Đê biển Tây Cà Mau bao giờ được bình yên?

(PLVN) - Hàng nghìn tỷ đồng như muối đổ xuống biển trên tuyến biển Tây Cà Mau trong thực hiện các giải pháp công trình. Tuy nhiên, rừng phòng hộ vẫn mất đi, tuyến đê biển vẫn luôn mong manh mỗi khi vào mùa mưa bão. 

Mới đây Cơ quan thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau) khẩn cấp trình UBND tỉnh Cà Mau xem xét quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây. 

Hiện tại đã có 6 đoạn sạt lở, sụt lún rất nghiêm trọng với tổng chiều dài 4.995 mét (sạt lở 3.325 mét, sụt lún 1.670 mét) cần khẩn cấp kè hộ đê trước khi đã quá muộn. 

Đai rừng phòng hộ tuyến đê biển Tây Cà Mau, đoạn Đá Bạc - Sông Ông Đốc ngày càng mất đi.
 Đai rừng phòng hộ tuyến đê biển Tây Cà Mau, đoạn Đá Bạc - Sông Ông Đốc ngày càng mất đi.

Nơm nớp lo sợ lở đê, tràn đê

Đã nhiều ngày trôi qua, tuy nhiên, ông Lê Văn Liễu (ấp 11, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) có nhà ngay tại Vàm Tiểu Dừa chưa hết bàng hoàng, khi chứng kiến nước biển tràn qua, phá vỡ đê bên phía Kiên Giang từ đợt ảnh hưởng của hoàng lưu cơn bão số 2 vừa qua đối với vùng biển Tây. 

“Đê bên mình xây cao, kiên cố, nhưng nước biển cũng đã dâng cao, cùng với sóng to, gió mạnh, gây mấp mé”, ông Liễu thông tin, đồng thời cho biết tâm trạng luôn lo sợ lở đê, tràn đê như đợt triều cường hồi tháng 8/2019. 

Chia sẻ của ông Liễu cũng là tâm trạng chung của trên 26.100 hộ dân sinh sống ven biển Tây Cà Mau, đang trực tiếp sản xuất khoảng 128.900 ha đất nông nghiệp. Vỡ đê là sẽ xóa sổ cả vùng hệ sinh thái ngọt rộng lớn mà nhiều năm nay Cà Mau đeo bám, cố giữ. Điều đặc biệt là hệ sinh thái trên 34.000 ha rừng U Minh hạ, đáng chú ý là có trên 8.000 ha rừng nguyên sinh Vườn Quốc gia U Minh hạ - Khu Dự trữ sinh quyển thế giới… 

Đai rừng tiếp tục bị bào mòn

Trở lại tuyến đê biển Tây Cà Mau (đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa, xã Khánh Tiến, huyện U Minh, Cà Mau) - công trình nâng cấp và kiên cố hóa bằng giải pháp công trình đầu tiên của tỉnh đối với tuyến đê biển, được hoàn thành vào cuối năm 2016. 

Nỗ lực ứng phó tạm thời nhằm bảo vệ thân đê vốn mong manh trong mùa mưa bão.
 Nỗ lực ứng phó tạm thời nhằm bảo vệ thân đê vốn mong manh trong mùa mưa bão.

Đây là 1 trong 9 công trình chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày tái lập tỉnh (1/1/1997 - 1/1/2017). Công trình có chiều dài toàn tuyến trên 14,6 km với chiều rộng mặt đê 7,5 mét, tải trọng thiết kế 8 tấn, tổng dự toán gần 151 tỷ đồng. 

Từ công trình này đã khởi nguồn cho kế hoạch xây dựng toàn tuyến đê biển phía Tây Cà Mau, U Minh qua Trần Văn Thời, sang Phú Tân, cùng với đó là hệ thống kè hộ đê với quyết tâm tạo bãi, khôi phục lại đai rừng phòng hộ. 

Tuy nhiên, với thực tế đai rừng phòng hộ tiếp tục bị tác động từ biển đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng thông qua triều cường, đi kèm theo đó là biến đổi dị thường của thời tiết xã xuất hiện những đợt thiên tai khốc liệt, đai rừng phòng hộ vùng biển Tây tiếp tục bị phá hủy.

Do đó, xuất hiện nhiều vị trí không còn đai rừng, không có lớp bảo vệ và cứ thế sóng biển theo triều cường tấn công thẳng vào chân đê, nhiều vị trí mái đê bị bào mòn, sạt lở, những đoạn sóng tràn qua thân đê mang mặn đi vào vùng ngọt hóa. Gần 03 năm đưa vào sử dụng, đoạn Hương Mai - Tiểu Dừa hiện có nhiều vị trí sạt lở với chiều dài khoảng 957 mét. 

Ông Dư Bé Ba - Chủ tịch UBND huyện U Minh (Cà Mau) cho rằng: Cần có giải pháp khắc phục khẩn cấp, cụ thể ở đây là cần kịp thời xây dựng hệ thống kè hộ đê bằng giải pháp công trình vì mùa mưa bão đang tiếp diễn và với cường độ ngày càng cao, nguy cơ vỡ đê là rất lớn. Hàng nghìn hộ dân trong đê rất lo sợ cho đời sống và sản xuất một khi có tình huống xấu xảy ra.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải (áo vàng) vừa thị sát, tìm hiểu thực trạng sạt lở trên tuyến đê biển Tây Cà Mau.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải (áo vàng) vừa thị sát, tìm hiểu thực trạng sạt lở trên tuyến đê biển Tây Cà Mau. 

Trong chuyển khảo sát thực tế tình hình đê biển trước ảnh hưởng của thiên tai vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - Nguyễn Tiến Hải tỏ rỏ âu lo trước sự mong manh của đê biển tại những vị trí chưa có kè, những vị trí không còn đai rừng phòng hộ.

“Sẽ có báo cáo Trung ương, cho cơ chế khẩn cấp để xử lý ngay những vị trí cụ thể, những công trình cụ thể. Nơi nào dù còn đai rừng cũng cần thiết khẩn cấp làm kè để giữ đai rừng. Không kịp thời, không đủ mạnh, chúng tôi sợ rằng năm nay sẽ không giữ nổi đê, sẽ rất nguy hiểm cho Cà Mau một khi vỡ đê”, ông Nguyễn Tiến Hải chia sẻ.

6 vị trí sạt lở đặc biệt nguy hiểm tại tuyến đê biển Tây Cà Mau, gồm: Đoạn từ Ba Tĩnh đến T25, thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời với chiều dài sạt lở 1.900 mét; đoạn đê từ Kênh Mới +344 mét hướng về Sông Đốc, thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời với chiều dài sạt lở khoảng 200 mét; đoạn đê từ Vàm Kênh Mới hướng về Đá Bạc, có chiều dài sạt lở khoảng 50 mét; đoạn đê từ Đá Bạc + 1000 mét hướng về Kênh Mới, có chiều dài 150 mét; Đoạn từ Đá Bạc + 2000 mét hướng về  Sào Lưới, thuộc địa bàn huyện Trần Văn Thời với 2 điểm sạt lở, tổng chiều dài  100 mét; đặc biệt đoạn từ Hương Mai đến Tiểu Dừa, thuộc địa bàn huyện U Minh với chiều dài sạt lở 925 mét. Tại các vị trí này, nơi thì không còn đai rừng phòng hộ, nơi có đai rừng nhưng còn rất mỏng, và dù phía ngoài có hệ thống kè hộ đê nhưng sóng biển vẫn gây tác động rất lớn lên mái đê, nguy cơ vỡ đê là rất cao.

Theo dự báo từ cơ quan Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khả năng từ nay đến cuối năm vẫn còn từ 8 đến 10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có từ 04 đến 05 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta và sẽ có từ 1 đến 2 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền và vùng biển Nam Bộ trong khoảng tháng 11 đến tháng 12/2020 và tháng 01/2020. 

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.