“Nàng tiên nâu”dập tắt tương lai hai đứa trẻ xóm núi

Duẩn và Dinh trong căn nhà sàn vắng bóng cha, thiếu hơi mẹ.
Duẩn và Dinh trong căn nhà sàn vắng bóng cha, thiếu hơi mẹ.
(PLO) - Trong tâm trí của hai anh em Lô Văn Duẩn (SN 1996) và Lô Văn Dinh (SN 1998, dân tộc Thái, cùng ngụ tại bản Can, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An), tiếng trống trường chỉ còn là ký ức văng vẳng, nhạt nhòa. Cánh cửa học vấn của hai em sớm phải khép lại khi cha mẹ tự bán lương tâm, bán mình cho “nàng tiên nâu”.
Tuổi thơ bất hạnh
Về huyện miền núi Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An) một ngày đầu tháng 9, những cơn mưa đầu mùa xối xả đổ ập xuống các triền núi, khe đồi làm cho mọi người chỉ muốn ngồi bình lặng bên bếp lửa nhà sàn. 
Từ quốc lộ 48 đoạn rẽ ở ngã ba Cập Chạng, xã Châu Bình, đi khoảng 3km là vào đến bản Kẻ Can (mọi người vẫn quen gọi là Bản Can). Con đường nhỏ vào bản đã được rải nhựa nằm lọt dưới thung lũng. Nhìn từ xa, những nếp nhà sàn lấp ló dưới tán cây, tiếng nô đùa của lũ trẻ vọng vang khắp một vùng. Bản làng được đồi núi, rừng cây ôm trọn, khung cảnh thơ mộng và yên bình. 
Được sự chỉ dẫn của dân bản, chúng tôi tìm đến nhà hai anh em Duẩn và Dinh. Căn nhà nằm chơ vơ trên triền dốc, cơn mưa rào đêm qua khiến đường lên vốn đã dốc cao lại càng thêm trơn trượt. Nhà sàn lâu năm  xiêu vẹo, mái lợp bằng tranh cọ đã ngả màu, chỗ thủng, chỗ rách oằn mình hứng chịu cơn mưa rào đầu mùa; khó nhọc như cách tuổi thơ của hai em chống chọi sóng gió cuộc đời. 
Ở cái tuổi đáng lẽ cần được chăm sóc, yêu thương thì lại là lúc các em chịu nhiều thương đau nhất. Khi cái đói, cái khát làm lu mờ lí trí, mẹ của hai em bị “nàng tiên nâu” cuốn vào vòng lao lý với bản án 14 năm tù. Mẹ chưa về, bố lại nghiện ma túy nặng, chỉ biết hút chích chứ không cần  biết đến hai đứa con nhỏ dại. Khi đó Duẩn là anh cả cũng mới lên 6 tuổi. “Mẹ về chắc em không nhận ra mẹ, mà chưa chắc mẹ đã nhận ra chúng em” - cậu em Dinh sụt sùi trong tiếng nấc.
Ít thời gian trước, căn bệnh thế kỷ HIV mang người bố rời xa hai em. Nhà vắng bóng mẹ, chẳng còn hơi cha, hai anh em Duẩn phải rau cháo tự nuôi nhau qua ngày. Căn nhà trống hoác, không vách ngăn, không giường, không bàn ghế, chỉ  có chiếc tủ gỗ cũ ở góc nhà, nơi đặt di ảnh người bố. Giữa nhà, tấm chiếu cói sờn làm chỗ ngủ của hai anh em cũng cảm thấy cô đơn. “Ngày cha mất, bà con trong bản đến viếng không dám ở trên nhà sàn vì sợ sập” - Duẩn buồn rầu. 
Ngôi nhà sàn cũ, xiêu vẹo của hai anh em.
Ngôi nhà sàn cũ, xiêu vẹo của hai anh  em.
Giấc mơ giản dị
Hơn 10 năm mẹ chịu án đã trôi qua, hai anh em chưa một bữa no bụng đến trường. Dù đói, dù rách nhưng hai anh em bảo nhau chịu khó học hành. Nếu được học hành, năm nay Duẩn cũng đi thi đại học như bao bạn bè cùng trang lứa. “Nhưng miếng ăn không đủ, tiền đâu đi học hả anh, hết lớp 9 là em nghỉ rồi, dành tiền cho thằng Dinh đi học” - Duẩn bồi hồi. 
Đến ngày bố phát bệnh, một mình Duẩn đi làm chăm bố, nuôi em, Dinh học vừa hết lớp 6 cũng đành cắn răng rời xa mái trường. Trên vách nhà giờ vẫn có mấy tờ giấy khen cũ nhạt màu vì ẩm mốc, lúc trước cả hai đều là học sinh tiên tiến, Duẩn còn được đi thi học sinh giỏi cấp huyện. Được đến trường học cùng các bạn giờ đây có lẽ là điều quá xa xỉ với hai em.
Từ ngày bố mất, Duẩn một mình gánh vác việc nhà. Vừa làm anh, vừa phải làm bố, làm mẹ để chăm nom dạy bảo em. Ai thuê gì làm nấy, hôm đi làm cỏ mía, hôm đi bốc vác củi, ngày lại đi phát đồi keo. Thu nhập hàng ngày ít ỏi, có hôm không kiếm nổi một đồng nào, thế nên chẳng đủ đong gạo. Sự khắc khổ, vất vả in hằn trên khuôn mặt đen nhẻm, đôi bàn tay chai sần. Thoáng gặp, không ai dám nghĩ khuôn mặt ấy lại của chàng trai chưa đủ 18 tuổi. Dinh là em, người nhỏ con lại hay ốm vặt nên chỉ ở nhà phụ anh dọn dẹp, nấu nướng. 
Hoàn cảnh gia đình muôn phần bất hạnh, nhưng tính tình hai anh em đều siêng năng nên dân bản ai cũng thương mến. Có việc gì họ cũng kêu đi làm cùng kiếm thêm ít tiền trang trải cuộc sống. Hỏi hai anh em một điều ước, câu trả lời của Dinh khiến ai cũng phải chạnh lòng, xót xa: “Em chỉ muốn được ăn một bữa cơm có cả bố và mẹ”. Dứt lời, em đưa tay gạt nhanh nước mắt như không muốn ai nhìn thấy giây phút yếu lòng. Điều tưởng chừng đơn giản ấy giờ đây với các em đã không bao giờ trở thành hiện thực được nữa.
Sau cuộc nói chuyện, Duẩn lại chuẩn bị hành trang để ra Hà Nội. Thời gian gần đây, cậu đi làm thuê ngoài đó, cố kiếm tiền nuôi em. Bố mất, mẹ vẫn đang trả giá, anh trai đi vắng vì miếng cơm manh áo, nhà chỉ còn Dinh. Em cũng chỉ biết thi thoảng ghé thăm bà ngoại và người chú đang ốm để mong nỗi buồn, sự cô đơn không “ghé thăm” em quá nhiều. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.