Bảo tàng ảo… đốn tim người “lướt chuột”

Chủ nhân “Bảo tàng ảo 3D” Nguyễn Trí Quang bên các hiện vật ảo.
Chủ nhân “Bảo tàng ảo 3D” Nguyễn Trí Quang bên các hiện vật ảo.
(PLVN) - Giờ đây, những người yêu nghệ thuật ở nhà có thể “lướt chuột” ngắm các tuyệt tác đầy sống động tại những bảo tàng ảo mà không cần phải bước chân ra đường. Có thể coi đây là giai đoạn mở đầu cho sự chiếm lĩnh thị phần và phát triển của nền tảng trực tuyến ở các lĩnh vực nghệ thuật.

Ở nhà ngắm các tuyệt tác

Số hóa là xu hướng tất yếu. Bảo tàng cũng phải thay đổi để thích ứng theo thời đại, đổi mới cách thức, trưng bày để thu hút khách thăm quan online. Với các công nghệ số hóa, website3D, di động, thực tế ảo… các công nghệ mới nhất phù hợp thời đại internet giúp khán giả có những trải nghiệm thú vị, đúng như bản chất của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Chỉ cần “lướt chuột”, giới trẻ có thể chiêm ngưỡng các bảo tàng ảo tương tác, Nhà hát Lớn “ảo”, phố cổ Hà Nội; phố cổ Hội An ảo; Văn Miếu Quốc Tử Giám ảo; chùa Bái Đính ảo… bằng công nghệ 3D được nhiều người yêu văn hóa khám phá, thích thú. 

Bảo tàng Đà Nẵng vừa thử nghiệm video ngắn để giới thiệu trưng bày. Đó là một video về trưng bày giải phóng Đà Nẵng. Video này mới chỉ là khởi đầu của việc Bảo tàng Đà Nẵng chuyển mình theo xu hướng giới thiệu bảo tàng trên mạng. Hiện vật đầu tiên được giới thiệu là con dao dùng làm giấy tờ giả cho cán bộ cách mạng đi lại, của nữ nhiếp ảnh gia Phùng Ký.

Ông Trần Văn Chuẩn, Trưởng phòng Giáo dục truyền thông, Bảo tàng Đà Nẵng, cho biết. “Đà Nẵng đang đối mặt với đại dịch, hạn chế người dân ra đường, chúng tôi không muốn việc thưởng thức nghệ thuật của người dân bị đứt quãng nên đã làm kết nối trên mạng xã hội”. Tuy mới “trình làng, nhưng video ấy có sự tương tác lớn.

Đại diện Bảo tàng Đà Nẵng khẳng định sẽ tiếp tục làm những video như vậy ngay cả khi hết dịch Covid-19. Cụ thể, bảo tàng sẽ làm tiếp chuỗi video về các hiện vật đang trưng bày. Mỗi clip sẽ dài vài phút, gồm hình động và thuyết minh, giới thiệu trong hiện vật đó chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị.

Năm 2017, Nhà hát Lớn Hà Nội và Viện Quốc tế Pháp ngữ phối hợp ra mắt và bàn giao “Công trình tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội”. Theo đó, chuyến tham quan ảo Nhà hát Lớn Hà Nội kéo dài khoảng 15 phút, được để ở chế độ tự động với các cảnh quay độc đáo tựa như một bữa tiệc thị giác cho du khách.

Bên cạnh đó, nhạc nền của chuyến du ngoạn ảo này là những tác phẩm âm nhạc nổi tiếng của Pháp, lời thoại giới thiệu về từng điểm đến thăm quan được biên soạn công phu bằng 3 thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, kết hợp với những hình ảnh hiếm thấy.

Chuyến thăm quan ảo này sẽ cung cấp cho khách tham quan kiến thức phong phú về quá trình xây dựng, những nét độc đáo của kiến trúc Nhà hát, tiến trình hiện đại hóa sân khấu và âm nhạc Việt Nam đầu thế kỷ XX; cuộc đời và đóng góp của nhà viết kịch Vũ Đình Long - cha đẻ của ngành kịch nói Việt Nam và ông Claude Bourrin - Giám đốc đầu tiên của Nhà hát Lớn Hà Nội.

