Ngày mai - 6/5 sẽ công bố toàn văn dự thảo sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đồng chủ trì Phiên họp. (Ảnh: N.L)
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đồng chủ trì Phiên họp. (Ảnh: N.L)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chỉ đạo bắt đầu từ ngày mai (6/5/2025) sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các tài liệu kèm theo.

Chiều 5/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đã chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 (gọi tắt là Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp).

Tham dự Phiên họp có các Phó Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp: Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, các Ủy viên Thường trực và các Ủy viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, Ủy viên Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã trình bày tóm tắt 6 văn bản: Dự thảo Tờ trình Quốc hội về Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự thảo Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế hoạt động của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Dự thảo Nghị quyết phân công nhiệm vụ của thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Dự thảo Kế hoạch hoạt động của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp; Dự thảo Kế hoạch phục vụ các phiên họp của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

100% thành viên Ủy ban tham dự đã biểu quyết thông qua 6 văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. (Ảnh: N.L)

100% thành viên Ủy ban tham dự đã biểu quyết thông qua 6 văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp. (Ảnh: N.L)

Tại Phiên họp, các thành viên Ủy ban nhất trí cao với các nội dung do Thường trực Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chuẩn bị và cho rằng nội dung các văn bản đã bảo đảm yêu cầu theo quy định. Nhiều ý kiến ghi nhận, đánh giá cao việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp lần này có sự đổi mới rõ rệt trong tư duy, phương pháp, cách làm trên cơ sở rõ việc, rõ tiến độ, rõ vai trò, rõ trách nhiệm, rõ cơ chế chủ trì, phối hợp. Sau đó, 100% thành viên Ủy ban tham dự đã biểu quyết thông qua 6 văn bản thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

​Phát biểu tại Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Tổng Bí thư Tô Lâm tại Phiên họp lần thứ 3 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã nhấn mạnh việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện các văn bản pháp luật để cụ thể hóa, hướng dẫn thi hành các quy định mới của Hiến pháp là công việc cần được ưu tiên hàng đầu, phải đi trước một bước tạo nền tảng pháp lý cho việc sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị.

Nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng có tính lịch sử của việc sửa đổi Hiến pháp và vai trò của Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề nghị cần khẩn trương triển khai thực hiện Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp và hướng dẫn việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: N.L)

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp phát biểu tại Phiên họp. (Ảnh: N.L)

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp chỉ đạo bắt đầu từ ngày mai (6/5/2025) sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến Nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các tài liệu kèm theo trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Cổng thông tin điện tử Quốc hội, các cơ quan báo chí: Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Thông tấn xã Việt Nam và Cổng thông tin điện tử của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp yêu cầu đẩy mạnh và không ngừng đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, động viên sự tham gia tích cực của các tầng lớp Nhân dân, cán bộ, đảng viên, các chuyên gia, nhà khoa học và toàn hệ thống chính trị, tạo thành những đợt sinh hoạt chính trị, phong trào thi đua yêu nước, có trách nhiệm với đất nước, dân tộc trong việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013; cần ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 thông qua ứng dụng điện tử VneID.

Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp Trần Thanh Mẫn đề nghị các thành viên Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp cần nắm chắc tình hình tư tưởng, dư luận của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong quá trình triển khai lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết, kịp thời định hướng, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm tạo sự thống nhất về nhận thức trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân; theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp; tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, giải trình đầy đủ, kỹ lưỡng ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp, đại biểu Quốc hội để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết; phát huy tinh thần trách nhiệm, chủ động triển khai nhiệm vụ được phân công, khắc phục các khó khăn về áp lực tiến độ, công việc để cùng toàn thể Ủy ban hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì Phiên họp thứ ba của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: Cổng TTĐTQH).

Phấn đấu hoàn thiện hồ sơ sửa đổi, bổ sung Hiến pháp vào ngày 16/6/2025

(PLVN) - Chủ tịch QH đề nghị, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trình Quốc hội thông qua trong thời gian sớm nhất có thể, phấn đấu là ngày 16/6/2025 để đáp ứng tiến độ khẩn trương của việc triển khai thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Đọc thêm

Hơn 51 triệu ý kiến góp ý sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam. (Ảnh: mattran.org.vn)
(PLVN) - Thống kê của Bộ Tư pháp cho biết, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là 1 trong số 51 cơ quan, Bộ, ban, ngành, địa phương gửi báo cáo việc lấy ý kiến Nhân dân tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp đúng hạn theo Kế hoạch của Ủy ban Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013: Phát huy dân chủ, hoàn thiện nền tảng pháp lý cao nhất

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 30/5, Hội Luật gia Việt Nam đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Ông Nguyễn Khánh Ngọc, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Trần Công Phàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Luật gia Việt Nam cùng chủ trì Hội nghị.

