Phân loại rác thải sinh hoạt cần trở thành thói quen văn minh

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng báo cáo về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Ảnh: quochoi.vn
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng báo cáo về Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Ảnh: quochoi.vn
(PLVN) - Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng cho rằng, phân loại chất thải rắn sinh hoạt là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao. 

Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47, ngày 12/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã xem xét Dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phiên họp về nội dung này.

Báo cáo về một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) Phan Xuân Dũng cho biết: Đối với việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, có nhiều ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; rà soát các quy định về kinh phí chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải và quy định cụ thể lộ trình bắt buộc thực hiện tính chi phí phải trả dựa trên khối lượng, chủng loại phát sinh để bảo đảm tính khả thi.

Theo Chủ nhiệm Phan Xuân Dũng, vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân từ lúc phát sinh đến việc thu gom, vận chuyển và xử lý là vấn đề bức xúc, cấp thiết đặt ra đối với hầu hết các khu vực đô thị và nông thôn hiện nay. Đây là những nội dung quy định mới, tiến bộ về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong Dự thảo Luật được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, dư luận quan tâm.

Các quy định về phân loại, tính chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại là nhằm khuyến khích phân loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân, bảo đảm công bằng trong việc chi trả phí thu gom, vận chuyển, xử lý theo hướng phát sinh nhiều thì trả tiền nhiều, không cào bằng, bình quân theo đầu người như hiện nay. 

Tuy nhiên, kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy sẽ cần một thời gian nhất định để các quy định này được áp dụng và vận hành ổn định. Vì vậy, cần phải có lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, khu vực.

Tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Dự thảo Luật đã chỉnh lý quy định về phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cơ bản và căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương, UBND cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt khác như tại Điều 76, đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo khối lượng, chủng loại phát sinh tại khoản 5 Điều 80.

Về lộ trình thực hiện, giao UBND cấp tỉnh ban hành quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân thuộc địa bàn quản lý; quy định giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; quy định cụ thể hình thức và mức kinh phí hộ gia đình, cá nhân phải chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên lượng, chủng loại chất thải phát sinh trước ngày 1/1/2025 như tại khoản 6 Điều 80 của dự thảo Luật.

Ông Phan Xuân Dũng khẳng định: “Đây là nội dung bắt buộc phải làm của một quốc gia tiên tiến, văn minh, để thực hiện quy định này phải thay đổi thói quen, tập quán lạc hậu, cần sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị nên cần có quyết tâm chính trị cao. Do đó, Thường trực Ủy ban KHCN&MT xin UBTVQH cho ý kiến chỉ đạo”.

Về ý kiến đề nghị cần cân nhắc nội dung nguyên tắc “coi chất thải là tài nguyên” để tránh tình trạng các tổ chức, cá nhân lợi dụng nguyên tắc này khi thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải, Thường trực Ủy ban KHCN&MT và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tiếp thu và làm rõ hơn nội dung này như sau: Việc coi chất thải là tài nguyên nhằm định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải trên cơ sở tận dụng tối đa giá trị từ chất thải mang lại, tăng cường tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng từ việc xử lý chất thải, đồng thời để thể hiện rõ nội hàm cơ bản của nền kinh tế tuần hoàn, phù hợp với xu thế trên thế giới hiện nay. 

Đọc thêm

Ra quân đạp xe hưởng ứng giờ Trái đất năm 2024

Các đoàn viên thanh niên đạp xe hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2024.
(PLVN) - Sáng nay - 23/3/2024, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ TN&MT phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Việt Nam) tổ chức Chương trình ra quân đạp xe hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024.

Bạc Liêu cảnh báo nguy cơ cháy, nổ vào mùa khô

 Bạc Liêu cảnh báo nguy cơ cháy, nổ vào mùa khô
(PLVN) - Lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ các cấp trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đã triển khai thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống cháy nổ, đồng thời đưa ra khuyến cáo để người dân nâng cao ý thức trong việc phòng cháy, chữa cháy, nhất là vào thời tiết nắng nóng như hiện nay.