Hà Nội thông tin tình hình dịch bệnh trong tuần qua

(PLM) - Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành phố Hà Nội vừa thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 và công tác triển khai các biện pháp phòng, chống dịch của thành phố trong một tuần qua.
Hà Nội thông tin tình hình dịch bệnh trong tuần qua

Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 6/1 đến 18h ngày 7/1, trên địa bàn thành phố ghi nhận 2.725 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 655 ca bệnh cộng đồng, 2.070 ca bệnh đã được cách ly. Bệnh nhân phân bố tại 323 xã, phường, thị trấn thuộc 27/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (213); Hà Đông (196); Cầu Giấy (156); Bắc Từ Liêm (145); Gia Lâm (138);… Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4/2021) là 65.356 ca bệnh.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Về công tác khai báo y tế, theo dõi truy vết, ngày 6/1/2022 có 1.074 người khai báo tình hình ho sốt khó thở, trong đó 306 người khai báo ho sốt qua tokhaiyte, 768 người khai báo ho sốt qua PC-Covid.Số smartphone có cài đặt PC-Covid trên tổng số smartphone đến 18h00 ngày 06/1/2022 là 4.067.804 /6.685.289 (tỷ lệ 60,85%).

Tổng số địa điểm quét mã QR đến hết ngày 06/1/2022 là 766.697, số địa điểm quét QR tạo mới trong ngày 6/1/2022 là 637, trung bình 7 ngày 623; Số địa điểm QR Code có lượt quét mã QR trong ngày 06/1/2022 là 46.597, trung bình 7 ngày 50.215.

Tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn thành phố trong ngày 06/1/2022 có 293.862 lượt; trung bình 7 ngày vừa qua là 243.539 lượt. Tổng số người đi/đến checkin tại các địa điểm quét QR trong ngày 6/1/2022 có 323.014 người; trung bình 7 ngày vừa qua 271.189. Có 19 đơn vị không phát sinh lượt quét trong ngày.

Công tác tiếp nhận xử lý phản ánhthông tin từ Tổng đài 1022, tính từ ngày 3/1/2022 đến ngày 7/1/2022 đã tiếp nhận 2.547 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 2.093 cuộc, đạt 82,18%.

Lũy kế từ ngày 20/8/2021 đến nay đã tiếp nhận 54.625 cuộc gọi đến, trong đó cuộc đáp ứng là 40.500 cuộc, đạt 74,14%. Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 37.761 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 2.739 cuộc. Tổng số cuộc gọi đi chăm sóc sức khỏe chủ động (đối với nhánh 3) là 61.426 cuộc, trong đó số người được tư vấn, chăm sóc (F0) là 38.263 người.

Từ ngày 3/1/2022 đến ngày 7/1/2022, Sở Thông tin và Truyền thông đã tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân về phòng, chống dịch trên Tổng đài 1022 (nhánh 4), tài khoản Zalo “Sở Thông tin Truyền thông thành phố Hà Nội” và ứng dụng PC-Covid: 5.203 cuộc gọi, tin nhắn, trong đó đã xử lý 5.168 phản ánh, chuyển các quận, huyện, thị xã 35 phản ánh.

Lũy kế từ ngày 22/7/2021 đến ngày 7/1/2021 đã tiếp nhận 228.890 cuộc gọi, tin nhắn. Trong đó, xử lý 221.758 phản ánh, chuyển quận, huyện, thị xã 7.132 phản ánh.

Về công tác an sinh xã hội, tính đến ngày 7/1/2022, toàn Thành phố đã quyết định hỗ trợ tiền mặt và cho vay cho trên 5,392 triệu lượt đối tượng với tổng kinh phí 6.684,4 tỷ đồng (trong đó, ngân sách nhà nước thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 116/NQ-CP, Nghị quyết 15/NQ-HĐND là 6.270,2 tỷ đồng; nguồn vận động xã hội hoá để hỗ trợ các đối tượng ngoài quy định là 414,2 tỷ đồng). Đã thực hiện hỗ trợ cho trên 5,366 triệu lượt đối tượng với kinh phí 6.634 tỷ đồng.

Các cấp Công đoàn Thủ đô đã chi từ nguồn ngân sách Công đoàn để chăm lo, hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và tổ chức thăm hỏi, động viên các lực lượng tuyến đầu, ủng hộ “Quỹ vắc-xin”, “Quỹ phòng, chống dịch Covid-19” Thành phố v.v... với số tiền: 104 tỷ 232,852 triệu đồng (tăng 58 triệu đồng) cho 178.543 đoàn viên, NLĐ (tăng 42 người) và 2.098 doanh nghiệp có “Tổ An toàn Covid-19”. Ngoài ra, các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đã phối hợp với chính quyền và Công an địa phương tuyên truyền, vận động 1.650 chủ nhà trọ miễn, giảm tiền thuê từ 30-100% cho người lao động, với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Trong một tuần qua, các đơn vị đã tiến hành xử lý 222 vụ vi phạm công tác phòng, chống dịch, trong đó, cảnh cáo 01 vụ, phạt tiền 221 vụ với số tiền 294.700.000 đồng. Các hành vi vi phạm phổ biến như không đeo khẩu trang nơi công cộng (192 vụ); Không giữ khoảng cách khi tiếp xúc (13 vụ); Vứt khẩu trang đã qua sử dụng không đúng nơi quy định (13 vụ); Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch…

Cùng chuyên mục