Bộ Tư pháp đang nỗ lực cao nhất bảo đảm tiến độ các nhiệm vụ được giao về sửa đổi Hiến pháp

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh
(PLVN) Có 02 nhiệm vụ Bộ Tư pháp được giao là tổ chức lấy ý kiến trong phạm vi Bộ Tư pháp và tổng hợp ý kiến của Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Hiện nay, Bộ Tư pháp đã rất khẩn trương tiến hành các công việc nói trên. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh xung quanh các vấn đề này.

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội

Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội, nguyên Phó Ban Biên tập Hiến pháp 2013, đề nghị không ghi tên cụ thể của các tổ chức chính trị - xã hội trong Hiến pháp mà quy định trong luật hoặc nghị quyết của Quốc hội để đảm bảo tính linh hoạt, kịp thời đáp ứng yêu cầu tinh gọn tổ chức bộ máy.

Phân cấp, phân quyền rõ ràng là bước đột phá trong cải cách thể chế

Ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Trong quá trình sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013, một trong những yêu cầu cấp thiết đặt ra là chuyển đổi mô hình quản trị nhà nước theo hướng hiện đại, hiệu quả và minh bạch hơn. Từ góc nhìn của cơ quan chuyên môn, ông Cù Thu Anh – Cục trưởng Cục Đăng ký giao dịch bảo đảm và Bồi thường nhà nước (Bộ Tư pháp) – đã chia sẻ với Báo Pháp luật Việt Nam về những đột phá cần thiết trong phân cấp – phân quyền, cơ chế giám sát của HĐND, cũng như trách nhiệm phản biện chính sách từ thực tiễn tổ chức bộ máy nhà nước.

Bộ Tư pháp khẳng định vai trò “đầu tàu" trong tổ chức lấy ý kiến sửa đổi, bổ sung một số điều Hiến pháp 2013

Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 vào ngày 14/5/2025 vừa qua.
(PLVN) -Thực hiện chỉ đạo của Uỷ ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, Bộ Tư pháp đã chủ động vào cuộc từ sớm, quyết liệt từ đầu,triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đến nay, các đơn vị thuộc Bộ và hệ thống thi hành án dân sự (THADS) đã hoàn tất việc tổng hợp ý kiến góp ý.

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013: Kiến tạo nền tảng pháp lý cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiện đại và hiệu quả

TS. Lê Trung Kiên.
(PLVN) - Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 đang đặt ra yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hiện đại. Theo TS. Lê Trung Kiên, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh), để bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị, Hiến pháp cần được sửa đổi trước, làm nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức bộ máy và xây dựng nền công vụ mới, phù hợp với thực tiễn phát triển đất nước.

Gần 100% ý kiến tán thành dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 2013

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung sửa đổi, bổ sung tại các Điều 9, 10, khoản 1 Điều 84 Hiến pháp. (Ảnh trong bài: Quang Vinh).
(PLVN) -  Chiều 20/5, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sơ bộ kết quả lấy ý kiến vào dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trong hệ thống MTTQ Việt Nam (dự thảo Nghị quyết).

Báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp: Đảm bảo chất lượng, chính xác, khách quan

Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính Nguyễn Thị Hạnh phát biểu tại cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 21/5, Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính, Bộ Tư pháp Nguyễn Thị Hạnh đã chủ trì cuộc họp góp ý dự thảo Đề cương Báo cáo Tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Đại diện các đơn vị chuyên môn của Bộ Tư pháp tham gia cuộc họp.

Cụ thể hóa quyền trình dự án luật, pháp lệnh của Mặt trận

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức góp ý dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. (Ảnh: PV).
(PLVN) -  Tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 cũng như các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung liên quan đến MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội đề nghị nghiên cứu, cụ thể hóa quyền của MTTQ Việt Nam trong việc trình dự án luật trước Quốc hội, dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN

Cân nhắc thấu đáo quy định "trực thuộc" để đảm bảo tính chất cốt lõi của tổ chức MTTQVN
(PLVN) -Ngày 16/5/2025, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2023. Tại hội nghị góp ý nhiều quan điểm đề cập đến nội dung của Khoản 2 Điều 9 dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Hà Nội: Lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013

Các đại biểu tại Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 16/5, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị góp ý đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Bà Nguyễn Lan Hương - Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và ông Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì hội nghị.