“Cải lương còn, hồn Việt còn”

Vở cải lương “Lan và Điệp”
Vở cải lương “Lan và Điệp”
(PLVN) - Những chiếc ghế không còn chỗ trống, những tràng pháo tay không ngớt với từng tiết mục cải lương, khán giả cùng khóc, cười với nhân vật, 12 giờ đêm, khán phòng vẫn rổn rảng lời ca, tiếng hát, cánh màn nhung không muốn khép lại... 

Các nghệ sĩ trong đêm diễn ca cảnh cải lương trong show “Thánh đường sân khấu” tại Nhà hát Chèo Kim Mã, Hà Nội, ai nấy đều xúc động trước tình cảm của khán giả Thủ đô với loại hình sân khấu cải lương cũng như các nghệ sĩ miền Nam.

Các đêm diễn cải lương miền Nam “đổ bộ” ra Bắc

Ca cảnh cải lương trong show “Thánh đường sân khấu” với những bài ca cổ qua cách thể hiện mỗi tiết mục được viết như một câu chuyện: bài ca vọng cổ kết hợp với các ca khúc bolero; bài ca cổ kết hợp dân ca Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ…

“Thánh đường sân khấu” còn nhấn mạnh nghệ thuật của sân khấu cải lương tuồng cổ với các trình thức vũ đạo đặc trưng. Kép văn, kép võ, đào thương…  có những trình thức ra sao; người nghệ sĩ phải rèn luyện như thế nào mới có thể diễn được cải lương tuồng cổ...

NSƯT Kim Tử Long tâm đắc với câu hỏi mà anh trăn trở: “Mấy chục năm nữa, Thánh đường sân khấu sẽ đi về đâu?”. Chính vì vậy, Kim Tử Long có màn hóa trang cấp tốc từ một kép đẹp trở thành một  kép lão về chiều ở tuổi 74 với những hoài niệm về nghiệp hát, đau đáu về tương lai của sân khấu…

Những câu chuyện lịch sử hào hùng nhưng đầy uẩn khúc, bi thương được thể hiện qua giọng ca khi dữ dội, lúc ngọt ngào của Kim Tử Long và các nghệ sĩ. NSƯT Kim Tử Long cho hay: “Thời gian gần đây, sân khấu cải lương đang có tín hiệu vui, nhiều đoàn cải lương xã hội hóa liên tục tổ chức các đêm diễn và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả.

Đó là điều khiến người làm nghề vui sướng và hạnh phúc, vì vậy tôi muốn có nhiều live show như hòa chung niềm vui vào không khí này. Tôi không dám tuyên bố to tát gì nhưng đang hết sức nỗ lực để có một đêm diễn khiến khán giả, đặc biệt khán giả trẻ có cái nhìn thiện cảm, mới  vì cải lương được đầu tư kỹ lưỡng, chỉn chu”.

Sau các đêm diễn thành công ở TP HCM và Đà Nẵng, vở cải lương kinh điển “Lan và Điệp” sẽ lần đầu tiên đến với khán giả Thủ đô trong chuỗi chương trình “Tài danh đất Việt”. Chương trình sẽ diễn một đêm duy nhất vào lúc tối ngày 23/11/2019 tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ (Hà Nội).

Chuyện tình Lan và Điệp trong tiểu thuyết “Tắt lửa lòng” của nhà văn Nguyễn Công Hoan được chuyển thể thành vở cải lương lần đầu năm 1936, do soạn giả Trần Hữu Trang thực hiện và nghệ sĩ Năm Phỉ, Thanh Nga... diễn xuất.

Năm 1974, soạn giả Loan Thảo dựng lại với các giọng ca: Chí Tâm ( vai Điệp), Thanh Kim Huệ (vai Lan), Tú Trinh (vai Thúy Liễu), Hữu Phước (vai ông Tú - ba của Lan)... Đến nay, đây được xem là bản thu âm chuẩn mực nhất của tác phẩm.

Sau 45 năm, vở cải lương kinh điển này được đạo diễn Gia Bảo dàn dựng trên sân khấu. Không chỉ mang phiên bản thu thanh đầu tiên vào năm 1974 giới thiệu với khán giả, đạo diễn Gia Bảo còn mời được nữ NSƯT Thanh Kim Huệ hóa thân vào vai Lan và nghệ sĩ hải ngoại Chí Tâm vào vai Điệp.

