“Loay hoay” phân loại rác thải

(PLVN) - Từ năm 2006, nhiều địa phương đã thí điểm phân loại rác tại nguồn nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tái sử dụng nguồn thải. Nhưng cả chục năm trôi qua, mô hình này vẫn chưa thể đi vào đời sống.
Người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn
 Người dân thực hiện phân loại rác tại nguồn

Vẫn chỉ là “thí điểm”

Hơn chục năm trước, Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương trên cả nước đã thực hiện thí điểm phân loại rác tại nguồn. Giai đoạn năm 2006 - 2009, Cty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai mô hình 3R theo dự án do Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ, thí điểm tại 4 phường Láng Hạ, Nguyễn Du, Thành Công và Phan Chu Trinh.

Theo đó, người dân được hướng dẫn phân rác thành 3 loại: Rác tái chế; rác vô cơ; rác hữu cơ. Các hộ gia đình được cấp túi xanh (để đựng rác thải hữu cơ) và túi vàng (để đựng các loại rác thải khác). Sau khi được thu gom, rác vô cơ sẽ được chuyển đến bãi rác Nam Sơn và Nhà máy Chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn tiếp nhận để sản xuất phân bón. Rác tái chế được xử lý, tái chế theo quy định. 

Để thực hiện dự án, nhiều hoạt động tuyên truyền được tiến hành rầm rộ, như: Hội nghị các ngôi sao 3R; tổ chức các khóa/buổi giáo dục, hướng dẫn học sinh tiểu học làm quen với phân loại rác thải, tổ chức thi vẽ, làm đồ chơi tái chế cho các học sinh…

Theo URENCO, dù mới chỉ thí điểm tại 4 phường nhưng tổng lượng rác giảm thiểu sau khi phân loại rác tại nguồn lên tới 4.680 tấn/năm. Dự án được đánh giá tác động tích cực tới môi trường như: Giảm 30% lượng rác đưa đi chôn lấp, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm chi phí xử lý rác, kéo dài tuổi thọ các bãi chôn lấp. Lượng rác được chế biến thành phân bón an toàn cho đất trồng và người sử dụng. 

 Đây là dự án ODA phụ thuộc vào nguồn tài trợ của Nhật Bản. Sau 3 năm thí điểm, thành phố thành phố chưa bố trí được nguồn vốn. Doanh nghiệp cũng chỉ duy trì được vài năm nhưng phải dừng do thiếu kinh phí”- URENCO cho biết.

Theo các chuyên gia, nếu Việt Nam thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn sẽ giảm ít nhất 50% khối lượng rác có nguồn gốc này và giảm thiểu các vấn đề môi trường, như: Giảm lượng khí metan (CH4) và CO2 phát sinh từ các bãi chôn lấp; giảm lượng nước rò rỉ; giảm gánh nặng ngân sách chi cho công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý...

Đáng tiếc là đến nay, việc phân loại rác theo dự án trên đã không còn được thực hiện.

Giải pháp chưa quyết liệt, đồng bộ

Theo chuyên gia môi trường Phạm Văn Đức (thành viên tham gia dự án 3R): Để đạt được mục tiêu gom rác thải cần kết hợp hài hòa 3 yếu tố: Công nghệ; sự quyết liệt của chính quyền và ý thức của người dân. Nhưng công nghệ xử lý rác của chúng ta đang rất lạc hậu. Còn chính sách đầu tư đều “nửa chừng”. 

Số liệu từ Tổng cục môi trường cho biết, trung bình mỗi năm, Việt Nam có tới 17,5 triệu tấn trong tổng số 25 triệu tấn rác thải rắn sinh hoạt được chôn lấp. 

Nước ta hiện có 660 bãi chôn lấp có quy mô lớn hơn 1ha, nhưng chỉ có 120 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Những bãi chôn rác tại các thành phố luôn trong tình trạng quá tải, thường trực nguy cơ gây ô nhiễm nước và không khí. Để khắc phục tình trạng này, nhiều tỉnh, thành phố (thậm chí cả các tuyến huyện, xã) đã chủ động đầu tư xây dựng lò đốt rác. 

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia thì do quy mô nhỏ, công nghệ sơ sài nên các lò đốt chất thải rắn sinh hoạt vẫn có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường lớn. Hơn nữa, công tác thu gom rác cũng chưa hiệu quả, phương tiện thu gom thiếu đồng bộ. 

Ông Nguyễn Hữu Tiến - Tổng Giám đốc URENCO cho rằng, nếu đã phân loại rác tại nguồn (rác vô cơ, rác hữu cơ) thì cũng cần 2 loại xe để thu gom, vận chuyển đến 2 cơ sở xử lý riêng. Hơn nữa, công tác thu gom rác hiện cũng còn bất cập bởi nhiều tổ chức cùng tham gia. Vì vậy, việc phân loại rác tại nguồn muốn thành công phải đầy đủ, đồng bộ từ chính sách, công nghệ, phạm vi. Đã đến lúc, cơ quan quản lý phải xác định được công nghệ xử lý rác nào phù hợp và đưa ra cơ chế, chính sách để thu hút nhà đầu tư.

Theo URENCO, rác về đến nhà máy vẫn phải tiếp tục phân loại bằng máy và thủ công… nên chi phí cao...Thành phố không hỗ trợ kinh phí nên URENCO vẫn phải bù lỗ cho hoạt động sản xuất phân tại Nhà máy Xử lý rác Cầu Diễn. 

Có thể nói, để việc phân loại rác đi vào thực tiễn và hiệu quả, cần sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ từ khâu tuyên truyền, giám sát, quản lý nguồn phát thải, cho đến vận chuyển và áp dụng công nghệ xử lý chất thải hiện đại cũng như thường xuyên kiểm tra, xử lý. 

Đọc thêm

Miền Trung chủ động ứng phó hạn nặng

Độ mặn nước sông tại cửa thu nước thô vào các Nhà máy nước ở Đà Nẵng đang vượt ngưỡng
(PLVN) - Các đợt nắng nóng gay gắt kéo dài tập trung từ tháng 4 đến tháng 6 tại miền Trung dẫn đến nguy cơ thiếu nước phục vụ dân sinh, sản xuất vụ Đông Xuân và Hè thu tới. Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành như: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã tích cực chủ động ứng phó…

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.