Chia sẻ từ chuyên gia James Phạm về cách xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro

(PLM) - Trong bối cảnh thị trường tài chính đang chao đảo, việc xây dựng một danh mục đầu tư hợp lý là yếu tố quyết định đến thành công của bạn. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với chuyên gia tài chính James Phạm để tìm hiểu thêm về cách thức xây dựng danh mục đầu tư thông minh.
Chia sẻ từ chuyên gia James Phạm về cách xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với khẩu vị rủi ro

Khẩu vị rủi ro và các loại khẩu vị phổ biến

Khẩu vị rủi ro là mức độ mà bạn sẵn sàng chấp nhận rủi ro trong việc đầu tư. Dưới đây là ba loại khẩu vị rủi ro phổ biến:

1. Khẩu vị rủi ro bảo thủ

Ưu tiên các tài sản an toàn như trái phiếu và tiền mặt. Có thể đầu tư một tỷ trọng nhỏ vào cổ phiếu có tính thanh khoản cao và rủi ro thấp.

2. Khẩu vị rủi ro ôn hòa

Phân bổ tỷ trọng đều đặn giữa các tài sản như trái phiếu, cổ phiếu và tiền mặt. Có thể đầu tư vào cổ phiếu có mức độ tăng trưởng ổn định và rủi ro ở mức trung bình.

3. Khẩu vị rủi ro hung hăng

Ưu tiên đầu tư vào cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao. Có thể chấp nhận rủi ro cao hơn để đổi lấy lợi nhuận tiềm năng lớn hơn.

Nguyên tắc xây dựng danh mục đầu tư

Xây dựng danh mục đầu tư là một quá trình quan trọng để đảm bảo rằng bạn đang đầu tư một cách thông minh và hiệu quả. Dưới đây là phân tích chi tiết về các nguyên tắc cơ bản trong việc xây dựng danh mục đầu tư.

Xác định mục tiêu đầu tư

Theo anh James Phạm, bạn cần xác định mục tiêu đầu tư là đầu tư ngắn hạn, dài hạn, hay trung hạn.

Đầu tư ngắn hạn thường là những người có kỳ vọng thu lợi nhuận trong khoảng thời gian ngắn, thường từ vài tháng đến một vài năm. Đầu tư trung hạn thì nhà đầu tư sẽ kỳ vọng thu lợi nhuận trong khoảng từ vài năm đến vài chục năm, mục tiêu có thể là tạo dựng tài sản dài hạn, đảm bảo hưu trí, hoặc đầu tư cho con cái. Còn đầu tư dài hạn, đây là việc đầu tư với kỳ vọng thu lợi nhuận trong khoảng thời gian lớn hơn một thế hệ, mục tiêu thường liên quan đến hưu trí, thừa kế, hoặc tạo dựng tài sản cho tương lai.

Lựa chọn loại tài sản

Tiếp theo là hãy chọn cho mình loại tài sản mà bạn muốn đầu tư, là cổ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm ngân hàng, hay đầu tư vào Vàng, bất động sản,...

Với cổ phiếu, đây là sản phẩm có tiềm năng sinh lời cao, nhưng cũng đòi hỏi người tham gia phải có kiến thức về đầu tư để tránh bị thị trường nuốt chửng. Còn trái phiếu là công cụ đầu tư an toàn hơn, với lãi suất cố định. Tuy nhiên, lợi nhuận thấp hơn so với cổ phiếu.

Về tiết kiệm ngân hàng, hình thức này giúp bảo toàn vốn và dễ dàng sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Đầu tư Vàng được anh James Phạm đánh giá cao thời điểm này vì Vàng là tài sản trữ giá và bảo vệ khỏi lạm phát tốt nhất thời điểm này. Giá Vàng liên tục tăng cao thời gian qua là minh chứng rõ nhất.

Còn về đầu tư vào bất động sản như nhà đất, căn hộ,.. có thể mang lại lợi nhuận từ thuê hoặc tăng giá trị theo thời gian. Tuy vậy, số vốn khởi đầu để tham gia cũng cần khá nhiều.

Phân bổ tỷ trọng tài sản

Để phân bổ tỷ trọng tài sản khi đầu tư, anh James Phạm đưa ra 2 nguyên tắc mà nhà đầu tư có thể áp dụng.

Nguyên tắc 100 trừ tuổi: Theo nguyên tắc này, bạn trừ tuổi của mình ra khỏi con số 100 để xác định tỷ lệ phần trăm của tài sản rủi ro (cổ phiếu) trong danh mục đầu tư. Ví dụ, nếu bạn 30 tuổi, bạn có thể đầu tư 70% vào cổ phiếu và 30% vào tài sản an toàn khác.

Quy tắc 72: Theo quy tắc này, bạn chia 72 cho tỷ lệ lãi suất hàng năm mà bạn mong muốn. Ví dụ nếu bạn đầu tư vào một tài sản với lợi tức ước tính là 8% mỗi năm, theo quy tắc 72, bạn có thể ước tính rằng khoản đầu tư sẽ gấp đôi sau khoảng 9 năm (72/8 = 9)

Lời khuyên từ chuyên gia

Anh James Phạm khuyên rằng việc xây dựng danh mục đầu tư không chỉ là việc chọn tài sản, mà còn phải dựa trên mục tiêu và khẩu vị rủi ro của bạn. Dù bạn là người bảo thủ hay hung hăng, việc tìm hiểu và hiểu rõ khẩu vị rủi ro của mình là quan trọng để đạt được sự cân đối trong đầu tư. “Hãy đặt câu hỏi cho bản thân là Tôi sẵn sàng chấp nhận bao nhiêu rủi ro để đạt được mục tiêu đầu tư của mình? Sau đó, hãy xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với câu trả lời của bạn.” anh James Phạm chia sẻ thêm.