“Luồng gió mới” từ Nghị quyết 128/NQ-CP

Bãi biển Khánh Hòa ngày đầu mở cửa trở lại.
Bãi biển Khánh Hòa ngày đầu mở cửa trở lại.
(PLVN) -  Hôm qua (18/10), tại Tọa đàm “Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới” diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu đã đưa ra cái nhìn tổng thể, toàn diện về Nghị quyết 128; tư duy và sự chuyển hướng chiến lược của Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 cũng như việc đưa Nghị quyết vào thực thi hiệu quả trong cuộc sống...

Nhấn mạnh tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp

Phân tích những kết quả, hạn chế và bài học kinh nghiệm qua 4 đợt dịch, nhất là đợt dịch lần thứ 4, Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 là hết sức phù hợp trong điều kiện hiện nay.

Nghị quyết đã đưa ra các biện pháp đáp ứng vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế; giao các bộ, ngành sớm ban hành các hướng dẫn chung để áp dụng trong toàn quốc. Các địa phương cũng căn cứ vào những hướng dẫn chung đó để tổ chức triển khai một cách thống nhất.

Nghị quyết cũng cho phép các địa phương linh hoạt áp dụng các biện pháp cụ thể nhưng không được trái với quy định của Trung ương, không gây ách tắc về giao thông và hàng hóa, không gây cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh và đi lại của người dân.

Trong trường hợp tổ chức triển khai thực hiện hoặc trong trường hợp cần thiết phải áp dụng các biện pháp phòng chống dịch có quy mô toàn tỉnh cao hơn các biện pháp quy định trong Nghị quyết 128; hoặc trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, các hướng dẫn của các bộ, ngành các địa phương thấy chưa sát thực tế hoặc khó triển khai thực hiện; thì địa phương đề xuất báo cáo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 xem xét, điều chỉnh cho phù hợp.

“Tôi vẫn nhắc lại là các quy định của địa phương không được trái với quy định của Trung ương để bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất trong phòng chống dịch cũng như tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội”, ông Tuyên nhấn mạnh.

Theo TS Lưu Bình Nhưỡng, Phó ban Dân nguyện của Quốc hội, Nghị quyết 128 là chủ trương rất sáng tạo; xã hội như đón “luồng gió mới”, nhất là nhấn mạnh về tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các cấp, nhất ở các địa phương trong công tác chống dịch theo chiến lược “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch hiệu quả”. “Nhưng hiểu được Nghị quyết 128 để thực hiện cho đúng, để lập lại trật tự là cả một vấn đề”, ông Nhưỡng nói.

Từ Nghị quyết đến hành động, theo ông Nhưỡng, có 3 việc lớn cần quan tâm, một là phải hiểu đúng; hai là đánh giá đúng tình hình địa phương; ba là phải đúng quy định nhưng quy định này phải bằng các văn bản quy phạm pháp luật, tránh tình trạng “ăn đong”, “nay chỉ đạo thế này, mai chỉ đạo cái khác”. Các địa phương trên cơ sở Nghị quyết 128 thống nhất ban hành các văn bản để quy định ở địa phương mình.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm.

Đề cao tính linh hoạt, sáng tạo của bộ, ngành, địa phương

Một vấn đề không thống nhất giữa các địa phương thời gian qua chính là hoạt động vận tải, lưu thông hàng hóa. Để thực hiện yêu cầu của Nghị quyết 128, Thứ trưởng Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Đình Thọ cho biết, Bộ GTVT đã rà soát lại và ban hành quy định mới phù hợp với mục đích, yêu cầu, nội dung, giải pháp trong Nghị quyết 128, đặc biệt là phù hợp với quy định của Bộ Y tế thể hiện ở Quyết định số 4800/QĐ-BYT về hướng dẫn chuyên môn, trong đó đưa ra 3 tiêu chí đánh giá dịch.

Trong quá trình tổ chức thực hiện, vấn đề kiểm soát, theo dõi, kiểm tra hết sức quan trọng, nếu không tổ chức tốt, nhắc nhở kịp thời thì dễ tạo những xung đột mới, điểm nghẽn mới và sẽ tạo ra bức xúc của người dân và dư luận. Thời điểm hiện nay đang “hạ nhiệt” về dịch để phục hồi kinh tế, vấn đề đi lại của người dân sẽ rất lớn.

“Bộ GTVT đã đưa ra kế hoạch trong 5 lĩnh vực đường bộ, hàng hải, hàng không, đường sắt, đường thủy rất kịp thời, phù hợp. Trong quá trình thực hiện Bộ GTVT luôn kiểm soát, điều chỉnh thích ứng với tình hình mới”, ông Thọ chia sẻ.

Hay mặc dù Nghị quyết 128 nêu rõ tạm thời không áp dụng Chỉ thị 15, 16 và 19 và hướng dẫn mới của Bộ Y tế không yêu cầu người dân xét nghiệm; nhưng hiện một số địa phương vẫn duy trì các chốt kiểm soát gây khó khăn và bức xúc trong việc đi lại của người dân. Nhìn nhận vấn đề này, GS Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam ví dụ về các chốt chặn khắp các cửa ngõ một số nơi và cho rằng “hành vi của người tham gia giao thông và cách tổ chức giao thông mới gây ra dịch bệnh”.

“Tôi cho rằng nếu đâu đó còn chưa mở cửa thì các lãnh đạo ở địa phương đó chưa thực sự thấm nhuần, chưa thực sự hiểu hết Nghị quyết 128. Tôi tin các địa phương sẽ đi vào thực hiện thật tốt Nghị quyết 128”, GS Trí nhắn nhủ.