Đây là sản phẩm đặc trưng của thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cho phép đông đảo những du khách quan tâm trên khắp thế giới chiêm ngưỡng và yêu mến một trong những công trình kiến trúc độc đáo và đẹp đẽ hàng đầu của Châu Á.

Ngoài Nhà hát Lớn, người yêu văn hóa còn có thể “lướt chuột” đến thăm quan Bảo tàng Lịch sử quốc gia 3D. Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã “trình làng’ bảo tàng ảo tương tác 3D lần đầu tiên được ứng dụng cho việc giới thiệu hai khu trưng bày chuyên đề: “Di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam” và “Đèn cổ Việt Nam”.

Đây được coi là bước đột phá của hoạt động bảo tàng ở nước ta. Ngoài việc được thưởng ngoạn gần 150 hiện vật hiện đang được giới thiệu tại hai khu vực trưng bày của bảo tàng, công chúng còn được bổ sung những thông tin cô đọng, xúc tích về nguồn gốc, xuất xứ, niên đại… của từng hiện vật; những bài nghiên cứu, video-clip… minh họa sinh động cho phần trưng bày 3D mà ở phần trưng bày thực tại chưa đáp ứng được.

Cách đây 6 năm, Nguyễn Trí Quang ra mắt Bảo tàng lưu trữ cổ vật 3D online. Quang cho biết bảo tàng này chứa khoảng 100 mẫu 3D, trong đó có khoảng 30 cổ vật đặc sắc của Việt Nam. Khi tham quan bảo tàng đặc biệt này, khách tham quan có thể thu nhỏ để xem toàn cảnh hoặc phóng to để xem chi tiết từng đường nét, hoa văn và thông tin lịch sử của các hiện vật.

Tại đây, người xem được chiêm ngưỡng nhiều hiện vật quý như: Tượng Ngọc Hoàng (chùa Sùng Ân, Hải Dương), cửa Rồng (chùa Keo, Thái Bình), tượng Ông Phỗng (đền Bảo Hà, Lào Cai)… hay các linh vật Việt như: Nghê đá (lăng Họ Ngọ), nghê đá chùa Độc Bộ (Ý Yên, Nam Định), đầu rồng đá (khu di tích Lam Kinh), Phù điêu sấu chầu (lăng Vũ Hồng Lượng)… 

Khi đánh giá về bảo tàng 3D của Quang, một website chuyên về 3D có uy tín trên thế giới (3Ders.org) đã đưa ra nhận xét: “Đây là một mô hình không gian triển lãm chuyên nghiệp. Bảo tàng 3D kỹ thuật số cho phép người dùng di chuyển tự do xung quanh như thể đang ở trong bảo tàng thực chỉ bằng cách click và kéo con trỏ chuột, giúp bạn bè trên khắp thế giới có thể chiêm ngưỡng, tiếp cận với di sản văn hóa Việt Nam một cách dễ dàng hơn”.

Lan tỏa giá trị nghệ thuật Việt 

Việt Nam dần bắt với xu hướng thế giới. Hầu hết các bảo tàng lớn trên thế giới đã sử dụng bảo tàng ảo tương tác 3D để giới thiệu không gian trưng bày tới khách thăm quan trên toàn cầu. Điểm mạnh của bảo tàng ảo là đem các hình ảnh, không gian trưng bày một cách chân thực nhất đến với khách tham quan. Với những thông tin tư liệu, video phong phú, bảo tàng ảo còn cung cấp cho công chúng thông tin thực tế nhiều hơn trưng bày thực. 

Chiêm ngưỡng di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam qua bảo tàng ảo.
 Chiêm ngưỡng di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam qua bảo tàng ảo.

Anh Đức Chính, 41 tuổi ở Hà Nội cho hay, sự đột phá công nghệ này đã “đốn tim” du khách “lướt chuột”. Những công nghệ xử lý hiện đại nhất cho phép du khách trên internet xem xét kỹ lưỡng từng chi tiết của những cổ vật tuyệt đẹp, cảm nhận từng vết rạn, thậm chí phát hiện những chi tiết vô cùng tinh tế mà nếu thưởng thức tại bảo tàng thực với tâm thế một khách tham quan đơn thuần sẽ không dễ được trải nghiệm. 

