Suối Linh bị "bức tử" đến bao giờ?

(PLVN) - Hàng chục năm nay, người dân các phường Long Bình, Tam Hòa, An Bình ở TP Biên Hòa (Đồng Nai) phải chịu cảnh sống chung với môi trường ô nhiễm, đối mặt với không khí độc hại khi rác thải sinh hoạt, rác thải tổng hợp, chất thải từ các lò mổ heo lậu... ứ đọng, phủ dày bề mặt suối Linh cùng với dòng nước đen ngòm bốc mùi hôi thối.

Dù quy định cấm chăn nuôi heo trong địa bàn TP Biên Hòa được ban hành gần 20 năm nay nhưng người dân sinh sống dọc dòng suối Linh đoạn chảy qua địa bàn các phường Long Bình, An Bình, Tam Hòa vẫn phải chịu đựng mùi phân heo hôi thối, ô nhiễm. Đó là kết quả từ hàng chục lò mổ heo lậu trên địa bàn phường Long Bình thải trực tiếp ra dòng suối này.

Không chỉ phân heo, rác thải nổi lềnh dềnh trên mặt nước, túi ni lông, vỏ chai, xác chết động vật, ruồi nhặng… tất cả quyện vào nhau tạo ra mùi hôi, thối và độc hại.

Dòng nước đen ngòm từ Suối Linh khiến bất kỳ ai cũng phải rùng mình trước môi trường sống quá ô nhiễm mà người dân nơi đây phải chịu đựng.

Dòng suối Linh ô nhiễm giữa lòng thành phố
Dòng suối Linh ô nhiễm giữa lòng thành phố 

Bà Đào Thị Tươi (người dân TP Biên Hòa) chia sẻ “Mấy năm nay rồi bảo làm mà không làm đi, về đây mỗi lần mưa mỗi lần ngập, ngập lên nửa nhà luôn, người bệnh thì nhiều con nít con nôi. Để cho dân bức xúc quá mà không biết kêu ai gọi ai bây giờ. Nhờ các cấp chính quyền hỗ trợ dân để cho dân đỡ khổ, chứ cứ để như thế này đâu có được. Nước phân trôi đầy nhà luôn. Thế nên là chính quyền có dự án gì làm nhanh chóng cho dân nhờ một chút chứ biết kêu gọi ai bây giờ, chỉ biết bức xúc và chịu đựng chứ giờ biết sao”.

Nhiều năm qua Suối Linh đã được tỉnh Đồng Nai khắc phục. Khơi thông dòng chảy, tạo cảnh quan dọc bờ suối và hạn chế ô nhiễm môi trường sống là những giải pháp được triển khai. Trong đó, Đồng Nai đã cấp cho TP Biên Hòa hơn 36 tỷ đồng để thực hiện dự án nạo vét bùn, đất đá dưới suối, kè bê-tông và trồng cây xanh hai bên bờ suối từ phường Long Bình đến phường An Bình của TP Biên Hòa. Dự án, được khởi công vào cuối năm 2017 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018. Nhưng đến nay, dự án này vẫn dang dở bởi khi dự án thực hiện được khoảng 30% thì phải ngưng để điều chỉnh thiết kế và đấu thầu lại.

Bị bỏ ngang nhiều năm, hàng trăm tấm đan được xếp và chất đống trong khuôn viên nhà một người dân ven suối, cỏ mọc um tùm, che khuất những tấm đan chưa được sử dụng tới trước cái nhìn nuối tiếc của hàng trăm ngàn người dân.

Rác thải sinh hoạt, rác thải tổng hợp, chất thải từ các lò mổ heo lậu... ứ đọng, phủ dày bề mặt suối Linh
Rác thải sinh hoạt, rác thải tổng hợp, chất thải từ các lò mổ heo lậu... ứ đọng, phủ dày bề mặt suối Linh 

“Nó thúi không thể chịu được, mùa mưa còn đỡ tí. Cái dự này mấy năm trước đang làm dở dang, tự nhiên lại không làm nữa. Có làm rồi, còn để đầy tấm đan ở trong vườn nhà tôi, người dân mong lắm, mong để làm con suối sạch sẽ, không ô nhiễm nữa là điều mong muốn mấy chục năm nay rồi”, bà Phạm Thị Huệ cho biết.

Những ngày đầu khởi công dự án, người dân xung quanh nơi đây rất phấn khởi. Nhưng sau đó bị “bỏ ngang”, công trình dang dở khiến nhiều người dân quanh khu vực bức xúc.

Dòng nước đen ngòm bốc mùi hôi thối.
Dòng nước đen ngòm bốc mùi hôi thối.

Ông Nguyễn Ngọc Tư, ngụ KP 3, Phường Long Bình, TP Biên Hòa cho biết: “Thúi hoắc, mùa nắng này là chịu không nổi, mùa mưa nó ngập tới đây luôn, thoát không kịp nên bị ngập, con nít cũng không dám đi qua đây. Ba năm nay rồi công trình nạo vét đang làm khúc trên kia nhưng khi mưa xuống là bỏ đi luôn. Nước thải đen thùi lùi, lâu lâu nước chảy vàng khè chịu không nổi. Dự án trồng cây xanh cũng bỏ của chạy lấy người đâu có ai chăm sóc hay tưới gì đâu. Từ đây đi vô 500m nữa dòm thấy đủ thứ phát sợ luôn.”

Người dân bức xúc với dự án bị bỏ ngang nhiều năm.
Người dân bức xúc với dự án bị bỏ ngang nhiều năm.

Người dân chỉ còn trông chờ vào trách nhiệm của cơ quan chức năng TP Biên Hòa khi mà con suối này vẫn cứ ngày ngày đón nhận hàng trăm thứ chất thải. Và trên hết, sức khỏe của người dân đang rất cần được bảo vệ.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vấn đề nhức nhối này.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.