Cảnh bia, rượu phải hạn chế: Nghệ thuật luôn có nẻo đường riêng!

Một cảnh phim “Yêu đi đừng sợ”, hình ảnh này bị hạn chế trên phim và tác phẩm sân khấu từ ngày 24/2.
Một cảnh phim “Yêu đi đừng sợ”, hình ảnh này bị hạn chế trên phim và tác phẩm sân khấu từ ngày 24/2.
(PLVN) - Mấy ngày gần đây, rộ lên chuyện chung quanh quy định hạn chế cảnh uống rượu, bia của diễn viên, có nhiều ý kiến khác nhau trong vấn đề này. Đương nhiên, đã là luật thì phải thực thi. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia đi vào cuộc sống rất nhanh, ngay cả khi chưa có nghị định hướng dẫn, thấy rõ nhất là trong lĩnh vực giao thông. 

Ngày 24/2 Nghị định 24 ban hành, quy định chi tiết một số điều trong Luật này, đáng chú ý là phạm vi điều chỉnh có việc “hạn chế sử dụng hình ảnh diễn viên uống rượu, bia trong tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình”. Như vậy, luật điều chỉnh hành vi không chỉ diễn ra trong đời sống thật mà cả trong các tác phẩm nghệ thuật đại chúng có tác động trực tiếp đến người xem. Chính điều này đã gây ra tranh luận.

Ai cũng biết những cảnh trong phim ảnh, sân khấu là giả, người ta chỉ “diễn” thôi và càng “diễn sâu” bao nhiêu thì lại càng lấy được tình cảm (và cả nước mắt) của người xem bấy nhiêu. Đó chính là đặc trưng của môn “nghệ thuật thứ bảy” này! Và, đã là “giả”, là “diễn” thì như nhiều người thắc mắc: Tại sao lại hạn chế, lại “cấm” và điều này ảnh hưởng đến sự phản ảnh đời sống thực và khả năng sáng tạo nghệ thuật như thế nào, đó là điều phải bàn. 

Có lẽ là ngây ngô khi biện minh cho cảnh uống rượu, bia trong phim ảnh chỉ là rượu, bia giả để phản đối sự “hạn chế”. Hiển nhiên là chẳng ai uống rượu thật khi diễn cả, cũng như “cảnh nóng” không đạo diễn nào lại cho phép diễn viên “làm thật”.

Điều mà những quy định pháp luật hướng tới là tác động của cái đó đối với công chúng, cảnh uống rượu, bia có thể “khuyến khích” người ta uống rượu, bia và điều đó đi ngược lại pháp luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Và, chỉ thế thôi, giới hạn của sự hạn chế này dừng lại ở đó.

Nhưng, nghệ thuật, bất kể loại hình nào cũng phản ảnh cuộc sống thực, dẫu cả những tác phẩm viễn tưởng, giả tưởng, hư cấu. Cả nhân loại chống lại chiến tranh, bạo lực, cướp bóc, trộm cắp, tham nhũng, bóc lột, hiếp dâm, lạm dụng tình dục... và đó chính là đề tài luôn luôn được khai thác của các tác phẩm điện ảnh, sân khấu, truyền hình.

Dường như những cảnh diễn tả những thứ đó nhiều khi được đẩy đến mức kinh hoàng khiến người xem kinh hãi, thế nhưng, đó lại là tiếng nói của nghệ thuật chống lại bất công và tệ nạn xã hội và mục đích của nghệ thuật là thế, là một cách đề cao giá trị “chân, thiện, mỹ” cuộc đời bằng cách phơi bày đến tột cùng sự xấu xa, tàn nhẫn, phi nhân. Hạn chế cảnh lên án sự bê tha, nhậu nhẹt chưa chắc đã phải là cách tốt để góp phần hạn chế được nạn này, thậm chí là có hiệu ứng ngược lại.

Có một giai thoại nhiều người biết. Đó là một khán giả rút súng bắn chết một nhân vật phản diện trên sân khấu rồi chính mình cũng tự sát. Trên ngôi mộ của hai người khắc dòng chữ: “Nơi đây yên nghỉ một diễn viên vĩ đại”, “Nơi đây yên nghỉ một khán giả vĩ đại”.

Nhưng sau đó, có người đề nghị sửa lại là “diễn viên tồi nhất” và “khán giả tồi nhất”. Ranh giới của nghệ thuật và cuộc sống thực bao giờ cũng có một khoảng cách nhất định và rõ ràng. Không phân biệt được ranh giới đó thì chỉ là những người “tồi” thôi!

Trở lại với câu chuyện của chúng ta về việc hạn chế hình ảnh diễn viên uống bia, rượu. Cái mà người ta lo ngại không phải là không “diễn” được khi thiếu cảnh bia, rượu mà là nỗi lo sợ các nhà kiểm duyệt phim căn cứ vào quy định này mà làm khó dễ cho những tác phẩm nghệ thuật.

Điều này là có cơ sở khi người ta có thể bỏ lọt sự xâm phạm chủ quyền quốc gia nhưng lại soi rất kỹ một lỗi không đáng kể để ngăn trở sự ra mắt của một tác phẩm điện ảnh hay truyền hình. Yêu cầu quy định phải rõ ràng, chi tiết, “hạn chế” hay “cấm” để tránh tình trạng cấm cũng được, cho qua cũng được của kiểm duyệt có lẽ là một yêu cầu chính đáng.

Một mối lo ngại nữa là sự hạn chế sáng tạo nghệ thuật phản ảnh đời sống thực. Đã có những tiền lệ về chuyện này như hạn chế cảnh hút thuốc thì diễn viên tìm một cách thể hiện khác, không còn cái cảnh tâm trạng là rút thuốc ra nữa, một cái gạt tàn đầy mẩu thuốc lúc tàn đêm là đủ. Đối với việc hạn chế cảnh rượu, bia cũng vậy, người ta sẽ tìm cách khác, ví dụ chỉ diễn cảnh Chí Phèo say thôi chứ không quay cảnh Chí Phèo uống.

Nói chung, không ai có thể hạn chế được sự sáng tạo nghệ thuật phục vụ cho mục đích nhân sinh. Việc hạn chế hình ảnh diễn viên uống rượu, bia vẫn có thể thực hiện được mà không ảnh hưởng đến tác phẩm nghệ thuật. Để đi đến trái tim cảm xúc của người thưởng thức, nghệ thuật có những con đường riêng.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.