Nan giải ’truy tìm" tên cha trong giấy khai sinh

Khi trẻ lớn lên, người lớn không thể giải thích nổi sự thiếu hụt trong tấm "giấy thông hành" vào đời

Có những trẻ em ngay từ lúc chào đời đã thiệt thòi vì không có cha. Nhưng, thiệt thòi này sẽ còn theo các em khi trong giấy đăng ký khai sinh, tên người cha bị bỏ trống.

Khi trẻ lớn lên, người lớn sẽ không thể giải thích nổi bởi sự thiếu hụt trong tấm “giấy thông hành vào đời”.


Không hôn thú sẽ khó tìm cha?


Trong con mắt bạn bè, chị Nguyễn Thị L ở quận Ba Đình, Hà Nội vốn là người sống khá thức thời. Ngoài 30 tuổi, có địa vị và kiếm được khá nhiều tiền nhưng chị chưa bao giờ có ý định kết hôn.

Mãi đến năm 2009, chán cảnh một mình lẻ bóng nên chị quyết định sinh con. Đứa bé trai là sản phẩm tình yêu giữa chị và một người đàn ông đã có gia đình

. Khi cháu bé được 3 tháng tuổi, đi làm giấy khai sinh cho con, cán bộ tư pháp phường yêu cầu chị xuất trình giấy đăng ký kết hôn, chị mới tẽn tò.

Nan giải ’truy tìm" tên cha trong giấy khai sinh ảnh 1
Hãy cân nhắc khi quyết định có con ngoài giá thú

Sau đó, chị được cán bộ tư pháp hướng dẫn nếu không có đăng ký kết hôn mà có người nhận làm cha đứa trẻ thì người đó phải đứng ra làm thủ tục nhận cha cho con rồi mới được điền tên trong giấy khai sinh.
Vì không muốn đứa con sinh ra chỉ có mẹ mà không có cha, chị quay về khẩn thiết người tình đứng ra nhận con nhưng anh này từ chối.

Lúc này chị mới hiểu, cuộc tình mình tôn thờ bấy lâu chỉ là phút qua đường. Không thể bỏ vợ cũng như sợ dính dáng trách nhiệm sau này nên người đàn ông đó cắt luôn liên lạc.

Đắng cay, chị đành chấp nhận ghi tên mình vào một bên giấy khai sinh, còn bên kia bỏ trống.


Muốn có cha: phải kiện ra tòa


Không giống chị L, trường hợp của chị H.T ở TP. Hồ Chí Minh tưởng đơn giản hơn. Chưa chờ quyết định ly hôn người chồng cũ ráo mực, chị đã kết hôn với người mới mà không làm đám cưới.

10 tháng sau chị sinh một bé gái. Thế nhưng, khi chị đề cập đến chuyện đi làm đăng ký khai sinh cho cháu thì người chồng mới dở chứng: không biết đứa trẻ là con anh ta hay con người chồng trước.

Nan giải ’truy tìm" tên cha trong giấy khai sinh ảnh 2
Trẻ em cần được khai sinh theo quy định của pháp luật


Mặc kệ tráo trở của anh chồng, chị T vẫn ra phường làm đăng ký khai sinh cho con.

Phát hiện việc này, người chồng chị lập tức có đơn ngăn chặn, không đồng ý việc ghi tên mình trong phần khai bố đẻ.


Cán bộ tư pháp phường lúng túng. Theo quy định tại Điều 63 Luật hôn nhân gia đình thì con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2, điều 21 Nghị định số 70/CP ngày 3/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật HNGĐ thì con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người.


Trường hợp của chị T, đứa trẻ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân của chị với người chồng sau, nhưng lại sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày bản án ly hôn của chị với chồng trước có hiệu lực.

Do đó, về mặt lý, việc xác định cha đứa trẻ phải là người chồng trước, nhưng theo chị T. đứa con này thực tế là của người chồng sau.
Có ý kiến cho rằng vụ việc của chị T. là tranh chấp liên quan đến việc nhận cha, con nên chị phải kiện ra tòa để truy nhận cha cho con.

Sau khi Tòa phân xử, chị mới được quyền ghi tên người nào trong giấy đăng ký khai sinh của cháu bé.


Nan giải.


Khai sinh là quyền đầu tiên của mỗi trẻ khi có mặt trên đời.