Đây cũng là vai diễn đã làm nên tên tuổi của 2 nghệ sĩ này, biến họ từ nghệ sĩ triển vọng thành những giọng ca hạng nhất thập niên 70 của thế kỷ trước. Không chỉ nổi tiếng ở trong nước, Lan và Điệp của Thanh Kim Huệ và Chí Tâm còn nức danh ở hải ngoại với bản thu âm của hãng đĩa Việt Nam.

NSƯT Thanh Điền cố vấn là một chương trình nghệ thuật quy mô lớn, được dàn dựng theo phong cách cải lương xưa của thời hoàng kim, kết hợp khéo léo cùng màn hình Led, khói lạnh, vũ đoàn, phục trang... Không đơn thuần là trích đoạn hay những bài tân cổ, chương trình được dàn dựng công phu, chất lượng với nguyên vở cải lương dài 3 tiếng đồng hồ với đầy đủ ca nhạc, hài, bi đan xen.

 

Cải lương miền Bắc làm “cuộc cách mạng” “thả thính” khán giả

Vắng khách tới rạp thưởng thức nghệ thuật truyền thống là câu chuyện không hề mới. Để cứu vãn tình hình ảm đạm, nhiều nhà hát đã làm “cuộc cách mạng”... “thả thính” khán giả. 

Không chỉ có nghệ thuật cải lương miền Nam “thay da, đổi thịt”, những năm qua, nghệ thuật cải lương ở phía Bắc luôn nỗ lực “trình làng” những vở diễn mới, đạt chất lượng để “câu” khán giả. Một thế hệ đạo diễn trẻ đang nở rộ tài năng một cách mạnh mẽ là yếu tố quan trọng đem đến sự thay đổi căn bản về diện mạo của cải lương đất Bắc. 

Những năm qua, nghệ thuật cải lương ở phía Bắc luôn nỗ lực “trình làng” những vở diễn mới, đạt chất lượng để “câu” khán giả như: “Yêu là thoát tội”, “Khi hoa nở trái mùa”, “Duyên kiếp Bạch Trà”, “Nợ non sông”, “Vú cát”, “Mê cung”, “Con côi họ Triệu”, “Vua Thánh triều Lê”, Hừng đông, Mai Hắc Đế, Vua Phật, Ni sư Hương Tràng… 

 Trước đó, ở cải lương “Vua Phật” với hình mẫu một nhân vật lịch sử - Vua Trần Nhân Tông được Nhà hát Cải lương Việt Nam khởi dựng với kinh phí hàng tỷ đồng hoàn toàn bằng nguồn tiền xã hội hóa. Theo Thạc sĩ, NSND Triệu Trung Kiên làm quyền Giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam: “Nhà hát Cải lương Việt Nam đã bắt đầu làm quen với xã hội hóa sân khấu, nhằm khỏa lấp sự thiếu vắng của các tác phẩm cải lương đỉnh cao vì nguồn vốn”.

 Cũng như “Vua Phật”, hai vở diễn “Chuyện tình Khau Vai” và “Mai Hắc Đế” là một minh chứng của những vở diễn được thực hiện không bằng nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước. Theo lãnh đạo Nhà hát Cải lương Việt Nam: “Đặc trưng của nghệ thuật dân tộc, cụ thể là cải lương là kén giả giả, kén người xem. Do vậy, mục đích khi xây dựng vở diễn là làm sao có thể đem đến được cho đông đảo khán giả một câu chuyện dễ hiểu, qua đó tạo điều kiện cho mọi người dễ tiếp thu hơn với nền văn hóa cổ truyền như cải lương hiện nay”. 

Nhà hát Cải lương Hà Nội đã có rất nhiều tìm tòi trong việc làm mới sân khấu cải lương. Những vở diễn kết hợp ngôn ngữ điện ảnh, múa hiện đại do đạo diễn, NSƯT Trần Quang Hùng thực hiện, dẫu chưa hẳn tạo ra đột phá, nhưng cũng thổi thêm một làn gió mới mẻ vào nghệ thuật này.