Bảo tàng Lịch sử ảo tương tác 3D, “Nhà hát Lớn “ảo”, bảo tàng tư nhân ảo là giải pháp công nghệ tối ưu cho việc tuyên truyền về những giá trị văn hóa, mang chúng đến với khách tham quan một cách thuận lợi, đa dạng.

 Bảo tàng, Nhà hát lớn, 36 phố phường “ảo” chỉ lựa chọn giới thiệu một phần giá trị nào đó và không thể thay thế bảo tàng thật, nhưng bảo tàng 3D sẽ là sự hỗ trợ tích cực cho bảo tàng thực vì các thông tin trên bảo tàng 3D sẽ gợi trí tò mò cho người xem khiến họ muốn đến bảo tàng để xem xét thực tế... Và nét đẹp văn hóa, lịch sử, kiến trúc, con người Việt Nam được lan tỏa khắp nơi.

Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng các chuyên gia nghiên cứu văn hóa di sản cho rằng: Việc áp dụng công nghệ mới rất thích hợp với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Khi số hóa, công nghệ cho phép tích hợp âm thanh, hình ảnh, đặc biệt là âm thanh nổi và hình ảnh ba chiều rất sống động, thu hút.

Thêm vào đó, các di sản ở dạng số hóa có thể được quảng bá rất nhanh chóng thông qua mạng internet, không bị giới hạn về thời gian, địa điểm, ngôn ngữ. Với phương pháp số hóa, chúng ta có thể tiến hành với các di sản vật thể, phi vật thể đến các di sản phức hợp như lễ hội, các kỹ năng gắn liền với các nghệ nhân…

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học, cho rằng việc chuyển mình sang làm video, công nghệ 3D để giới thiệu bảo tàng trên mạng là rất cần thiết. Bảo tàng 3D còn có thể trưng bày những hiện vật lớn, không phù hợp với không gian thực hoặc quá nhiều hiện vật không đủ chỗ trưng bày hoặc những vật bị mất mát, hư hỏng nhưng đã được số hóa lại trước đó.

Ông cũng lưu ý, các bảo tàng không nên tham giới thiệu, thuyết minh nhiều quá, mà nên hướng tới giới thiệu câu chuyện của từng hiện vật, từng nhóm hiện vật. Việc ghi hình kỹ lưỡng, đưa câu chuyện hay, sẽ mang lại thành công.

Chủ nhân “Bảo tàng ảo 3D” tư nhân - Nguyễn Trí Quang 23 tuổi nhấn mạnh: “Với công nghệ Vr3D việc đưa cổ vật lên mạng internet đã trở nên dễ dàng. Và nó đã mở ra hướng đi hoàn toàn mới cho việc bảo tồn và quảng bá các di vật văn hóa Việt. Về mặt bảo tồn, do được 3D hóa, các mẫu vật giữ nguyên được hình khối, màu sắc và tồn tại vĩnh viễn trong không gian mạng.

Do đó có thể tái tạo, phục chế hay nhân bản một cách dễ dàng. Về mặt quảng bá, việc trưng bày, triển lãm, chia sẻ các mẫu cổ vật trên internet không gặp phải bất cứ một rào cản, trở ngại nào. Vì thế có thể nói, việc quảng bá văn hóa Việt là xuyên biên giới và hiệu quả đạt được lại rất lớn. Nói thêm về ý nghĩa này, Quang cho biết nếu phát triển mở rộng hơn nữa, bảo tàng 3D online sẽ có tiềm năng trở thành một cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.

Song song phát triển bảo tàng 3D, các bảo tàng Việt đang cố gắng “chạy roda” chuẩn bị những nội dung, những sản phẩm hấp dẫn hơn để mang tới cho công chúng sau khi dịch Covid-19 tan biến. 

Tin cùng chuyên mục

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.