Những rung cảm đang trở nên… xa xỉ ?

Người dân lao vào “hôi của” mặc sự van xin của khổ chủ (Ảnh minh họa)
Người dân lao vào “hôi của” mặc sự van xin của khổ chủ (Ảnh minh họa)
(PLO) - Mới đây, một con số đáng báo động được đưa ra: Việt Nam xếp hạng 123/176 về chỉ số cảm nhận tham nhũng và đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc (vô cảm) nhất. Điều đó cho thấy mức độ nghiêm trọng của căn bệnh thờ ơ, “mặc kệ nó” (makeno) của không ít người Việt hiện nay.
Khủng hoảng niềm tin
Trên trang facebook của giới trẻ bàn về thói vô cảm có một mệnh đề: “Vô cảm là sự ngụy biện cho một trái tim đã quá nhiều nỗi đau dồn nén”. Điều này có vẻ mâu thuẫn với những gì mà giới trẻ đang được hưởng thụ, nhưng lại có lý khi thấy rằng: Dường như đang có một cuộc khủng hoảng niềm tin trong xã hội hiện đại dẫn đến các bạn trẻ sống vô cảm. 
Chúng ta không thể đổ lỗi cho thói vô cảm của giới trẻ xuất phát từ chính lối sống của họ khi mà hàng ngày, dồn dập những thông tin về người này, người kia lợi dụng chức quyền để tham nhũng, trục lợi cá nhân; hay ông này, bà nọ có những phát ngôn thờ ơ, gây sốc về hoạn nạn của đồng loại; về lối sống “phong bì”; xà xẻo tiền trợ cấp cho người nghèo, những tội ác phi nhân tính… thì không thể đòi hỏi người dân phải sống nhân ái và có trách nhiệm với đồng loại.
TS Tô Văn Trường - thành viên Ban Chủ nhiệm Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng: “Ở nước ta hiện nay, bệnh vô cảm gần như trở thành một căn bệnh xã hội có sức lây nhiễm cao. Đối tượng mắc bệnh này rất rộng rãi, đủ loại người, bao gồm cả những người có học, hiểu biết rộng, tôn trọng luật pháp”.
Người Việt trước kia vẫn được coi là hiền lành, thật thà, tương thân tương ái, vậy nguyên nhân nào khiến  ngày càng có nhiều người đã trở nên vô cảm và tàn nhẫn?. Dư luận xã hội đều nói lên sự phẫn nộ, bất bình và xấu hổ mà cụ thể là hành vi của những kẻ hôi của gần đây nhất. Những kẻ này được gọi là “cướp cạn”, hôi của trên sự mất mát và bất lực của khổ chủ. 
Nhiều người cho rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục lệch lạc, chỉ chăm chăm vào thành tích học tập và thi cử mà quên giáo dục nhân cách, trách nhiệm và sự sẻ chia với đồng loại khi họ gặp khốn khó. Và điều quan trọng, rất nhiều giá trị đang bị quên lãng cũng như chúng ta chưa có một phông văn hóa để ứng xử trong cuộc sống hiện đại.
Nhiều chuyên gia lo ngại bệnh vô cảm giết chết dần tâm hồn, lương tri con người. Vô cảm làm cho lương tâm con người băng giá trước nỗi đau của đồng loại, không thiết tha với việc thiện mà luôn tìm cách để làm hại người khác.
Khi miếng ăn là miếng nhục
Người Việt có câu “Miếng ăn là miếng nhục”, điều đó cho thấy từ xa xưa, người Việt rất coi trọng đối với cách ăn uống. Không chỉ là cung cấp năng lượng cho cơ thể, ăn uống còn thể hiện hành vi văn hóa, nhân cách sống. Không phải cứ có là ăn bằng được, và càng không thể “ăn” những gì không phải của mình, trên sự khốn cùng của người khác trong cơn hoạn nạn…
Đành rằng, với tâm lý tiểu nông, dù thoát khỏi cái nghèo, cái đói nhưng sự ám ảnh về nghèo đói không mờ nhạt trong tâm trí họ. Cùng với sự lệch lạc về nhận thức, họ sẽ luôn nghĩ đến một mục tiêu là tiền. Tiền để thỏa mãn cái đói, cái khát đã từng ngự trị trong họ. Tiền để không xảy ra một lần nữa đói nghèo. Và tất cả lao theo một guồng quay trước mắt, đồng tiền không phải là phương tiện mà là mục tiêu quay cuồng như một trào lưu khó cưỡng…
Thói vô cảm dường như đã trở nên không cần che giấu và phổ biến đến mức thành một phần của đời sống xã hội. Nói lý thuyết về “bệnh” này thì rất dễ, nhưng làm sao để xã hội “giảm bệnh” một cách thực tế lại rất khó. Đối xử với “bệnh vô cảm” là chuyện của mọi người sống trong xã hội, nhưng trước hết, nó phải là “việc phải làm” của các cơ quan công quyền, nhất là những cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật. 
Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông phải tập trung tuyên truyền, định hướng nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”. Để khắc phục, không thể hy vọng một sớm, một chiều. Tuy nhiên, chúng ta phải giáo dục cho từng cá nhân một lối sống có tình thương, có trách nhiệm với cộng đồng. Hãy lấy tình thương yêu mà làm ngôi vị trung tâm của cuộc sống, hãy  mở rộng trái tim mình để biết khóc, biết cười, biết lắng nghe, biết yêu thương và rung cảm với cuộc đời.
TS tâm lý Trịnh Trung Hòa: Hãy yêu thương từ chính gia đình
Tôi cho rằng, bệnh gì cũng có thể khắc chế được. Bệnh vô cảm cũng không phải là không có thuốc chữa. Bệnh từ tâm nên phải chữa từ tâm, từ giáo dục nhân cách. Chúng ta phải có ý thức chữa, chữa từ trong gia đình đến ngoài xã hội. Vô cảm cũng có nhiều cấp độ, nhiều người đến người thân còn vô cảm, nói gì đến người gặp ngoài đường. Hãy biết yêu thương chính những người trong gia đình, những người xung quanh rồi đến người ngoài xã hội.   Chính vì vậy, muốn cho xã hội được lành mạnh hóa, con người sống yêu thương nhau thì tất yếu phải giáo dục. Giáo dục lòng thương người, tình đoàn kết, sẻ chia đồng loại ngay từ khi còn trẻ. Khi lớn lên, con người sẽ hình thành nếp sống và ứng xử theo nếp sống đó.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.