ Trần Tiến nhấn mạnh.

Vì thế, Nghị định 144/2020/NĐ-CP bỏ quy định cấp phép phổ biến bài hát sáng tác ở miền Nam trước 1975 đã khiến nhiều đơn vị tổ chức biểu diễn, các nghệ sĩ thở phào, dư luận đồng tình.

Đọc thêm

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.