Ác mộng của người - Hiện thực của gấu

Phim bắt đầu với cơn ác mộng của một người sử dụng mật gấu.
Phim bắt đầu với cơn ác mộng của một người sử dụng mật gấu.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Là phim ngắn truyền thông mới nhất cho thấy một thực tế tàn nhẫn tại các cơ sở nuôi nhốt gấu lấy mật tại Việt Nam, vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) ra mắt nhân dịp ngày Trái Đất Thế giới 2021

Phim bắt đầu với cơn ác mộng của một người sử dụng mật gấu. Trong cơn ác mộng, anh ta bị giam cầm trong lồng sắt và vô cùng hoảng loạn, bất lực khi mình sắp bị trích hút mật. Thông qua trải nghiệm của nhân vật trong phim, bộ phim muốn người xem đặt mình vào vị trí của gấu để thấy được những thực tế khủng khiếp từ các hoạt động khai thác và kinh doanh mật gấu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của một bộ phận người dân.

“Thông điệp mà bộ phim truyền thông mang tới là con người cần phải thay đổi cách ứng xử với thiên nhiên, cần chấm dứt việc trích hút và buôn bán mật gấu tàn nhẫn và bất hợp pháp đồng thời trả lại cho những cá thể gấu đang bị nuôi nhốt một cuộc sống tốt đẹp hơn tại các trung tâm cứu hộ” - bà Nguyễn Thị Phương Dung, Phó Giám đốc ENV chia sẻ.

Theo thông tin từ ENV, năm 2020 là một một năm thành công với nhiều chuyển biến tích cực trong nỗ lực chấm dứt nuôi gấu lấy mật, với tổng cộng 32 cá thể gấu đã được chuyển giao từ các cơ sở nuôi nhốt tư nhân đến trung tâm cứu hộ. Điều đó chứng tỏ Việt Nam đang đi đúng hướng trên con đường dần loại bỏ hoạt động nuôi nhốt gấu lấy mật bất hợp pháp.

Tuy vậy, tính đến ngày 22/04/2021, vẫn còn 369 cá thể gấu bị nuôi nhốt trong các cơ sở tư nhân tại 24 tỉnh thành, trong đó có Hà Nội. ENV kêu gọi các tỉnh, thành phố này, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, sớm chấm dứt tình trạng nuôi nhốt gấu lấy mật trên địa bàn. 

Trách nhiệm chấm dứt hoạt động nuôi gấu lấy mật bất hợp pháp này không chỉ thuộc về cơ quan chức năng, các chủ gấu, mà còn là của mỗi người dân Việt Nam bằng cách không tiêu thụ và sử dụng mật gấu.

Đọc thêm

Lâm Đồng nỗ lực tìm giải pháp phòng ngừa sạt lở

Chuyên gia khảo sát tìm nguyên nhân sạt trượt đất tại TP Đà Lạt hồi năm 2017.
(PLVN) - 2023 không phải là năm đầu tiên ở Lâm Đồng xuất hiện các sự cố sạt trượt đất nghiêm trọng. 8 năm về trước, vào năm 2017, tại trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) cũng đã xuất hiện sự cố sạt trượt nghiêm trọng, phương án khắc phục đến nay đã mở ra hướng để nhà chức trách tham khảo, áp dụng trên diện rộng.

Bắc Bộ có mưa dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, từ chiều tối và đêm 17/4 đến sáng sớm ngày 18/4, ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, riêng vùng núi cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, có nơi trên 50mm.

Hậu quả nặng nề từ sự cố sạt trượt đất

Cùng với tốc độ phát triển nhanh, vấn đề sạt trượt là thách thức của Lâm Đồng.
(PLVN) - Chưa bao giờ sự cố sạt trượt đất lại gây ra nhiều hậu quả nặng nề như năm 2023, nhất là với tỉnh Lâm Đồng. Các sự cố xảy ra liên tiếp, không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn cướp đi sinh mạng của nhiều người, gây ra những nỗi đau khó khắc phục.

Ngày mai, 17/4, khu vực nào nắng nóng nhất?

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày mai (17/4), nắng nóng tiếp tục duy trì ở Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa đến Phú Yên, Tây Nguyên, Nam Bộ. Nhiệt độ cao nhất tại những khu vực này phổ biến 35 – 38 độ C, có nơi trên 39 độ C.

'Hiu hắt' tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hơn 2 tháng đưa vào sử dụng, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp ở Hà Nội vắng người qua lại.
(PLVN) - Hơn 2 tháng được khánh thành và đưa vào hoạt động, tuyến đường dành riêng cho người đi bộ, xe đạp tại Hà Nội vắng vẻ, ít người qua lại. Nhiều điểm trên đường thành nơi tập kết rác bừa bãi, gây mất mỹ quan đô thị.

Đừng để rừng già trở thành điều “từng là”...

Hoa hậu H’Hen Niê đã góp 1.000 cây cho rừng Bến En trích từ cát xê lần đi hát đầu tiên. (Ảnh: Gaia).
(PLVN) - Xin trích lời bài hát “Nhạc của rừng” của ca sĩ Đen Vâu đã và đang đứng top thịnh hành nhiều bảng xếp hạng âm nhạc và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ khán giả làm tiêu đề cho bài viết này. Tháng 3/2024, Việt Nam đã nhận được khoản chi trả 51,5 triệu USD cho các kết quả giảm phát thải đã được xác minh do hạn chế mất rừng và suy thoái rừng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương nhận được khoản thanh toán này.