Để đảm bảo quyền này pháp luật có những quy định hết sức thuận lợi, thông thoáng để trẻ được khai sinh và được quyền ghi những dữ liệu liên quan trong giấy khai sinh, trong đó có cả phần ghi tên người cha.

Nhưng, không phải lúc nào quyền có cha của trẻ được thuận lợi. Ngoại trừ lý do người đàn ông chối bỏ quyền làm cha, thì nhiều trường hợp khác do khách quan.

Ví dụ trong trường hợp trẻ bị bỏ rơi, Nghị định 158 quy định UBND cấp xã, nơi lập biên bản có trách nhiệm thông báo tìm cha, mẹ để cho trẻ.

Tuy nhiên, khi đã bị bỏ rơi đồng nghĩa với việc cha mẹ đẻ của trẻ từ bỏ quyền này nên việc tìm cha mẹ chỉ là hình thức. Khi đó, trong giấy đăng ký khai sinh của trẻ, phần ghi về cha, mẹ và dân tộc sẽ bị bỏ trống.
Cũng là vướng mắc trong quy định của pháp luật về hộ tịch, vấn đề nhận trẻ làm con nuôi cũng không dễ.

Ví dụ một trẻ sinh ra đã được khai sinh có đầy đủ cả phần khai về cha, mẹ đẻ. Nhưng đến khi cháu được nhận làm con nuôi, do có sự thỏa thuận giữa cha mẹ đẻ và người nhận nuôi cháu nên cháu thay đổi phần khai về cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi.

Tuy nhiên, người nhận con nuôi lại là phụ nữ chưa chồng nên trong giấy khai sinh chỉ có phần khai về mẹ nuôi mà không có cha nuôi.

Pháp luật về hộ tịch cho phép được bổ sung, cải chính những nội dung chưa được đăng ký trong giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh.

Những trường hợp chưa xác định được người cha trong phần khai về cha sau này nếu có đủ cơ sở vẫn có thể bổ sung, tuy nhiên thực tế lại nảy sinh nhiều rắc rối, mà có khi để điền được một dòng tưởng đơn giản đó là cả một hành trình dài.

Hơn cả là những khuyết thiếu trong giấy khai sinh sẽ có ảnh hưởng không tốt đến tâm lý của trẻ sau này.


Bình An

Đọc thêm

Đẩy mạnh hơn nữa quan hệ pháp luật và tư pháp giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Liên bang Nga

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên bang Nga.
(PLVN) -Ngày 23/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã có buổi tiếp Đoàn công tác Hội Luật gia Liên Bang Nga do ông Sergey Stepashin Vadimovich Chủ tịch Hội Luật gia Liên bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Liên bang Nga làm Trưởng Đoàn.

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng

Hậu Giang quyết tâm cao, phát triển tương xứng tiềm năng
(PLVN) -  Chiều ngày 23/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long - Trưởng đoàn công tác Thành viên Chính phủ làm việc với UBND tỉnh Hậu Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Tăng cường quan hệ hợp tác với Liên Bang Nga trong lĩnh vực giáo dục

Quang cảnh buổi tiếp.
(PLVN) -Sáng 23/4, Trường Đại học Luật Hà Nội đã có buổi tiếp Hội Luật gia Liên Bang Nga do TS Stepashin Sergay Vadimovic, Chủ tịch Hội Luật gia Liên Bang Nga, nguyên Thủ tướng Chính phủ Liên Bang Nga làm Trưởng đoàn. Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội TS Đoàn Trung Kiên chủ trì buổi tiếp.

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”

Tăng cường tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện Kiên Giang “bứt phá”
(PLVN) - Chiều ngày 22/4, Đoàn Công tác thành viên Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Kiên Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 435 của Thủ tướng Chính phủ.

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên

Cần Thơ góp ý dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên
(PLVN) - Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ TP Cần Thơ tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên (dự thảo luật). Hội thảo ghi nhận các ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định trong dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên; qua đó góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên trong tình hình mới.

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân

Hôm nay (22/4), thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VneID: Bảo đảm phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân
(PLVN) - Với việc TP Hà Nội và tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) từ ngày 22/4, người dân tại hai địa phương này có thể lựa chọn nhận Phiếu lý lịch tư pháp được cấp bằng bản điện tử trên ứng dụng VNeID hoặc phiếu bản giấy mà không mất thời gian, công sức phải trực tiếp đến các cơ quan chức năng như trước.