'Nhóc Nicolas', nhân vật có sức sống không biên giới

Nicolas và các bạn trong phim.
Nicolas và các bạn trong phim.
(PLVN) - Đã tròn 60 năm từ khi “Le Petit Nicolas/ Nhóc Nicolas” chào đời, Nicolas vẫn luôn là một cậu nhóc. Không lớn lên, không già đi, và vẫn đồng hành với biết bao cô cậu bé. Cho dù xã hội đã trải qua bao đổi thay, những câu chuyện đời thường về chú nhóc Nicolas vẫn đưa độc giả khắp nơi trên thế giới trở lại với thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. 

Chú nhóc Nicolas là nhân vật chính trong tác phẩm văn học thiếu nhi kinh điển, bộ truyện lừng danh của hai tác giả Jean-Jacques Sempé và René Goscinny. Truyện đã được chuyển ngữ sang hơn 40 tiếng, trong đó có tiếng Việt và bán được tổng cộng 15 triệu bản trên toàn thế giới.

Vượt thời gian

Tại sao bộ truyện lại có sức sống mãnh liệt đến vậy? Họa sĩ Jean-Jacques Sempé giải thích đơn giản trên trang web Le Petit Nicolas: “Thế giới của nhóc Nicolas là một thế giới lý tưởng. Đó là tuổi thơ mà Goscinny và tôi muốn có. Goscinny là một tài năng đã thành công khi tạo ra thế giới của các cậu nhóc mà tất cả mọi người đều mơ ước. Không bao giờ có bi kịch trong cuộc sống của nhóc Nicolas”. 

Quả đúng như vậy, với “Nhóc Nicolas”, người đọc đắm chìm vào cuộc sống đời thường với những câu chuyện xoay quanh gia đình, bạn bè, trường lớp, thầy cô, hàng xóm …, vào ngày thường cũng như ngày nghỉ lễ, kỳ nghỉ hè, trong lớp học cũng như ở sân trường, trong giờ ra chơi… Những trò đùa nghịch, chí chóe nhau, những lúc khóc lóc vì bị thầy cô phạt, khi bị bố mẹ mắng, những lúc giận dỗi bạn bè… Tất cả đều rất nhẹ nhàng, hài hước, không khỏi khiến người đọc phải bật cười thích thú. 

Khi đọc truyện, ai cũng có thể ít nhiều thấy bóng dáng mình qua các cậu nhóc, mỗi nhóc một cá tính: Eudes, cậu nhóc rất khỏe, hay đấm các bạn; nhóc Alceste miệng lúc nào cũng nhai nhóp nhép, không bao giờ bị ốm; nhóc Geoffroy có rất nhiều đồ chơi vì là con của một gia đình giàu có; cậu bé Agnan đeo kính cận, chỉ biết đến học và học, đứng đầu lớp, là học trò cưng của cô giáo, nhưng không được các bạn ưa vì hay khóc nhè và có tật hay mách cô giáo…

Mặc dù các nhân vật chính là Nicolas và các chú nhóc, nhưng truyện không chỉ nói về thế giới trẻ thơ mà lồng vào đó là những câu chuyện về mối quan hệ trong gia đình, giữa những người hàng xóm láng giềng, và cả những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày của các bậc phụ huynh… 

Tất cả đều được nhìn qua lăng kính trẻ thơ, rất hồn nhiên, trong sáng. Jean-Jacques Sempé và René Goscinny đã tạo ra một xã hội thu nhỏ rất gần gũi với cả trẻ em và người lớn, không chỉ về xã hội Pháp trong những năm 1960, mà có thể coi đó là một xã hội phi thời gian, phi không gian.

Không ai biết chú nhóc Nicolas mang họ gì, sinh năm nào, mấy tuổi, học lớp mấy, trường nào. Chỉ biết là cậu bé mang tên Nicolas, một tên gọi thường gặp. Dường như hai tác giả không muốn chỉ khắc họa một cậu bé cụ thể mà khái quát hóa Nicolas thành nhân vật đại diện cho trẻ nhỏ.

Đứa con tinh thần của cặp đôi tài năng  

Nhìn lại dòng thời gian, mọi chuyện bắt đầu vào ngày 29/3/1959: Báo Sud Ouest số ra ngày Chủ nhật, dịp lễ Phục Sinh, cho đăng một câu chuyện về nhóc Nicolas, do René Goscinny sáng tác với hình minh họa của Jean-Jacques Sempé. Goscinny thời đó đã là đồng tác giả của bộ truyện tranh nổi tiếng về các chuyến phiêu lưu của chàng cao bồi miền tây Lucky Luke. Còn họa sĩ Jean-Jacques Sempé vẽ tranh cho nhiều tờ báo. 

