Chiêu thức “lách luật” của chủ các mỏ cát, khoáng sản

Khai thác khoáng sản trên sông Trà Khúc Quảng Ngãi.
Khai thác khoáng sản trên sông Trà Khúc Quảng Ngãi.
(PLVN) - Chủ các mỏ cát, khoáng sản tại Quảng Ngãi có rất nhiều cách để lách luật, với mục đích gây khó khăn cho cơ quan chức năng, mang lại lợi nhuận cho mình.

Theo báo cáo tình hình quản lý Nhà nước về khoáng sản năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi tới đây thể hiện, trong năm 2020, UBND tỉnh tiếp nhận, giải quyết 87 hồ sơ các loại về hoạt động khoáng sản.

Trong đó, cấp giấy phép thăm dò khoáng sản 6 hồ sơ, phê duyệt trữ lượng khoáng sản 10 hồ sơ, phê duyệt tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 19 hồ sơ, giấy phép khai thác khoáng sản cấp mới 21 hồ sơ, gia hạn giấy phép khai thác 1 hồ sơ, chuyển nhượng giấy phép khai thác 1 hồ sơ, phê duyệt đề án đóng cửa mỏ khoáng sản 2 hồ sơ, quyết định đóng cửa mỏ khoáng sản 4 hồ sơ và cấp bản xác nhận khu vực khoáng sản 23 hồ sơ. Cơ quan chức năng thực hiện 15 cuộc thanh tra, kiểm tra tại 18 tổ chức, 1 cá nhân.

Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện nhiều tổ chức có vi phạm trong hoạt động khoáng sản như: Không gửi hồ sơ giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, khai thác khoáng sản vượt khối lượng, ranh giới cấp phép, sử dụng khoáng sản không đúng mục đích theo giấy phép được cấp, khai thác khoáng sản không có giấy phép.

Xử phạt hành chính 3 tổ chức và 1 cá nhân vi phạm trong hoạt động khoáng sản
Xử phạt hành chính 3 tổ chức và 1 cá nhân vi phạm trong hoạt động khoáng sản

Cơ quan thanh tra, kiểm tra, phát hiện 4 tổ chức có vi phạm trong hoạt động khoáng sản. Chánh thanh tra sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi đã xử phạt vi phạm hành chính 3 tổ chức và 1 cá nhân với tổng số tiền phạt 180 triệu đồng.

Ông Trần Phước Hiền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, đối với các mỏ đã chấm dứt hiệu lực giấy phép khai thác hoặc mỏ đã có quyết định thu hồi giấy phép, tổ chức, cá nhân chậm triển khai lập hồ sơ, thủ tục, trình phê duyệt đề án và thực hiện đóng cửa mỏ khoáng sản để trả lại đất cho địa phương quản lý, sử dụng. 

Phó Chủ tịch tỉnh này cũng chia sẻ, trong năm 2020, UBND tỉnh đã cấp 2 giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông thông qua hình thức đấu giá. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 5 giấy phép khai thác cát, sỏi lòng sông còn hiệu lực.

Về công tác kiểm tra trữ lượng khoáng sản thực tế đã khai thác hàng năm tại các mỏ gặp rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp không nghiêm túc thực hiện việc đo vẽ lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản, thông kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản. 

“Các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác các mỏ cát, sỏi lòng sông thường tối đa hoá lợi nhuận, dưới nhiều hình thức. Họ thực hiện đo vẽ bản đồ hiện trạng chậm trễ thời gian so với yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước, với mục đích kéo dài thời gian gần đến mùa mưa mới thực hiện đo vẽ, nhằm đối phó với việc kiểm tra thực tế độ sâu khai thác do mưa, lũ nước sông dâng lên, đo kiểm tra không được.

Các đơn vị khai báo thiếu trung thực khối lượng khai thác, không cập nhật ký, sổ sách chứng từ theo dõi; gian lận khối lượng khai thác, thường khai thác quá độ sâu cấp phép ở thời điểm gần mùa mưa và đợi cho mùa mưa lũ về, lượng cát được bồi tích trở lại… khai thác vượt trữ lượng cấp phép.

Các mỏ cát được cấp giấy phép, bán cát ra ngoài thị trường cho xây dựng dân dụng không xuất hoá đơn, nên rất khó cho công tác kiểm soát khối lượng thực tế khai thác hàng năm, gây thất thoát, lãng phí tài nguyên và thất thu ngân sách Nhà nước”, ông Hiền thông tin

Theo ông Hiền, để ngăn chặn khai thác khoáng sản trái phép, đặc biệt là khai thác cát, sỏi lòng sông, UBND tỉnh đã có nhiều quy định rõ ràng, đặc biệt, người đứng đầu địa phương nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Tăng cường công tác phối hợp kiểm tra cát, sỏi lòng sông trong mùa mưa, kiểm tra xử lý các bến bãi tập kết, trữ cát không phép. Chỉ đạo công tác phối hợp kiểm tra, xử lý dứt điểm các hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép ở các địa bàn giáp ranh.

Đọc thêm

Ngày mai (23/4) nơi nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (23/4) nắng nóng tiếp tục duy trì ở nhiều khu vực, riêng khu vực từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi có nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt trên 39 độ C.

Khi thanh niên 'nghiêm túc' với khí hậu

Trí trình bày tham luận trong Hội nghị quốc tế ASEAN về năng lượng và môi trường tại Indonesia. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Thạc sĩ Đào Mạnh Trí dù vẫn còn rất trẻ nhưng anh đã “bén duyên” và hoạt động trong lĩnh vực khí hậu từ rất sớm, đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ xã hội. Câu chuyện của anh không dừng ở cuộc hành trình cá nhân mà hoà chung vào dòng chảy của một thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết và cống hiến cho công cuộc ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển dịch năng lượng quốc gia và toàn cầu.

Chiều tối nay, Bắc Bộ có mưa rào

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia dự báo, chiều tối và đêm nay, 20/4, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 4 - Chủ động ứng phó sạt trượt đất mùa mưa 2024

Năm 2023, Lâm Đồng là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt trượt đất gây ra.
(PLVN) - Lâm Đồng chuẩn bị bước vào mùa mưa 2024 với nhiều dự báo khó lường về tình trạng sạt trượt đất. Vậy giải pháp căn cơ xử lý hiệu quả lâu dài tình trạng sạt trượt, hạn chế tối đa thiệt hại do sạt trượt là gì? Ông Nguyễn Ngọc Phúc – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng thông tin với phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam liên quan nội dung này.

Nắng nóng ở các khu vực bao giờ kết thúc?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (20/4) nắng nóng vẫn tiếp tục duy trì ở khác khu vực. Từ ngày 21/4 khu vực Bắc Bộ sẽ có mưa dông cục bộ, ngày trời nắng. Từ ngày 23-24/4 khu vực Bắc Trung Bộ nắng nóng suy giảm.

Lâm Đồng quyết tâm ứng phó sạt trượt đất: Bài 2 - Nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.