Tôm cá đang cạn dần và rồi sẽ đến lượt loài người chúng ta

Ông Cruz đang đi bắt cua
Ông Cruz đang đi bắt cua
(PLVN) - Với những ngư dân ở một số khu rừng ngập mặn ở Brazil, biến đổi khí hậu không còn là chuyện ở đâu xa xôi mà biểu hiện ngay ở những tác động mạnh mẽ đến sinh kế của họ khi số lượng các loài sinh vật biển hiện đã sụt giảm nhanh chóng.

Kế sinh nhai bị đe dọa

Trong suốt hàng chục năm qua, những ngư dân như ông Jose da Cruz đã kiếm sống bằng việc bắt cua ở những khu rừng ngập mặn ven biển của Brazil. Những khu rừng tại các con sông giáp với Đại Tây Dương đó từ nhiều đời nay đã là nơi mà ông Cruz và cả đời cha, đời ông của ông bám vào hòng tồn tại. 

Ông Cruz được người dân gọi bằng biệt danh ma cà rồng vì hàm răng đặc biệt, nhọn hoắt. Hàng ngày, từ mờ sáng, ông đã ra khỏi nhà, đi thuyền tới neo đậu ở bờ sông Caratingui rồi đi bộ vào rừng ngập mặn. Cả khu vực được bao phủ bởi những loài cây ngập mặn dày đặc, có thân và rễ xoắn sâu trong bùn đen. Đó cũng chính là nơi những ngư dân như ông Cruz “tác nghiệp”. 

Để bắt cua, ông Cruz không sử dụng gậy hay lưới mà dùng tay để mò ở bùn. Những con cua đôi khi bò ngay trên mặt bùn nên ngư dân này chỉ cần lội quanh là bắt được. Tuy nhiên, cũng có khi chúng đào hang sâu xuống dưới đất, khiến ông phải nằm bẹp xuống bùn để vươn cánh tay xuống thật sâu để bắt. 

Ông Cruz cho biết, nếu bắt được khoảng 40 đến 50 con cua mỗi ngày, ông có thể kiếm được khoảng 200 real (tương đương khoảng 50 USD) mỗi tuần. Số tiền này không nhiều nhưng đủ để trang trải cuộc sống cho cả gia đình ông.

Song, gần đây, kế sinh nhai vốn đã rất nhọc nhằn của ông Cruz và nhiều ngư dân khác trong khu vực đang phải đối mặt với hàng loạt những mối đe dọa, trong đó có những thay đổi nhanh chóng của môi trường do tác động của biến đổi khí hậu. 

Ông Cruz cho hay, lượng cua mà ông bắt được trung bình mỗi ngày hiện nay chỉ bằng một nửa so với 10 năm trước. Cùng lúc, so với trước kia, biển hiện đã ăn sâu vào đất liền thêm khoảng 3m, khiến diện tích của những cánh rừng ngập mặn mà các ngư dân bao đời nay lặn ngụp kiếm sống bị thu hẹp đi đáng kể.

Thiên nhiên đang hỗn loạn

Là một nông dân chỉ quanh quẩn trong làng, chiếc đài con con chạy bằng pin gần như là cách duy nhất để ông Cruz kết nối với thế giới bên ngoài. Thế nhưng không vì thế mà người ngư dân này biết rõ sự nóng lên toàn cầu.

“Thiên nhiên đang trở nên ảm đạm. Ở Bắc Cực, băng đang tan ra, những lớp băng tự nhiên đang rã ra. Biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu là việc hoàn toàn có thực. Mọi người phải nhận thức được những gì đang xảy ra”, ông Cruz nói. 

Là một nông dân, hơn ai hết, ông Cruz là người cảm nhận được rõ được những tác động tiêu cực của các hiện tượng thiên nhiên tới cuộc sống hàng ngày của ông. Các bằng chứng khoa học cũng đã chứng minh những điều mà ngư dân này nói. 

