Lâm Đồng: Cao nguyên Lâm Viên bị tàn phá “vô tội vạ” để khai thác "vàng trắng"

(PLVN) - Rừng bị tàn phá, tài nguyên khoáng sản bị khai thác vô tội vạ. Hệ lụy là ô nhiễm môi trường, phá hoại đất sản xuất, gây bất ổn trong đời sống xã hội, bức xúc trong cộng đồng dân cư. Đó là những nhìn thấy ngay khi chúng tôi đang đứng tại một vùng đất đẹp vào bậc nhất của Lâm Đồng: TP Bảo Lộc.

Theo quốc lộ 20, chúng tôi đặt chân đến phường Lộc Châu (TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) nơi có mỏ cao lanh do các đơn vị được cấp phép khai thác và vô vàn điểm khai thác cao lanh lậu. Khu vực rộng hàng ngàn hécta thuộc phường Lộc Châu là những ngọn đồi bị đào nham nhở, phủ màu trắng đục của cao lanh.

Trước đây, khu vực này trồng cà phê, nhưng do có mỏ cao lanh, giá đất tăng khiến nhiều người bỏ cây cà phê khi rớt giá, nhượng lại cho chủ dự án khai thác cao lanh, lấy tiền đi nơi khác sống. Dọc đường Lê Thị Riêng, hàng chục bãi tập kết lớn nhỏ. Sâu hơn vào hai bên đường, những mảng đất bị bóc trụi, hố sâu trơ đáy trắng đục, không khác gì những hố bom khổng lồ.

Cao nguyên Lâm Viên bị băm nát vì hàng trăm bãi khai thác cao lanh.
Cao nguyên Lâm Viên bị băm nát vì hàng trăm bãi khai thác cao lanh.

Tạm chưa bàn đến nỗi thống khổ của cư dân chẳng may sống trên vùng “vàng trắng”, những hệ lụy vô định từ môi trường, sự mai một của một vùng đất dày văn hóa của xứ B’Lao, điều cần nói trước hết đó là những hoạch định về khai thác tài nguyên của cơ quan quản lý nhà nước ở khu vực này.

Từ nhiều năm trước đây, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Lâm Đồng đánh giá, hàm lượng cao lanh có trong đất sét của tỉnh tập trung lớn nhất ở huyện Bảo Lâm và TP Bảo Lộc. Tuy trữ lượng khá lớn nhưng vẫn nằm ở mức độ khai thác thô chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hàng ngàn héc ta đất canh tác nông nghiệp phải “nhường chỗ” cho nạn khai thác khoáng sản.

Hàng ngàn héc ta đất canh tác nông nghiệp phải “nhường chỗ” cho nạn khai thác khoáng sản.

Những dự án khai thác cao lanh quy mô hàng trăm, thậm chí hàng ngàn héc ta “dời non lấp bể” có thể đảo lộn cả một vùng nhưng nhà quản lý tỉnh Lâm Đồng khá lạc quan khi nhận định: bản chất cao lanh là đất sét không phải là chất độc nên vấn đề ô nhiễm môi trường là không lớn, chỉ cần rửa trôi là thu được tài nguyên. Mặt khác, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách địa phương của các công ty… luôn là “động lực” hấp dẫn cả người lập dự án lẫn người duyệt dự án.

Ai cũng có thể biết, khi khai thác cao lanh (hoặc các khoáng sản khác), các nhà đầu tư xây dựng các hồ lắng để xử lý nước trước khi thải ra sông hồ và khai thác theo hình thức cuốn chiếu. Có nghĩa là làm tới đâu phải hoàn thổ và trồng rừng để trả lại hiện trạng ban đầu tới đó. Như vậy, bên cạnh việc đem lại hiệu quả kinh tế cao thì  lợi ích lâu dài đồng thời đảm bảo yếu tố môi trường bền vững là điều bắt buộc.

Xe siêu trường, xe cuốc, xe ủi và những loại máy móc cơ giới ngày đêm tàn phá môi trường tự nhiên.

Xe siêu trường, xe cuốc, xe ủi và những loại máy móc cơ giới ngày đêm tàn phá môi trường tự nhiên.

Thế nhưng, tại những vùng đất “đào tài nguyên đem bán” mọi thứ không êm ả như vậy. Các xã thuộc TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, nơi nằm trên mỏ vàng trắng, đã thấy nhiều hệ lụy từ hoạt động khai thác cao lanh, cả hợp pháp (được cấp phép) lẫn “lậu”.

