Nhiều mô hình ứng phó với hạn mặn ở ĐBSCL

Mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(PLVN) - Ứng phó với hạn mặn, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang vận động nông dân chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng những cây thích nghi và cho hiệu quả kinh tế cao...

Hướng tới xây dựng quy hoạch ĐBSCL 

Do hạn mặn nên thời gian qua, người dân, doanh nghiệp ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau đã khoan hơn 291.000 giếng để lấy nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dẫn đến mực nước dưới đất ở các địa phương này đang bị hạ thấp theo từng năm.

Trong tháng 4/2020, Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã hoàn thiện và bàn giao 13 điểm cấp nước cho các tỉnh, thành phố ĐBSCL và Tây Nguyên, kịp thời giúp người dân chống hạn, mặn.

Tại cuộc họp triển khai Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2020 về việc đánh giá hạn hán, xâm nhập mặn vùng ĐBSCL và đề xuất các giải pháp do Bộ TN&MT tổ chức, Thứ trưởng Lê Công Thành đề nghị Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Khí tượng thủy văn và Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cùng phối hợp rà soát đánh giá đợt hạn mặn 2020.

Thứ trưởng Thành lưu ý, trong phân tích đánh giá không chỉ dừng lại ở năm 2016, 2020 mà cần đưa bức tranh dài hơn về vấn đề hạn, mặn và lũ lụt ở ĐBSCL. Đồng thời, đưa thêm nhận định đánh giá hạn hán, xâm nhập mặn trong 20 - 30 năm trở lại đây. “Như vậy, mới thấy được mối liên hệ, diễn biến về biến động dòng chảy trong mùa cạn, biến động về bùn, cát… Đây là dịp Bộ TN&MT thể hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước” – ông Thành nhấn mạnh.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ TN&MT, sắp tới Bộ sẽ xây dựng quy hoạch ĐBSCL, triển khai một loạt vấn đề về đối sách Mê Công, vì thế, cần phải sớm đưa ra các giải pháp. Trong các năm tiếp theo, ngành TN&MT sẽ đầu tư mạng lưới quan trắc các nước trong lưu vực sông Mê Công, môi trường, nước mặt ĐBSCL, khảo sát dòng chảy ven bờ ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành bồi đắp, sạt lở biển, bờ sông.

Mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, mùa vụ

Theo các chuyên gia, qua mùa khô 2019-2020, các tỉnh ven biển sẽ biết được vùng nào thiếu nhiều nước thì những vùng đó mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, mùa vụ, còn những tỉnh nào có lợi thế trữ nước được thì trữ nước lại. Tuy nhiên, để làm được việc này phải có sự chỉ đạo của Nhà nước, các bộ, ngành Trung ương có liên quan để quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên nước một cách tối ưu nhất. 

PGS.TS. Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu - Trường Đại học Cần Thơ cho biết, các yếu tố cực đoan của biến đổi khí hậu đã làm gia tăng, tạo áp lực lớn đến vựa lúa của vùng ĐBSCL. 

Nhằm phát triển bền vững ngành Nông nghiệp nói chung, bảo vệ diện tích lúa nói riêng, trong những năm qua, các bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã đẩy mạnh công tác quy hoạch vùng, phát triển diện tích đất lúa theo hướng tập trung quy mô lớn như ở An Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp… để vừa nâng cao giá trị sản phẩm, vừa phù hợp với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ở mỗi địa phương. 

Đơn cử như nông dân ở một số địa phương: Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau cũng đã thay đổi tập quán sản xuất, chuyển sang trồng lúa - khoai - bắp; lúa - tôm tại một số khu vực chuyên trồng lúa 3 vụ; Sóc Trăng giảm đáng kể sản xuất lúa vụ 3 (tức vụ xuân hè), đặc biệt là vùng ngọt hóa ven biển để ứng phó với tình hình hạn mặn. 22.000ha đất ruộng ở huyện Trần Đề, hơn 42.000ha ở vùng Long Phú - Tiếp Nhật đã được chuyển đổi cây trồng, vật nuôi…

Ông Nguyễn Thành Phước, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Lý do là hiệu suất sử dụng nước của lúa rất khủng khiếp. 1ha lúa sẽ cần tới 4.000m3 nước/vụ 3 - 4 tháng. Trong khi đó, cùng diện tích trồng dưa, bí, rau màu hay cây ăn trái chỉ cần 600 - 800m3 cho khoảng thời gian tương đương”.

Năm 2018 kế hoạch chuyển từ đất lúa sang cây trồng khác của tỉnh Sóc Trăng chỉ là 2.000ha, nhưng thực tế nông dân đã chuyển đổi được 8.815ha; trong đó, đất lúa sang cây trồng hằng năm (bí, dưa hấu, rau màu, khổ qua…) là 2.506ha, cây lâu năm 301ha, nuôi thủy sản khoảng 6.008ha. Năm 2019, kế hoạch chuyển đổi chỉ có 1.700ha nhưng thực tế bà con cũng mạnh dạn chuyển đổi tới 4.192ha, trong đó từ lúa sang cây hằng năm 998ha, nuôi trồng thủy sản 2.853ha…

Đặc biệt, trong thời gian qua mô hình trồng dưa hấu dưới chân ruộng đã khẳng định được sự hiệu quả về kinh tế cho bà con nông dân chuyển đổi từ đất 3 vụ lúa sang 2 vụ lúa, một vụ màu.

Vụ đông xuân 2020-2021, Trà Vinh có kế hoạch chỉ trồng lúa 51.000ha, giảm khoảng 17.000ha để chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác. Các tỉnh khác, ngành Nông nghiệp chỉ cơ cấu 3 vụ lúa cho những vùng có điều kiện chủ động về nguồn nước tưới. Đối với những vùng sản xuất khó khăn, bị ảnh hưởng hạn mặn, hạn chế về nguồn nước tưới, ngành vận động và hướng dẫn nông dân chuyển sang 2 vụ lúa - 1 vụ màu, trồng các loại cây rau, màu sử dụng ít nước tưới như ngô, dưa hấu, rau đậu…

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

Cảnh báo mưa rào và dông ở một số khu vực

(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, đêm 23 và ngày 24/4, ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 60mm (mưa tập trung vào thời gian chiều tối và đêm).

Đọc thêm

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.