Theo các nhà khoa học về khí hậu, mực nước biển dâng cao là một dấu hiệu của sự nóng lên toàn cầu. Trên khắp thế giới, các nhà khoa học cảnh báo rằng nhiệt độ nước biển đang tăng lên nhanh hơn nhiều so với dự đoán, kéo theo việc mực nước biển cũng dâng cao hơn. Sự nóng lên toàn cầu cũng khiến nhiệt độ nước biển tăng lên và giết chết một số sinh vật biển.

Theo một báo cáo được công bố hồi đầu năm, biến đổi khí hậu và các hoạt động trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của con người đang khiến 1 triệu loài sinh vật, phần lớn trong số này sống trong môi trường biển, có nguy cơ tuyệt chủng.

Những thay đổi này cũng đang tác động ngược trở lại tới cuộc sống của con người, trong đó có việc đe dọa sinh kế hàng chục hộ gia đình trong những ngôi làng của người dân ở ven biển mà điển hình chính là ngôi làng của ông Cruz khi cuộc sống của họ vốn phụ thuộc vào hệ sinh thái ven biển. 

Không chỉ vậy, biến đổi khí hậu còn có thể đe dọa đến sự tồn tại của cả cộng đồng của ông này. Được nhiều người gọi bằng cái tên “đoàn tàu”, ngôi làng của những ngư dân như ông Cruz bao gồm những ngôi nhà nhỏ được làm từ bùn đất nằm san sát cạnh nhau như những toa xe dọc bờ sông Caratingui. Với địa thế thấp, nếu không có rừng ngập mặn che chắn, ngôi làng sẽ nhanh chóng bị nước nhấn chìm. 

Biến đổi khí hậu đang là một trong những nguyên nhân đe dọa sinh kế của các ngư dân ở các vùng ven biển trên thế giới
Biến đổi khí hậu đang là một trong những nguyên nhân đe dọa sinh kế của các ngư dân ở các vùng ven biển trên thế giới

Rừng ngập mặn bao phủ khu vực có diện tích 13.989 km2 dọc theo bờ biển Brazil – tức chiếm diện tích lớn hơn bang Maryland của Mỹ. Theo nhà sinh vật học Renato de Almeida ở trường Đại học Reconcavo da Bahia, những khu rừng ngập mặn là một tấm khiên quan trọng để bảo vệ con người trước biến đổi khí hậu. 

Ông de Almeida cho biết, theo các nghiên cứu lượng carbon dioxide mà rừng ngập mặn có thể hấp thụ tương đương hoặc nhiều hơn lượng carbon dioxide mà một diện tích rừng tương tự ở khu vực rừng nhiệt đới Amazon có thể hấp thụ.

Các nhà khoa cũng đồng tình cho rằng những khu rừng ngập mặn còn có tác dụng bảo vệ những khu vực ven biển khỏi nguy cơ bị xói mòn khi những cơn bão lớn đang có xu hướng diễn ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. 

Có điều, theo các nhà khoa học, những loài thực vật ở rừng ngập mặn thường có khả năng thích ứng tốt, khi mực nước dâng cao lên thì chúng cũng sẽ mọc lên cao dần. Song, các loài sinh vật như cua hay sò mà ông Cruz đánh bắt lại không thích ứng được tốt như vậy. Do đó, những loài này có nguy cơ suy giảm số lượng cá thể đáng kể. 

Hiện tượng nóng lên toàn cầu đang khiến nhiệt độ nước biển tăng lên. Nếu nhiệt độ tăng cao tới mức nóng hơn khả năng thích ứng hẹp của cua và nhiều loài động vật khác trong chuỗi thức ăn của chúng, sự sống của những loài này sẽ bị đe dọa nghiêm trọng. Nước nóng hơn cũng có tính axit cao hơn, ăn mòn vỏ cua và các sinh vật biển khác. 