Theo ghi nhận của chúng tôi, các khu vực bị khai thác trái phép có độ sâu từ vài chục mét đến hàng trăm mét, địa hình bị chia cắt nham nhở, đất sét bùn thải trong quá trình khai thác đổ bừa bãi làm hủy hoại bề mặt địa hình và thảm thực vật trên mặt đất. Đặc biệt một số nơi đã thành cánh đồng chết và làm ô nhiễm dòng nước, gây sạt lở chết người, vùi lấp đất vườn của người dân.

Như vậy, thực tế việc khai thác cao lanh có phép và trái phép tại các khu vực trên đã gây ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng do đổ thải bừa bãi, không có quy hoạch làm biến dạng địa hình và hủy hoại đất sản xuất.

Việc quản lý hàng hóa, bến, bãi đang bị buông lỏng.
 Việc quản lý hàng hóa, bến, bãi đang bị buông lỏng.

Đất sản xuất nông nghiệp bị bóp lại nhường chỗ cho đào bới, san ủi. Một vùng đất làm nông nghiệp có hiệu suất rất cao bởi những ưu đãi từ thiên nhiên về khí hậu và thổ nhưỡng đang quằn quại vì khai thác mỏ. Đất và người đã tạo dựng những thương hiệu trà, cà phê xứ Bảo Lộc nổi tiếng trăm năm qua, nằm rất nhiều tại xã Lộc Châu, chính nơi có mỏ cao lanh.

Theo phản ánh của người dân, hoạt động khai thác cát, sét cao lanh đang tác động xấu và đang gây hại nghiêm trọng đến môi trường sống tại khu vực này. Dòng suối lớn Đại Lào có nguy cơ thành dòng suối chết.

Chưa dừng lại, tại các cộng đồng dân cư đã xuất hiện nạn giang hồ bảo kê mỏ khai thác lậu, xâm lấn đất vườn, hủy hoại nguồn nước tưới, phá hỏng đường giao thông, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông do xe quá tải…

Nói thêm về hoạt động khai thác lậu, hoạt động khai thác khoáng sản trái phép ở khu vực TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm ngang nhiên diễn ra công khai và kéo dài từ nhiều năm trở lại đây nhưng chưa hề được xử lý dứt điểm. Vì lợi nhuận cao (hàng trăm ngàn đồng cho mỗi tấn cao lanh thô), không ít đối tượng từ nhiều địa phương khác kéo về, lập băng nhóm, vừa khai thác vừa bảo kê tại đây. Tuy nhiên, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của chính quyền địa phương về khoáng sản, đặc biệt là công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác không hiệu quả.

Với kiểu tàn phá vô tội vạ, cao nguyên Lâm Viên không thể khôi phục được như cũ.

Với kiểu tàn phá vô tội vạ, cao nguyên Lâm Viên không thể khôi phục được như cũ.

Sự thiếu kiên quyết của các cấp chính quyền địa phương, nhất là cấp xã, trong việc dẹp nạn khai thác khoáng sản lậu, chưa làm rõ trách nhiệm của cá nhân, chưa có hình thức xử lý thích đáng… sẽ dễ dấy lên nghi ngờ có sự thông đồng, móc ngoặc trong khai thác tài nguyên. Điều này đã gây thất thoát tài nguyên khoáng sản, làm thất thu ngân sách nhà nước và mất niềm tin từ cư dân.

Một vùng đất đẹp mê người, nơi có khí hậu được đánh giá tốt nhất Việt Nam, nằm trên cung đường du lịch "hái ra tiền" của cả bán đảo Đông Dương đang bị hủy hoại từ những hoạt động khai thác tài nguyên, không chỉ mỗi cao lanh.

Bảo Lâm, một huyện tách ra từ Bảo Lộc còn sở hữu những cánh rừng tự nhiên lớn vào bậc nhất của Lâm Đồng cũng đang kêu cứu nhiều năm qua khi đã bị một số doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng tàn phá, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm mà không được xử lý kịp thời. Cây rừng, khoáng sản chảy về xuôi, thiên tai ở lại. “Lời nguyền tài nguyên” chưa bao giờ cũ!

Đọc thêm

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.

Trắng đêm dập lửa cứu 40ha rừng tràm ở Cà Mau

Hiện trường vụ cháy cập nhật chiều nay (11/4). Ảnh: Trọng Nghĩa
(PLVN) - Gần 600 người được huy động từ lực lượng vũ trang, kiểm lâm và các lực lượng liên quan nỗ lực xuyên đêm để dập hỏa hoạn tại rừng tràm ở Nông Trường 402, ấp Cơi 6B, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau...