Tết chỉ muốn ngủ và đi du lịch

Tết chỉ muốn ngủ và đi du lịch
(PLO) - Dịp Tết, trong khi nhiều chị em tất bật với việc đi chợ và hì hụi vào bếp chế biến những món ăn ngon thì cũng có không ít phụ nữ lại cho rằng làm như thế chỉ tự hành hạ bản thân. Thay bằng việc vào bếp, họ thuê người làm cỗ Tết, thời gian còn lại chỉ để ngủ và đi du lịch.
Là dịp nấu những món ăn ngon
Năm nào cũng vậy, cứ qua rằm tháng Chạp là Hà bắt đầu đếm lịch, cô phải “căn” thời giao sao cho hợp lý để gia đình nhỏ của mình được đón cái Tết vui vẻ, vẹn tròn. Mấy năm gần đây, Tết được nghỉ gần chục ngày, tha hồ cho Hà trổ tài các loại mứt và những món ăn trong ngày Tết.
Đầu tiên, Hà tranh thủ ra chợ khuân về khoai tây, khoai lang, cà rốt…để làm các món mứt truyền thống. Tiếp đó, cô hỏi chồng và các con thích những món ăn gì vào những ngày Tết để chuẩn bị.
Hỏi vậy thôi chứ Hà biết chẳng năm nào mà ba bố con quên được món nem rán, bánh xèo và canh măng ninh với móng giò do tự tay cô nấu. Nhưng năm nay cả cu Mít và bé Ngô có thêm đề nghị mới: “Mẹ làm bánh pizza đi. Bánh pizza bò trộn với sốt cà chua mẹ nhé. Mẹ làm thêm cả món salát Nga nữa”. Trước ánh mắt háo hức của con, Hà không  nỡ làm con thất vọng- dù chưa biết khả năng của mình đến đâu. Cô mở máy tính, chắc phải nhờ đến “bác” Google giúp đỡ mới mong thành công.
Trong lúc ba mẹ con đang căng mắt tìm cách chế biến món bánh yêu thích thì chồng Hà đi ngang qua, anh ghé sát tai vợ thì thầm: “Em biết làm món chân giò ngâm nước mắm không? Tết này làm cho anh vài cân để anh tiếp khách nhé”.
Vợ  chồng Hà mang tiếng là làm công chức Nhà nước nhưng đều đi tối ngày. Hai  đứa con cũng học bán trú, sáng sớm khi bố mẹ ra khỏi nhà cũng là lúc chúng đeo ba lô đến trường. Chiều, tầm bốn rưỡi, năm giờ sau khi tan tầm ở cơ quan, cô mới đến trường đón các con.
Cả gia đình sau một ngày làm việc và học tập, họ chỉ sum họp và quây quần cùng nhau vào bữa cơm tối- đó là vào cuối tuần khi chồng Hà về đúng giờ- còn lại những ngày khác chỉ ba mẹ con ăn cơm với nhau. Vì làm ngành công an nên giờ giấc của chồng Hà khá thất thường, có khi anh đi “đánh án” cả tháng mới về nhà một lần. Bữa ăn hàng ngày, vì vội nên Hà cũng làm khá đơn giản.
Mâm cỗ ngày Tết (ảnh minh họa từ Internet)
Mâm cỗ ngày Tết (ảnh minh họa từ Internet)
Chính bởi vậy, thời gian nghỉ Tết như cơ hội vàng để cô trổ tài nấu nướng, làm những món ăn theo sở thích của chồng con. Trong lúc bạn bè ríu rít rủ nhau đi du lịch hay mua sắm thì Hà lại tất bật với những công thức nấu ăn. Hơn ai hết, Hà hiểu chỉ có thời gian này, gia đình cô mới được sum vầy bên nhau cả ngày, mới được cùng lau dọn nhà cửa, cùng vào bếp và thưởng thức những món ăn ngon để tận hưởng không khí hạnh phúc, ấm áp của ngày xuân.
Tết chỉ để ngủ và đi du lịch
Không như Hà, việc chuẩn bị các món ăn cho ba ngày Tết của Vi khá đơn giản. Theo cách nói của Vi thì chỉ những mụ đàn bà cổ hủ mới tự làm khổ mình bằng việc bày vẽ chuyện nấu nướng trong dịp Tết.