Tất nhiên, theo ông Almeida, sự nóng lên toàn cầu không phải là mối đe dọa duy nhất đối với hệ sinh thái ven biển. Việc những ngư dân như ông Cruz đánh bắt quá mức cũng có thể là một lý do khác dẫn tới sự suy giảm số lượng cua và các quần thể cá khác nhằm phục vụ nhu cầu hải sản gia tăng ở các khu vực đô thị ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có ở Brazil. 

Bên cạnh đó, việc du lịch ngày càng phát triển cũng đã dẫn đến tình trạng nhiều khu rừng ngập mặn bị dọn sạch để mở đường cho các nhà trọ và bến tàu nhỏ mọc lên dọc theo bờ biển. Giao thông gia tăng có thể làm gián đoạn quá trình phát triển của các loài như hàu ở trên các bờ sông. Tình trạng ngập lụt liên tục từ các tàu đi qua có thể làm xói mòn sự gắn bó của rừng ngập mặn với đất.

Theo các dự báo, những khu vực như ngôi làng của ông Cruz sẽ phải đối mặt với sự thay đổi nhanh chóng hơn trong những năm tới. Nhà nghiên cứu Carlos Nobre tại trường Đại học Sao Paulo cho hay, ngay cả trong trường hợp thế giới ngừng thải khí nhà kính, mực nước biển vẫn có thể dâng lên cao thêm 2-3 mét trong 200 năm tới. Tốc độ dâng của mực nước biển như vậy cao gấp 10 lần so với hàng trăm năm trước. 

Trong đó, theo ông Nobre, tại các ngôi làng ở khu vực ven biển của bang Bahia – nơi có ngôi làng của ông Cruz - mực nước biển đã tăng thêm 20-30 cm trong hơn 100 năm qua. “Không chỉ ở đây. Không chỉ riêng tôi mà rất nhiều ngư dân khác cũng đang phụ thuộc vào việc kiếm thức ăn từ rừng ngập mặn hàng ngày”, ông Cruz chua xót nói.

Cuối năm 2018, Bộ Môi trường Brazil đã công bố dữ liệu cho thấy các ước tính sơ bộ về tỷ lệ phá rừng ở Amazon trong những năm vừa qua. Đó là những con số rất đáng buồn bởi chính con người đang chặt phá rừng cây và phá hủy đất đai ở mức độ chưa từng thấy trong thập kỷ qua.

Theo hình ảnh vệ tinh, khoảng 7.900 km2 rừng nhiệt đới Amazon của Brazil đã biến mất từ tháng 8/2017 đến tháng 7/2018. Diện tích này gấp 5 lần diện tích của London, gấp 10 lần diện tích của New York, 75 lần diện tích của Paris, và tương đương khoảng 6,3 triệu lần diện tích của một hồ bơi tiêu chuẩn Olympic.

Theo Viện Nghiên cứu không gian vũ trụ Brazil (INPE), hệ thống báo động DETER ghi nhận diện tích rừng bị phá trong tháng 5/2019 lên tới 739 km2. Con số này cao hơn so với 550 km2 ghi nhận vào tháng 5 năm ngoái, và cao gấp đôi so với diện tích rừng bị phá 2 năm trước. Tháng 5 thường là tháng hoạt động chặt phá rừng gia tăng sau mùa mưa ở Brazil. 

Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, Amazon là khu rừng duy trì sự cân bằng khí hậu toàn cầu và phần lớn lượng phát thải khí nhà kính của Brazil là do việc phá rừng. Người đứng đầu INPE Claudio Almeida nhận định nếu tình trạng này tiếp diễn, năm 2019 sẽ là "năm tồi tệ" đối với rừng Amazon.

Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng phá rừng phục vụ cho hoạt động chăn nuôi gia súc, trồng đậu nành hay khai thác mỏ. Không những thế, các nhà hoạt động môi trường của nước này đã bày tỏ quan ngại về khả năng diện tích rừng Amazon sẽ còn bị thu hẹp hơn nữa bởi chính phủ từng tuyên bố kế hoạch khám phá và khai thác nguồn tài nguyên tự nhiên của khu rừng già này để phục vụ các lợi ích về kinh tế.