Nicolas trong truyện.
Nicolas trong truyện.

Ban đầu, ban biên tập báo Sud Ouest chỉ đặt hàng một truyện. Nhưng “Nhóc Nicolas” khi vừa chào đời đã được đón chào nhiệt liệt. Tờ báo đề nghị hai tác giả Goscinny và Sempétiếp tục loạt truyện. Trong bảy năm sau đó, đều đặn hàng tuần, một câu chuyện mới về Nicolas được trình làng.

Vào tháng 10/1959, “Nhóc Nicolas” được đăng trên Pilote, tờ báo mới dành cho giới trẻ, cùng sánh vai với “Asterix le gaulois”, một tác phẩm khác của Goscinny. Pilote sau này là tạp chí hàng đầu của Pháp có hình minh họa. 

Thực ra, tiền thân của loạt truyện “Nhóc Nicolas” có hình minh họa là loạt truyện tranh in trên tuần báo Moustique của Bỉ trong hai năm 1955-1956. Đây là sản phẩm của đôi bạn thân Goscinny - Sempé, khi đó lần lượt 27 và 21 tuổi. Họa sĩ Sempé hồi tưởng: “Vào cuối những năm 1950, tôi làm việc cho một hãng tin.René Goscinny cũng hợp tác với họ.

Một hôm, một tuần báo của Bỉ cần bộ tranh màu về một chú nhóc nghịch ngợm. Tôi về nhà, lục tìm trong đống tranh của mình, và thấy bức phác họa một cậu bé. Chỉ còn cần tìm cho nhóc một cái tên. Trên đường đi đến cuộc hẹn, tôi nhìn thấy biển hiệu của chuỗi cửa hàng rượu vang Nicolas. Nicolas cũng là tên con trai tôi. Và thế là cái tên Nicolas được chọn”.  

Từ năm 1960 đến năm 1965, năm tập truyện về nhóc Nicolas được xuất bản và dần trở thành những tác phẩm ăn khách. Trong vòng 18 năm hợp tác, hai tài năng đã sáng tác tổng cộng 222 câu chuyện về nhóc Nicolas. Goscinny qua đời năm 1977. Sempé cũng ngưng vẽ nhóc Nicolas.

Họa sĩ từng chia sẻ: “Tôi không thể, tôi không nghĩ đến, dù chỉ 1/100 giây, là vẽ nhóc Nicolas mà không có Goscinny đồng hành… Tôi chỉ làm điều đó cùng với ông ấy, không có ông ấy, tôi không thể tiếp tục”.

Khoảng 40 năm sau, Anne Goscinny, con gái nhà văn René Goscinny, tìm thấy bản thảo của vài chục truyện nhóc Nicolas chưa từng được người cha công bố và cho phát hành 3 cuốn sách mới. Goscinny không còn, nhưng đứa con tinh thần của đôi bạn tài năng vẫn gây tiếng vang lớn, nhóc Nicolas vẫn trẻ mãi không già.

Không chỉ nổi tiếng ở Pháp, theo dòng thời gian, bộ truyện còn được chuyển ngữ và phát hành tại 45 quốc gia, đặc biệt ăn khách ở các nước Đức, Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Hàn Quốc… Riêng tại Pháp, các tiệm sách mỗi năm vẫn bán được 300.000 cuốn truyện về nhóc Nicolas. Vào năm 2009, “Nhóc Nicolas” được chuyển thể thành phim màn ảnh rộng cùng tên và thu hút 5,7 triệu người xem.

Tin cùng chuyên mục

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Đọc thêm

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.

Còn mãi tiếng 'oanh ca' Ngọc Lan

Cuộc đời của bà cũng mong manh, bạc mệnh như đóa ngọc lan nhỏ bé. (Nguồn: Nhạc vàng online)
(PLVN) - Tháng 3 là mùa trăm hoa đua nở, nhưng cũng là ngày mất đi một danh ca nổi tiếng người Việt Nam mang tên Ngọc Lan. Bà thành danh ở tuổi 30, nhưng “tài hoa bạc mệnh”, người đẹp đã qua đời ở tuổi 45. Hai mươi năm sau ngày mất, nữ danh ca vẫn để lại tiếc nuối không nguôi trong lòng người hâm mộ.

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?

Có gì ở bom tấn “Godzilla x Kong: Đế chế mới”?
(PLVN) - Sau thành công của phần phim “Godzilla Đại chiến Kong”, đạo diễn Adam Wingard và ê-kíp sẽ trở lại trong màn hợp sức của hai siêu quái trong “Godzilla x Kong: Đế chế mới” với một quy mô đồ sộ hơn.