Thừa Thiên - Huế: Nhiều khu công nghiệp thiếu hệ thống xử lý nước thải

Hiện chỉ có KCN Phú Bài có hệ thống xử nước thải tập trung tương đối hoàn chỉnh
Hiện chỉ có KCN Phú Bài có hệ thống xử nước thải tập trung tương đối hoàn chỉnh
(PLVN) - Mặc dù được thành lập từ lâu nhưng một thực tế hiện đang diễn ra tại nhiều khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế đó là các KCN vẫn không có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Điều này không những trái với quy định bảo vệ môi trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm và nhiều hệ lụy khác.

Tồn tại nhiều năm nay

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế - Công nghiệp Thừa Thiên - Huế, trên địa bàn tỉnh có 6 KCN gồm: Phú Bài, Phong Điền, Tứ Hạ, La Sơn, Phú Đa và Quảng Vinh; tổng diện tích quy hoạch khoảng 2.393,47ha. 

Qua thống kê của cơ quan chức năng, đến cuối năm 2019, trên địa bàn các KCN này có hơn 100 dự án được cấp phép đầu tư còn hiệu lực. Việc hình thành các KCN để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho người dân là điều rất cần thiết. Tuy nhiên, do thiếu sự kiểm tra, giám sát và xử lý đồng bộ của các cơ quan chức năng nên hiện nhiều KCN vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Đơn cử như KCN Phong Điền được thành lập từ năm 2009, là một trong những KCN phát triển đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Theo quy hoạch thì KCN này rộng khoảng 400ha hướng tới mở rộng 700ha vào năm 2020 (gồm 3 khu A, B và C, KCN Viglacera) và yêu cầu có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hiện tại, ở đây đang  có rất nhiều nhà máy hoạt động và được cấp phép, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao. 

Theo quy định về bảo vệ môi trường, đối với các KCN khi xây dựng các cơ sở sản xuất phải đi đôi với việc xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải công nghiệp và khu xử lý chất thải công nghiệp. Thế nhưng, tại KCN Phong Điền hiện vẫn đang thiếu hệ thống xử lý nước thải tập trung khiến người dân nơi đây rất bức xúc.

Ông Đỗ Đình Mãn (thôn Trạch Tả, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền) cho biết, làng Trạch Tả nằm ở vùng thấp nhất của thị trấn. Vì vậy, nước thải của các nhà máy ở KCN Phòng Điền sau khi chảy qua các kênh mương trong thị trấn rồi chảy qua làng và xuống sông Ô Lâu. Bấy lâu nay, các vụ mùa đều đạt năng suất cao, thế nhưng, những năm gần đây, do ảnh hưởng nước thải từ KCN gây ô nhiễm nên hơn nhiều hecta ruộng ở vùng thấp cũng đành bỏ hoang. “Tại các cuộc tiếp xúc cử tri với các cấp, chúng tôi đã liên tục kiến nghị về vấn đề này nhưng đến nay vẫn chưa có động tĩnh gì”- ông Mãn thông tin.

Theo nhiều người dân ở thôn Đức Phú, xã Phong Hòa, huyện Phong Điền, đập Hào là đầu nguồn nước sinh hoạt của người dân trong thôn. Ngoài ra, đây cũng là nơi tích nước, cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho 40ha lúa và rau màu của 90/115 hộ dân của thôn.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, nước từ hệ thống thoát nước của KCN Phong Điền liên tục thải xuống, khiến nguồn nước tại đập Hào ngày càng ô nhiễm. Nước thải có màu vàng, nhiều lúc đen thẫm và thường xuyên bốc mùi hôi thối. Ngoài ra, một lượng lớn cát theo hệ thống thoát nước đổ về đập Hào làm cho đập bị bồi lấp, không thể tích nước trong mùa hè phục vụ tưới tiêu.

KCN Phong Điền không có hệ thống xử lý nước thải tập trung dù đã hoạt động nhiều năm qua
KCN Phong Điền không có hệ thống xử lý nước thải tập trung dù đã hoạt động nhiều năm qua 

Nhà đầu tư lo ngại

Không chỉ có KCN Phong Điền, hiện KCN La Sơn, KCN Phú Đa… cũng đang trong tình trạng “khát” hệ thống xử lý nước thải tập trung. Được biết, vừa qua, một số doanh nghiệp cũng có ý định đến đầu tư tại KCN Phú Đa (huyện Phú Vang). Tuy nhiên, qua tìm hiểu được biết, KCN Phú Đa vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nhiều nhà đầu tư lo ngại về vấn đề môi trường.

Trao đổi về vấn đề này, ông Trịnh Đức Hùng - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế xác nhận rằng việc nước thải của các nhà máy đang hoạt động ở KCN Phong Điền sau khi qua hệ thống xử lý nước thải đã chảy trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm là có.

Người dân cũng như huyện và các doanh nghiệp trong KCN đã nhiều lần kiến nghị cấp trên về việc mong muốn KCN này sớm có hệ thống xử lý nước thải. Qua đó hạn chế sự ô nhiễm, tuy nhiên đến nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người dân cũng như của địa phương, một phần là nguồn kinh phí xây dựng hệ thống này rất cao. Việc không có hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ rất khó cho vấn đề kiểm soát, giám sát môi trường. Thời gian tới huyện sẽ xúc tiến làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh ưu tiên kêu gọi nhà đầu tư sớm xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho KCN. 

Theo Ban Quản lý Khu kinh tế - công nghiệp tỉnh, trong 6 KCN trên địa bàn tỉnh thì chỉ có KCN Phú Bài tương đối hoàn chỉnh, các KCN còn lại đang khó khăn trong việc thu hút các nhà đầu tư, bởi chưa có hạ tầng (đường, điện, nước, khu xử lý rác thải, nước thải...) và chưa quy hoạch hoàn chỉnh.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...