Từ thực tiễn của địa phương, sau cao điểm phòng chống dịch, Khánh Hòa đã và đang triển khai mạnh các biện pháp phục hồi nền kinh tế, duy trì ổn định đời sống nhân dân. Đồng tình với ông Nhưỡng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đinh Văn Thiệu cho hay, người dân và cộng đồng doanh nghiệp rất phấn khởi đón nhận Nghị quyết 128.

Ông Thiệu tin tưởng, Nghị quyết 128 sẽ tạo ra bước ngoặt mới không chỉ riêng Khánh Hòa mà với cả nước. Với tinh thần trong trạng thái bình thường mới, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 và chủ trương của các ban, ngành vừa qua, Khánh Hòa đang hướng đến việc khôi phục, phát triển lại du lịch. Ngay khi các chuyến bay nội địa được khôi phục, tỉnh đã đăng ký ngay là địa phương được thí điểm các chuyến bay nội địa. Khánh Hòa cũng có phương án đón tiếp khách quốc tế, đã trình Chính phủ, Bộ ngành và mong rằng sớm được phê duyệt để Khánh Hòa được sớm đón tiếp khách du lịch.

“Chúng ta đã chịu đựng một cú sốc lớn nhưng đã không chấp nhận đóng băng toàn bộ hoạt động xã hội, vì nếu chúng ta để mạch máu giao thông đứt gãy tức là cơ thể rơi vào trạng thái hôn mê và sẽ chết, chúng ta rất may không rơi vào tình trạng đó, không rơi vào tình trạng hỗn loạn, đây là vấn đề rất tốt đối với khía cạnh quản lý xã hội.

Vấn đề thứ hai, chúng ta rất trân trọng người dân đã đóng góp lớn, không chỉ công sức mà còn cả sự đồng thuận bằng toàn bộ nguồn lực của mình, vai trò to lớn của các nhà thiện nguyện, các nhà hảo tâm cho công tác phòng chống dịch, an sinh xã hội nói chung, đến mức vượt qua tưởng tượng của chúng ta.

Với tư cách là đại diện cũng như tiếp xúc nhiều ý kiến của cử tri, tôi cho rằng sức mạnh to lớn của người dân có vai trò to lớn để chúng ta duy trì được trạng thái như bây giờ”.

Ông Lưu Bình Nhưỡng

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Băn khoăn quy định về rút bảo hiểm xã hội 1 lần

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần là vấn đề khó, phức tạp. Cả 2 phương án được nêu trong dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 vẫn còn ý kiến khác nhau.

Cần thiết bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng

Toàn cảnh hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu cho rằng việc dự thảo Luật bổ sung quy định về tổ hợp công nghiệp quốc phòng là cần thiết, với mục tiêu là bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh gắn với phòng thủ quốc gia.

Đại biểu Quốc hội ủng hộ cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi tham gia giao thông

Đại biểu Nguyễn Đại Thắng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), các đại biểu bày tỏ ủng hộ quy định cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia GTĐB mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đánh giá tác động sâu hơn, toàn diện hơn đối với chính sách này để tăng tính thuyết phục.

Cân nhắc quy định mở rộng đấu giá biển số xe

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) - Sáng 27/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (QH) hoạt động chuyên trách lần thứ 5, QH khóa XV, thảo luận về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về việc mở rộng đấu giá biển số xe.

Phổ biến quy định liên quan đến kiều bào tại các Luật mới được Quốc hội thông qua

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Bộ Xây dựng và Bộ Tài nguyên và Môi trường đồng chủ trì tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) (Hội nghị).

Tránh “bình mới rượu cũ” khi đổi mới tổ chức Tòa án

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Ngày 26/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5, nhiệm kỳ khóa XV cho ý kiến về dự án Luật Toà án nhân dân (TAND) (sửa đổi), các đại biểu còn có ý kiến khác nhau về quy định về đổi mới TAND cấp huyện theo thẩm quyền xét xử.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm việc với Ban Cơ yếu Chính phủ

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Tuấn Nam).
(PLVN) - Thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về cơ yếu, thời gian qua, Ban Cơ yếu Chính phủ (Ban CYCP) đã lãnh đạo, chỉ đạo ngành Cơ yếu Việt Nam triển khai thống nhất, đồng bộ, toàn diện các mặt công tác; bảo đảm tuyệt đối bí mật, an toàn, chính xác, kịp thời thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang (LLVT) trong mọi tình huống.

Bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thể hiện tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta

Đại đoàn kết toàn dân tộc là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam. (Ảnh minh họa - Tạp chí Tuyên giáo).
(PLVN) - Những vấn đề được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề cập trong bài viết vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược, thể hiện rất rõ tinh thần dân chủ và bản chất vì dân, vì nước của Đảng ta. Đây cũng là lời nhắc nhở đối với một số cán bộ, đảng viên tránh xa chủ nghĩa cá nhân, làm việc vì lợi ích cá nhân, tiêu cực, tham nhũng.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng, hoàn thiện pháp luật để phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển đất nước - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) -  Ngày 25/3, chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các thành viên Chính phủ không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững; đặc biệt, các luật, nghị quyết phải khai thác, phát huy tối đa mọi nguồn lực phát triển của đất nước, tránh lãng phí, tiêu cực, tham nhũng, tránh "xin – cho".

Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử tại địa phương

Các đại biểu tham dự Hội nghị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Tham luận của một số đại biểu trình bày tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác HĐND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024 ngày 25/3 đã cho thấy vai trò quan trọng của các cơ quan dân cử trong hoạt động giám sát, góp phần không nhỏ vào những thành quả về phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Tổ chức diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước

Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa chủ trì hội nghị.
(PLVN) -  Sáng 25/3, Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chủ trì Hội nghị làm việc với các cơ quan, đơn vị về xây dựng Đề án tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).