Bên cạnh những vở mang màu sắc chính luận, có khả năng “câu nước mắt”, nhà hát này đã cho ra mắt chùm kịch ngắn: Tình yêu qua mạng - Bệnh quảng cáo - Sếp vợ. Mới đây nhất, Nhà hát Cải lương Hà Nội tiếp tục khởi công dựng vở cải lương “Đi tìm Đại vương” dàn dựng theo một phong cách hoàn toàn mới.

Đạo diễn, NSND Tuấn Hải chia sẻ: “Đi tìm Đại vương là vở diễn pha cổ tích, huyền thoại và giai thoại dân gian nên mang rất nhiều màu sắc huyền bí. Chúng tôi không đặt nặng vấn đề lịch sử mà muốn gợi cho khán giả nhớ đến những nét của Thăng Long xưa bởi Chúa Chổm nổi tiếng với rất nhiều giai thoại về Thăng Long, về phố Cấm Chỉ, về “đi chữ đại, lại chữ vương”, về “sông Tô cờ son nón sắt”... 

Bên cạnh việc khai thác thế mạnh của cải lương với lối diễn xuất ngọt và những bài ca mùi mẫn, ê kíp cũng đã đưa vào đó nhiều tình huống hài, những ca khúc chế theo những bài hát đang “hot” để dễ gây ấn tượng với khán giả. Những vở kịch ngắn tươi mới đã góp phần làm phong phú thêm “thực đơn” nghệ thuật của nhà hát, giúp nhà hát linh động hơn trong các chương trình biểu diễn của mình.

 NSƯT Trần Quang Hùng, Giám đốc Nhà hát Cải lương Hà Nội cho rằng: “Các vở cải lương hiện nay đều có tiết tấu đẩy nhanh, mạnh, đặc biệt là việc cập nhật thời sự vào trong từng câu hát, lời nói, không chỉ trong những vở đề tài hiện đại mà cả những vở lịch sử, dã sử”.

Sân khấu không thể sống nếu thiếu khán giả, khán giả cũng không thể hào hứng nếu chỉ ăn đi ăn lại một món. Với các loại hình nghệ thuật truyền thống nói chung và sân khấu cải lương nói riêng, đổi mới là yếu tố sống còn. Những đạo diễn cải lương, mỗi người một phong cách nhưng có điểm chung là say nghề, mạnh dạn sáng tạo mà vẫn trau chuốt. Họ mạnh dạn lựa chọn kịch bản gai góc để có những tiếng nói mạnh mẽ về thời cuộc, về thế thái nhân tình. 

Chương trình “Tiếng đàn, giọng ca cải lương hội tụ giữa lòng Hà Nội” do Nhà hát Cải lương Hà Nội tổ chức đã thu hút rất đông hội viên tới tham gia và thưởng thức. Nhà hát Cải lương Việt Nam lại “thổi bùng” ngọn lửa yêu môn nghệ thuật này bằng cách ra mắt CLB đờn ca tài tử - cải lương “Khoảng trời phương Nam”. 

Khán giả trẻ đã “phải lòng” cải lương

Rất nhiều khán giả trẻ đã “phải lòng” cải lương. Ví dụ như vở “Yêu là thoát tội” đã nhận được gần trăm suất diễn ở Hà Nội và các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Giang... Vở “Vua Phật” thu hút hàng chục ngàn khán giả tới rạp...

Ngoài “tổng tấn công” bằng chất lượng nghệ thuật, các nhà hát cải lương còn thành lập phòng tổ chức biểu diễn, lập trang web, facebook để giới thiệu thường xuyên về vở mới cùng lịch diễn và điện thoại giao dịch nếu ai có nhu cầu mua vé. Các nhà hát đều cho nhân viên tỏa ra tất cả các nơi, các ngõ ngách để đưa vở diễn đến với công chúng. 

Nghệ thuật cải lương là nét văn hóa truyền thống độc đáo được ra đời trong hành trình mở cõi phương Nam. Cải lương được hình thành từ những nét giản đơn, bình dị nhất của đời sống hàng ngày. Có câu nói: “Cải lương còn, hồn Việt còn”- đó là giá trị cải lương trong tâm thức của người Việt.

Có thể thấy, các nghệ sĩ đã dốc lòng đem tình yêu môn nghệ thuật cải lương lan tỏa tới mọi người. Hơn ai hết, họ mong muốn, cải lương bước sang tuổi 101 luôn được “định vị” trong lòng công chúng để rạp hát luôn đỏ đèn hàng đêm.

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.