Đọc thêm

Cháy một trường học ở Hà Nội

Cột khói đen bốc cao nghi ngút từ vụ cháy. Ảnh: CACC
(PLVN) - Vụ việc xảy ra vào khoảng 15h17' chiều ngày 16/3 tại Trường THCS Văn Quán, quận Hà Đông. Thời điểm này, bên trong trường vẫn tổ chức cho học sinh học tập.

Bạc Liêu: Thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp phòng chống hạn, mặn

Tỉnh Bạc Liêu ưu tiên vận hành các công trình thủy lợi, vận hành hiệu quả các cống. (Ảnh: Trọng Nghĩa)
(PLVN) - Để chủ động và hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại do hạn, mặn làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân ở Bạc Liêu, các cấp chính quyền, địa phương trong tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp gắn liền với thực tế sản xuất và tập quán sinh hoạt của người dân.

Quảng Nam hưởng ứng chiến dịch vì động vật hoang dã

Quảng Nam hưởng ứng chiến dịch vì động vật hoang dã
(PLVN) - Ngày 15/3, tỉnh Quảng Nam tổ chức triển lãm về Đa dạng sinh học và mitting hưởng ứng chiến dịch hành động vì động vật hoang dã. Đây là 1 trong chuỗi chương trình hưởng ứng lễ khai mạc Năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia - Quảng Nam 2024 – Chung sống hài hòa với thiên nhiên”.

Sắp tới nắng nóng có khả năng xuất hiện nhiều hơn

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm trong tháng 7-8/2024, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt.

Dự báo thời tiết cuối tuần này

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Cuối tuần này (16-18/3) phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hoá tiếp tục có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác. Phía Tây Bắc Bộ có nơi có nắng nóng, miền Đông Nam Bộ tiếp tục có nắng nóng.

Nhiều địa phương thực hiện tốt chính sách pháp luật liên quan đến chất thải nhựa

Biến rác thải từ các tàu đánh cá thành tiền.
(PLVN) - Một số địa phương đã đưa ra những chế tài để áp dụng các quy định cấm du khách mang và sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần. Một số điểm du lịch nổi tiếng và địa phương khác có tiềm năng phát triển du lịch cũng đã áp dụng các giải pháp giảm thiểu lượng rác thải nhựa phát sinh. Theo nhận định của các chuyên gia về môi trường, các giải pháp này chắc chắn sẽ mang đến những tác động nhất định trong nỗ lực giảm thiểu ô nhiễm nhựa của chúng ta...

Đề xuất ý tưởng dẫn nước từ Đông Nam Bộ chống hạn mặn cho miền Tây

Đoàn công tác kiểm tra hiện trường một công trình phục vụ công tác phòng, chống hạn mặn tại Bến Tre. (Ảnh: Trần Tiến)
(PLVN) - Dẫn nước từ sông Sài Gòn hoặc Đồng Nai cấp cho các tỉnh miền Tây để khắc phục tình trạng thiếu nước mùa hạn mặn là đề xuất được lãnh đạo UBND tỉnh Bến Tre đưa ra tại buổi khảo sát các công trình chống hạn mặn tại địa phương của Đoàn công tác Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp dẫn đầu, ngày 12/3.

Vườn Di sản Phong Nha tiếp nhận 3 con khỉ quý hiếm

Lực lượng chức năng tiến hành tiếp nhận các cá thể khỉ quý hiếm để chăm sóc và thả về môi trường tự nhiên.
(PLVN) - Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật (CHBT&PTSV), thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng mới tiếp nhận 1 cá thể khỉ mặt đỏ và 2 cá thể khỉ vàng từ người dân ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.