Nam Định phạt trên 5,3 tỷ đồng đối với vi phạm về giao thông đường thủy

Công an tỉnh Nam Định hướng dẫn hành khách sử dụng áo phao khi tham gia giao thông thủy trên phà Đống Cao.
Công an tỉnh Nam Định hướng dẫn hành khách sử dụng áo phao khi tham gia giao thông thủy trên phà Đống Cao.
(PLVN) - Trong giai đoạn 2016-2020, qua công tác tuần tra, kiểm soát, Công an tỉnh Nam Định đã phát hiện, xử lý trên 2.000 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường thủy, phạt vi phạm hành chính trên 5,3 tỷ đồng.

Nam Định là tỉnh có Hệ thống giao thông đường thuỷ nội địa khá đa dạng gồm 4 sông Trung ương: Hồng, Đào, Đáy, Ninh Cơ và các sông nhánh, kênh với tổng chiều dài 536km (không kể 1.130km kênh nội đồng), 1 cảng sông Nam Định và 1 cảng biển Thịnh Long nằm trên hệ thống vận tải đường thủy nội địa quan trọng Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình nên có hàng trăm lượt tàu, thuyền/ngày, đêm qua lại.

Toàn tỉnh có 101 bến khách ngang sông nội tỉnh và liên tỉnh với 82 phương tiện chở khách, nhiều cầu cảng, bến bãi bốc dỡ, kinh doanh vật liệu ven sông. Bên cạnh đó, các tuyến giao thông đường thủy nội địa của tỉnh không đồng cấp, khả năng kết nối liên hoàn với giao thông đường thủy vùng và toàn quốc chưa cao; hiện tượng khai thác cát, sỏi dưới lòng sông không theo quy hoạch hay sai quy trình công nghệ tác động tiêu cực đến luồng tuyến; hoạt động xếp dỡ hàng hoá và quản lý cảng, bến thuỷ nội địa vẫn còn nhiều bất cập; lực lượng phương tiện phát triển không đồng đều là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất trật tự an toàn giao thông (ATGT) đường thủy.

Trong 5 năm thực hiện cuộc vận động, Ban ATGT tỉnh và các sở, ngành, địa phương đã trao tặng 650 áo phao, dụng cụ nổi cứu sinh cho các bến khách ngang sông trọng điểm của tỉnh, phát 2.500 tờ rơi cảnh báo nguy cơ xảy ra tai nạn đường thủy, đuối nước trẻ em; căng treo hàng chục pa nô, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại các cơ quan thông tin đại chúng, đăng phát gần 100 tin, bài, ảnh, phóng sự tuyên truyền về đảm bảo ATGT đường thủy; tổ chức tuyên truyền lồng ghép các nội dung của cuộc vận động trong các buổi sinh hoạt cộng đồng ở cấp thôn, xóm, tổ dân phố và các trường học. Để khuyến khích người đi đò mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy, động viên chủ bến đò và người điều khiển phương tiện có ý thức trang bị đầy đủ thiết bị cứu sinh.

Trong giai đoạn 2016-2020, Công an tỉnh đã kiểm tra, xử lý 72 phương tiện tiện khai thác tài nguyên trái phép, phạt vi phạm hành chính 1,524 tỷ đồng, tịch thu gần 1.328,4m3 cát; phối hợp với lực lượng liên ngành kiểm tra, xử lý 34 bến, bãi kinh doanh vật liệu xây dựng và cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện vận tải thủy, phạt vi phạm hành chính 275 triệu đồng.

Trong quá trình tuần tra, kiểm soát, xử lý các vi phạm kết hợp tuyên truyền các quy định về trang thiết bị, dụng cụ cứu sinh an toàn của phương tiện; xử lý người đi đò cố tình không mặc áo phao cứu sinh hoặc không mang theo dụng cụ nổi khi qua sông; kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến thủy, bến khách khi không đủ điều kiện hoạt động an toàn như: thiếu giấy phép hoạt động, đăng ký phương tiện, chứng chỉ người lái không phù hợp, không trang bị đầy đủ áo phao và phao cứu sinh.

Trong thời gian tới, Nam Định đã đề ra 3 nhóm giải pháp trọng tâm để góp phần bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Ban ATGT tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục để nâng cao nhận thức, ý thức của mỗi cá nhân, cộng đồng nghiêm túc, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT đường thủy nội địa.

Duy trì và nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo trật tự ATGT đường thủy, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục liên quan đến công tác: kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; đăng ký hành chính phương tiện thủy nội địa; đào tạo cấp bằng, chứng chỉ chuyên môn; cấp giấy phép mở cảng, bến thủy nội địa, hoạt động khai thác, kinh doanh vận tải thủy; tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa.

Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và sự hưởng ứng, ủng hộ của các tầng lớp nhân dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cuộc vận động “văn hóa giao thông với bình yên sông nước”.

Đọc thêm

Tăng cường kiểm soát, có hình thức xử 'phạt nguội' đối với xe máy

Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, nơi theo dõi các phương tiện vi phạm qua camera. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đây là ý kiến được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đưa ra khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết kết quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông quý I và phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 do Ủy ban An toàn giao thông quốc gia tổ chức sáng 24/4.

Hết thời xe 2 bánh 'nhờn' với 'phạt nguội'

Hết thời xe 2 bánh “nhờn” với “phạt nguội”. (Ảnh: Internet)
(PLVN) - Xưa nay, thường chỉ người đi xe hơi mới biết sợ hình thức xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh ghi từ camera, còn gọi “phạt nguội”. Thế nên cuối tháng 3/2024, khi báo chí đưa tin về trường hợp camera giám sát ghi nhận một phụ nữ tại một tỉnh phía Bắc chạy xe máy trong 1 tháng có 26 lần vi phạm (10 lần không đội mũ bảo hiểm, 16 lần vượt đèn đỏ) và bị xử phạt về tất cả các lỗi này, thì nhiều người mới kinh ngạc. Có hai lý do khiến người ta bất ngờ, đó là người phụ nữ này vi phạm quá nhiều lần trong 1 tháng và không ngờ tất cả những vi phạm này đều bị ghi hình, xử phạt.

Quảng Ninh xử phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi

CSGT tỉnh Quảng Ninh xử lý học sinh vi phạm giao thông.
(PLVN) -Sau 10 ngày ra quân tổng kiểm soát xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp điện, lực lượng CSGT tỉnh Quảng Ninh đã tuần tra, kiểm soát, xử lý 230 trường hợp vi phạm, trong đó có 159 trường hợp vi phạm chưa đủ độ tuổi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; phạt 50 trường hợp giao xe cho người chưa đủ độ tuổi.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: Tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 2: Cần có những giải pháp đột phá cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
(PLVN) - Thời gian qua, TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều ưu tiên dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải có những giải pháp mới, phương thức “đột phá”nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đáp ứng nhu cầu và sự mong mỏi của người dân hai TP.

Băn khoăn phương án phân luồng giao thông trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Quang cảnh buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 22/4, tại TP Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị làm việc với Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ GTVT) liên quan đến việc cấm xe khách trên 30 chỗ, xe khách giường nằm, xe 6 trục trở lên (gồm cả xe thân liền và tổ hợp xe đầu kéo) lên cao tốc Cam Lộ - La Sơn. 

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa

Phối cảnh dự án khu phức hợp văn phòng, thương mại, khách sạn, nhà ở, công trình văn hóa đang được xây xung quanh nhà ga mới Takanawa Gateway theo nguyên lý TOD tại trung tâm Tokyo, Nhật Bản. (Ảnh: DPA)
(PLVN) - Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đường sắt đô thị là phương tiện gần như thuận tiện nhất và bảo đảm môi trường nhất. Chính vì vậy, việc triển khai đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh xây dựng mạng lưới đường sắt đô thị vừa giúp giải bài toán giao thông và môi trường đang nhức nhối tại các đô thị lớn như TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, xa hơn là tạo đà cho sự phát triển các đô thị và cả các khu vực xung quanh.

Thêm trường hợp bị thu hồi Giấy phép kinh doanh từ 1/6

Ảnh minh họa
(PLVN) - Nhà xe sẽ bị thu hồi giấy phép nếu không kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên Giấy phép kinh doanh (GPKD) từ 6 tháng trở lên, kể từ ngày được cấp GPKD hoặc ngừng kinh doanh vận tải toàn bộ các loại hình ghi trên GPKD 6 tháng liên tục trở lên...

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong

Ô tô lao xuống sông trong đêm, một người tử vong
Khoảng 18 giờ 45 phút, ngày 19/4 trên đường Bạch Đằng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, xe ô tô biển kiểm soát 34A - 673.01 hiệu Mazda CX5 đã lao xuống sông Sặt, khu vực trước cổng Tỉnh ủy Hải Dương khiến lái xe Nguyễn Ngọc Hạnh, sinh năm 1967 (sống ở phố Nguyễn Tuân, đăng ký thường trú tại phố Trương Mỹ, phường Trần Phú, thành phố Hải Dương) tử vong.