Lâm Đồng: Chính quyền ở đâu khi hàng trăm héc ta rừng bị biến thành đất tư?

(PLVN) - Hơn 200 héc ta rừng thông tự nhiên chỉ còn lại lưa thưa vài cụm nhỏ, thay vào đó là những vườn cây cà phê, trà và các loại cây ăn trái khác. Hàng trăm héc ta đất rừng của nhà nước tại tiểu khu 438A, 439 trên địa bàn thôn 4, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đang dần biến thành đất của những cá nhân.  

Ngang nhiên đốt rừng trước mặt cơ quan chức năng

Ngày 22/12, lần theo làn khói bốc lên từ một rừng thông, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam có mặt tại một rừng thông mà người dân đang lấn chiếm để làm nương rẫy.

Người đàn ông tên N.V.D ngang nhiên đốt rừng trước mặt cơ quan quản lý, bảo vệ rừng
Người đàn ông tên N.V.D ngang nhiên đốt rừng trước mặt cơ quan quản lý, bảo vệ rừng 

Người đàn ông tên N.V.D, ngụ thôn 2, xã Lộc Phú đang đốt thực bì dưới tán rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐamB’ri quản lý. Đây là một phần trong số 231,22 héc ta mà UBND huyện Bảo Lâm thu hồi sau thanh tra. Đáng nói hơn, mặc dù một cán bộ kiểm lâm và một cán bộ Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐamB’ri có mặt nhưng người đàn ông này vẫn ngang nhiên tác động vào diện tích rừng. Xung quanh đó là hàng chục héc ta cà phê, trà và các loại cây khác đã thay thế rừng thông nhiều năm tuổi.

Được biết, tháng 8/2019, UBND huyện Bảo Lâm có kết luận thanh tra về việc giao rừng cho cộng đồng thôn 4, xã Lộc Phú với hàng loạt vi phạm đã được chỉ ra như: không thực hiện nghĩa vụ của cộng đồng khi được giao đất, giao rừng theo quy định; không giữ được tính chất của cộng đồng dân cư; không đủ năng lực thực hiện phương án; thực hiện không đúng phương án đã được phê duyệt … khiến hàng trăm héc ta rừng đang dần mất đi. Chính vì vậy mà Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm chỉ đạo thu hồi đất, rừng, lập kế hoạch giải tỏa toàn bộ nhà cửa, cây trồng trái phép trên đất rừng.

Nhiều ngôi nhà kiên cố mọc lên trên đất rừng đã bị thu hồi.

Nhiều ngôi nhà kiên cố mọc lên trên đất rừng đã bị thu hồi.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, hiện tại nhiều ngôi nhà vẫn ngang nhiên mọc lên trên đất rừng đã có quyết định thu hồi này. Chưa kể, diện tích rừng bị thu hẹp để thay vào đó là những vườn cây trồng của các hộ dân.

Rừng tự nhiên đang chết mòn

Dạo một vòng rừng thông thuộc tiểu khu 439, chúng tôi phát hiện những cây thông đã và đang chết dần khi mà dưới tán rừng, thông bị đốn hạ nằm la liệt. Thay cho những gốc thông là những cây bơ xanh tốt.

Những cây thông đang bị triệt hạ để nhường chỗ cho các loại cây trồng khác.
Những cây thông đang bị triệt hạ để nhường chỗ cho các loại cây trồng khác.

Chưa dừng lại, những cây thông còn lại cũng chung số phận khi bị chết đứng do các đối tượng đổ thuốc liều lượng cao vào gốc. Tại hiện trường, chúng tôi dễ dàng ghi nhận đống vỏ thuốc lưu dẫn nằm la liệt dưới gốc cây thông. Những cây thông chết khô, được cưa hạ đổ gục, chất thành đống và đốt cháy nham nhở.

Cũng trong khu vực này, nhiều ngôi nhà hàng trăm mét vuông được xây dựng kiên cố, ung dung tồn tại bất chấp các quy định của pháp luật về bảo vệ rừng. Đáng nói, ngày 25/10, Ban Quản lý rừng phòng hộ ĐamB’ri đã dán thông báo giải tỏa cây trồng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái pháp luật trên diện tích mà UBND huyện đã thu hồi trước đó. Tuy nhiên, ngay sau đó, thông báo này bị gỡ bỏ một cách khó hiểu khiến dư luận băn khoăn.

Thuốc lưu dẫn dùng để đầu độc cây thông bị vứt thành đống tại hiện trường.

Thuốc lưu dẫn dùng để đầu độc cây thông bị vứt thành đống tại hiện trường.

Về vấn đề này, trước đó UBND tỉnh Lâm Đồng đã có văn bản yêu cầu UBND huyện Bảo Lâm kiểm tra, xem xét xử lý theo quy định. Tuy nhiên, UBND huyện Bảo Lâm chưa có báo cáo khiến người dân bức xúc, liên tục gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Đọc thêm

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...

Thời tiết đáng chú ý sắp tới

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, thời gian tới áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh dần nên nắng nóng có xu hướng gia tăng nhiều hơn tại khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ.

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế

Đám cháy rừng tràm ở Cà Mau cơ bản được khống chế
(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy rừng tràm của Nông trường 402 (trên địa bàn xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời), sáng 11/4, lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ đạo đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục trực tại hiện trường để kịp thời xử lý các điểm có thể cháy trở lại; điều tra làm rõ nguyên nhân cháy, kiên quyết xử lý nghiêm theo quy định pháp luật...

Quyết liệt xử lý tình trạng lấn chiếm bãi triều ở Móng Cái sau bài phản ánh của Báo Pháp luật Việt Nam

Khu vực biển Cống Cách, xã Vĩnh Trung trở nên thoáng đãng sau cưỡng chế nuôi trồng trái phép. Ảnh: Quang Hà
(PLVN) - Sau bài phản ánh “Lo mất chốn mưu sinh vì hàng trăm héc – ta bãi triều ở thành phố Móng Cái bị lấn chiếm, phân lô’’ đăng trên Báo Pháp Luật Việt Nam, chính quyền thành phố Móng Cái đã có những chỉ đạo quyết liệt, tổ chức kiểm tra vùng biển Hòn Thỏ (xã Vĩnh Trung) và các khu vực có hoạt động nuôi trồng trái phép khác. Móng Cái cũng đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án giao mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản cho các hộ dân.

Truy tận gốc nguồn xả rác ra biển

Ảnh minh họa (Ảnh: vnbusiness.vn).
(PLVN) - Ngay từ tháng 9/2023, khi công nhận quần thể vịnh Hạ Long - quần đảo Cát Bà là Di sản thế giới, Ủy ban Di sản Thế giới thuộc UNESCO đã bày tỏ lo ngại về vấn đề ô nhiễm rác thải tại khu di sản và kêu gọi tăng cường biện pháp giải quyết.