TP HCM ra “tối hậu thư” chấn chỉnh hoạt động thu gom rác dân lập

Các phương tiện thu gom rác dân lập ở TP HCM.
Các phương tiện thu gom rác dân lập ở TP HCM.
(PLVN) - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP HCM vừa có đề nghị gửi đến UBND 24 quận, huyện thực hiện các nội dung liên quan đến chuyển đổi phương tiện, sắp xếp hoạt động thu gom rác dân lập.

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP HCM vừa có đề nghị gửi đến UBND 24 quận, huyện thực hiện các nội dung liên quan đến chuyển đổi phương tiện, sắp xếp hoạt động thu gom rác dân lập.

Theo đó, Sở TN&MT đề nghị UBND quận, huyện tổ chức, sắp xếp hoạt động của chủ thu gom rác dân lập theo 3 hình thức: Vận động thành lập Hợp tác xã (HTX) vệ sinh môi trường; Vận động chuyển đổi phát triển lên Công ty/doanh nghiệp vệ sinh môi trường; Người thu gom rác dân lập gia nhập vào tổ chức hoạt động của Công ty TNHH MTV Dịch vụ Công ích (DVCI) quận, huyện.

Cạnh đó, địa phương hướng dẫn chủ thu gom dân lập tổ chức, sắp xếp, hoán đổi đường dây, tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn phải được dựa trên nguyên tắc tối ưu cự ly và khối lượng thu gom, khép kín trên địa bàn khu phố tuyến đường của phường. Không để tình trạng da beo, một chủ thu gom rời rạc, đứt quãng trên nhiều địa bàn khác nhau.

Địa phương cần tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm của các chủ thu gom rác dân lập trong quá trình hoạt động.

Sở TN&MT cũng đề nghị Công ty TNHH MTV DVCI quận - huyện có giải pháp, chính sách hỗ trợ đối với trường hợp chủ thu gom rác trở thành công nhân của công ty trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của người thu gom.

Các quận, huyện chủ động kế hoạch sắp xếp hoạt động thu gom rác dân lập, đảm bảo thời gian đồng bộ với tiến độ chuyển đổi phương tiện.

Song song với việc tổ chức sắp xếp hoạt động thu gom rác dân lập, UBND quận, huyện hướng dẫn các phương thức thu gom, mẫu phương tiện đã được thông báo áp dụng trên địa bàn quản lý để các chủ thu gom lựa chọn phù hợp với quy mô và khả năng đầu tư. Thống kê và xác định cụ thể danh sách các chủ thu gom, mẫu phương tiện dự kiến đầu tư để quản lý.

Đặc biệt, Sở TN&MT yêu cầu các địa phương thực hiện đánh giá tổng thể hiện trạng công tác thu gom, vận chuyển, trung chuyển CTRSH để xác định phương thức thu gom chất thải (thu gom và trung chuyển dọc tuyến; thu gom và trung chuyển tại các điểm hẹn; thu gom và trung chuyển tại các trạm trung chuyển) phù hợp với địa phương. Trong đó, mỗi quy trình thu gom phải chi tiết điều kiện áp dụng, chủng loại phương tiện và trang thiết bị kèm theo.

Địa phương cần lưu ý hướng dẫn cụ thể quy trình thu gom trong các tuyến hẻm nhỏ, hẻm cụt và trung chuyển chất thải lên các phương tiện cơ giới.

Trên tinh thần đó, các quận huyện cần thông báo bằng văn bản về việc áp dụng các phương thức thu gom trên địa bàn quản lý trong quý III/2020 để chủ thu gom, vận chuyển chất thải biết, định hướng đầu tư phương tiện phù hợp (tránh đầu tư phương tiện cơ giới có tải trọng lớn, không phù hợp với phương thức thu gom, trung chuyển của quận, huyện).

Yêu cầu các đơn vị trúng thầu cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH phải báo cáo kế hoạch cụ thể về đầu tư, bổ sung đủ phương tiện đáp ứng đủ nhu cầu trung chuyển chất thải phát sinh trên địa bàn; xóa bỏ tình trạng tồn lưu chất thải tại các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển.

Về chuyển đổi phương tiện thu gom rác, Sở TN&MT đề nghị các địa phương xây dựng cụ thể kế hoạch chuyển đổi phương tiện thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quản lý và thông báo trong quý IV/2020 về lộ trình thực hiện để chủ thu gom, vận chuyển biết, có kế hoạch triến khai phù hợp với tiến độ của địa phương.

Nhằm thực hiện tiến độ chuyển đổi phương tiện theo chỉ đạo của UBND Thành phố và việc tổ chức thực hiện có lộ trình để ổn định hệ thống thu gom, Sở TN&MT đề nghị các quận, huyện: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 hoàn thành chuyển đổi phương tiện trong quý III/2021.

Quận Bình Tân, Tân Phú, Phú Nhuận, Tân Bình, Bình Thạnh hoàn thành chuyển đổi phương tiện trong quý IV/2021; huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi hoàn thành chuyển đổi phương tiện trong giai đoạn 2022-2025. Phấn đấu cơ bản hoàn thành trong năm 2023.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.