Với Vi, Tết là khoảng thời gian chỉ để ăn, ngủ và chơi, chẳng tội gì phải “đâm đầu vào bếp” cho khổ cái thân. Sau khi chính thức nghỉ Tết, Vi vào siêu thị nhặt đủ thứ nào là xúc xích, thịt hong khói, giò lụa, nem rán và chừng vài ba cái bánh chưng rồi đem về chất đầy tủ lạnh. Chồng con muốn ăn gì thì cứ việc mở tủ lạnh mà lấy.
Cả mấy ngày giáp Tết và ngày Mồng một, Vi ngủ cả ngày, ngủ dậy thì ăn, ăn xong lại lên giường lướt Face book, chán rồi lại lăn ra ngủ. Chồng con  muốn ăn gì, Vi cũng mặc kệ, ngủ dậy lúc nào thì ăn lúc đó, tự ăn, tự rửa bát.
Khổ cho hai cậu con trai đang tuổi ăn tuổi lớn, sau vài ngày háo hức được ăn thả ga món xúc xích rán thì chúng đã ngấy đến tận cổ. Hai đứa đòi mẹ nấu canh chua ăn với cơm nóng thì nhận được câu giải thích đầy thuyết phục: “Món ăn ngày Tết làm gì có canh chua. Tết mẹ còn bao nhiêu là việc, làm sao nấu những món ăn mất nhiều thời gian như thế được. Nếu thèm nước thì hâm lại nồi canh bóng thập cẩm mà ăn”.
Tất nhiên là cả hai đứa con và ông chồng của Vi chẳng ai nuốt nổi món canh từ chiều Ba mươi còn thừa lại. Không chỉ có canh bóng thập cẩm mà còn có cả xôi gấc, nem rán, khoai tây xào và gà luộc- nhưng tất cả đều là món ăn làm cho mâm cơm cúng Tất niên.
Nếu nghĩ rằng Vi đã trổ tài chế biến các món ăn này thì chỉ là tưởng tượng. Sự thật là cô đã thuê người làm sẵn (dịch vụ chỗ nào chẳng có). Mâm cơm cúng giao thừa hôm đó chẳng thiếu món gì nhưng thiếu hẳn sự háo hức của người thưởng thức. Vì là làm cỗ thuê nên món nào nhìn cũng đẹp mắt, tuy nhiên khi cho vào đầu lưỡi thì cứ như nhai bã đậu.
Biết là không ngon nhưng Vi cũng chậc lưỡi chấp nhận, “mâm cơm ngày Tết là làm cho đầy đủ thủ tục chứ ăn bao nhiêu mà bày vẽ”. Vi tranh thủ mọi cơ hội để đi du lịch. Sau khi ngủ chán chê hết ngày Mồng một, sang sáng  Mồng hai là vợ chồng cô xách ba lô lên đường, chẳng cần biết hai đứa con có vui vẻ  và hào hứng với kế hoạch du lịch dài ngày của cha mẹ hay không.
Khi cả nhà lục tục kéo nhau về sau đợt du lịch Tết, hai đứa con Vi mặt mày méo xệu thì mất mấy hôm bị “tào tháo đuổi” do ăn phải đồ lạ.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Năm ngoái, nhân tiện có chuyến xe của người quen ra Hà Nội, mẹ Vi đã khăn gói ra nhà con gái chơi Tết cùng cháu ngoại. Chỉ ở nhà Vi một ngày  nhưng thấy cảnh ăn uống và sinh hoạt ngày Tết của gia đình Vi quá hiện đại, bà  lắc đầu ngán ngẩm. Khuyên nhủ, nhỏ to với con không có kết quả, sang ngày Mồng hai bà bắt xe về quê. Các con của Vi vì thế cũng nằng nặc theo bà. Đấy là cái Tết đầu tiên hai đứa được thưởng thức những món ăn nóng hổi, thơm phức từ đôi bàn tay của bà. Chúng được bà dẫn đến chúc Tết họ hàng, anh em, làng xóm láng giềng; được đi thả diều với tụi trẻ con trong xóm thay vì phải lếch thếch theo chân cha mẹ trong những chuyến du lịch đường xa .
Năm nay, chắc bà ngoại không ra chơi nữa nên trong mấy ngày Tết, thế nào hai anh em chúng lại phải ăn xúc xích, bánh mì thay cơm. Cứ nghĩ đến mâm cơm ngày Tết ở quê là chúng lại thèm nhỏ rãi và ước gì cha mẹ lại cho hai anh em được về quê đón Tết./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.