Hải Phòng ưu tiên xử lý tại chỗ chất thải y tế phòng chống Covid-19

(PLVN) - Đó là một trong số các giải pháp được UBND TP Hải Phòng thực hiện để bảo vệ môi trường, góp phần phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, đồng thời hướng đến mục tiêu lâu dài trong việc bảo vệ môi trường thời kỳ hậu dịch bệnh Covid-19 theo văn bản về việc tăng cường biện pháp quản lý chất thải để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của UBND TP Hải Phòng. 

Theo đó, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo các đơn vị hành chính, các Sở, ban, ngành xử lý triệt để chất thải y tế, chất thải sinh hoạt tại địa phương và địa bàn quản lý. Chất thải phải được xử lý đúng quy định, đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, góp phần phòng, chống sự lây lan của dịch bệnh Covid-19 và đồng thời hướng đến mục tiêu lâu dài trong việc bảo vệ môi trường thời kỳ hậu dịch bệnh Covid-19 trong thời gian tới.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và UBND các quận, huyện được giao nhiệm vụ tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt, chất thải y tế lây nhiễm.

Chất thải y tế phải được thu gom, xử lý an toàn theo quy định. Ảnh minh họa
 Chất thải y tế phải được thu gom, xử lý an toàn theo quy định. Ảnh minh họa

Trong đó, chất thải y tế lây nhiễm tại các cơ sở y tế, khu vực điều trị và chăm sóc bệnh nhân bị lây nhiễm, khu vực cách ly (cách ly tập trung tại các khu vực quân đội, cách ly tại khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cách ly tại nhà và các khu vực cách ly khác theo quy định) phải được thu gom, vận chuyển, xử lý an toàn.

Việc xử lý đảm bảo thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYTBTNMT ngày 31/12/2015  của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và theo các quy định của pháp luật có liên quan.

Ngoài ra, chất thải y tế, đặc biệt là đối với khẩu trang y tế, các phương tiện phòng hộ cá nhân đã qua sử dụng và các loại khẩu trang đã qua sử dụng, thải bỏ phải được kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thu gom, lưu trữ, chuyển giao.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và UBND các quận, huyện phải tạo điều kiện thuận lợi để việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải y tế lây nhiễm được xử lý tất cả tại các cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

Hải Phòng cũng ưu tiên xử lý tại chỗ chất thải y tế lây nhiễm phát sinh tại các cơ sở y tế, cụm cơ sở y tế tại địa phương có công trình, thiết bị xử lý chất thải y tế theo quy định. Trong trường hợp cần thiết, có thể xử lý tại cơ sở xử lý chất thải nguy hại có chức năng xử lý chất thải y tế lây nhiễm đảm bảo khoảng cách thu gom ngắn nhất từ nơi phát sinh tới cơ sở xử lý.

Hiện Hải Phòng có 815 trường hợp cách ly tại cơ sở tập trung.
 Hiện Hải Phòng có 815 trường hợp cách ly tại cơ sở tập trung.

Để đảm bảo không làm phát tán mầm bệnh ra môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và UBND các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát việc vận hành các công trình bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế, các cơ sở xử lý chất thải y tế, các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt; khử khuẩn nước thải sau xử lý tại các cơ sở y tế, các cơ sở cách ly tập trung, các cơ sở xử lý chất thải y tế lây nhiễm.

Hiện, Hải Phòng chưa phát hiện ca dương tính với Covid-19. Có 410 trường hợp/410 trường hợp nghi ngờ nhiễm dịch COVID-19 có kết quả xét nghiệm âm tính. Số cách ly tại cơ sở tập trung là 815 người. Số cách ly tại nhà: 3.701 người.

Trước đó, Sở Y tế TP Hải Phòng cũng đã có văn bản đề nghị Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hải Phòng tổ chức thu gom, xử lý rác thải các khu vực cách ly theo hướng dẫn tại Quyết định số 344/QĐ-BYT ngày 07/02/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly, tập trung để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV)”; Công văn số 320/SYT-NVY ngày 9/2/2020 của Sở Y tế về việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải phát sinh từ cơ sở cách ly tập trung để phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.