Báo cáo kết quả xử lý sự cố sụp lún đê biển ở Cà Mau trước ngày 15/4

Ngành chức năng kiểm tra vị trí sụp lún, sạt lở tại xã Khánh Bình Tây (huyện Văn Thời, tỉnh Cà Mau) vào ngày 24/02.
Ngành chức năng kiểm tra vị trí sụp lún, sạt lở tại xã Khánh Bình Tây (huyện Văn Thời, tỉnh Cà Mau) vào ngày 24/02.
(PLVN) - Trước những thông tin phản ánh của báo chí về sự cố sụt lún công trình trên tuyến đê biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra, chỉ đạo giải quyết.

Cụ thể, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu UBND tỉnh Cà Mau kiểm tra, chỉ đạo giải quyết sự cố sụt lún công trình trên tuyến đê biển Tây thuộc huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau theo thẩm quyền, bảo đảm đúng quy định tại Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; khẩn trương triển khai phương án khắc phục, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và nhà nước, nhất là trong các tình huống triều cường, bão, áp thấp nhiệt đới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả xử lý trước ngày 15/4/2020.

Báo Pháp luật Việt Nam đã nhiều lần phản ánh về tình trạng sụp lún công trình trên tuyến đê biển Tây ở huyện xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau.

Theo đó, ngày 18/02/2020, vị trí khu vực bị sụp giáp với đoạn sụp lún (đoạn cách khu du lịch Hòn Đá Bạc 100m về hướng Kinh Mới, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) tiếp tục bị sụp lún về hướng Đá Bạc làm hư hỏng một đoạn đường bê tông chiều dài khoảng 90m. Trong đó, 60m đường bị sụp lún có độ sâu từ 1,2 đến 1,8m và 30m còn lại có độ sâu từ 0,5 đến 0,7m.

Ông Trịnh Minh Quốc, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết: đoạn đê bị sụt lún nằm trong Dự án nâng cấp đê biển Tây tỉnh Cà Mau, tổng vốn đầu tư hơn 1.600 tỷ đồng, được triển khai thi công từ năm 2016. Riêng khu vực bị sụt lún thuộc đoạn từ Đá Bạc đến Cống Kênh Mới, dài khoảng hơn 4 km, đã nghiệm thu và đưa vào sử dụng tháng 4-2019 và còn trong thời gian bảo hành.

Hiện trường vụ sụt lún mặt đê biển Tây vào rạng sáng ngày 18-2.
 Hiện trường vụ sụt lún mặt đê biển Tây vào rạng sáng ngày 18-2.

Trao đổi với phóng viên báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Cảnh Hạnh - Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Bình Tây cho biết: Nguyên nhân ban đầu xác định là do khô hạn kéo dài khiến mực nước trong kênh hạ xuống thấp, gây áp lực lên thân đê dẫn đến đường bị sụp lún.

Ngay khi vụ sụt lún xảy ra, chính quyền địa phương đã triển khai rào chắn cảnh báo không cho người dân lưu thông.

Kiểm tra tình trạng sụp lún ở đê biển Tây vào tháng 2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử thông tin, thời gian đần đây, trên địa bàn vùng ngọt hóa của huyện Trần Văn Thời, huyện U Minh (Cà Mau) đã xảy ra hơn 900 vị trí sạt lở ven sông, kênh rạch, với chiều dài hơn 22km.

Đặc biệt, có hơn 500 vị trí sạt lở liên quan đến các công trình giao thông nông thôn, nhất là các công trình quan trọng của tỉnh như tuyến đường Tắc Thủ - Vàm Đá Bạc, tuyến đường đê biển Tây,…

Để kịp thời giải quyết tình trạng sụp lún, các cơ quan tham mưu của tỉnh đề xuất là đưa vào hệ thống sông rạch một lượng nước mặn cần thiết để tạo phản áp lên bờ kênh, khắc phục sụp lún, sạt lở.

Xã Khánh Hải đã tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn 07 xã của huyện Trần Văn Thời, có gần 82% (86/105) số hộ dân đồng ý với giải pháp này. 

Trong khi chờ đợi kết luận về giải pháp trên, các cơ quan chức năng của tỉnh cũng đã đề xuất: Nếu giải pháp trên không được thực hiện thì phải xử lý cục bộ đối với các công trình lớn (các đường trục, đê Biển Tây).

Cụ thể, các cơ quan chức năng cần cô lập, dẫn dòng, đưa nước mặn vào các đoạn kênh liên quan đến công trình hoặc sang lấp cát, đất nâng cao trình đáy các đoạn sông, rạch, tạo phản áp chống sụp lún, sạt lở.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.