Giành đất không được, quý tử đập bát nhang cha mẹ

Ba chị em bên bát nhang bị ông Đời đập vỡ
Ba chị em bên bát nhang bị ông Đời đập vỡ
(PLO) - Hai vụ kiện đau lòng xảy ra tại Sóc Trăng khiến nhiều người suy ngẫm về hậu quả của chuyện “giá đất lên, tình người xuống”.

Em “tự xử” các chị

Theo trình bày của ba chị em ruột là bà Hà Thị Lệ (SN 1952), Hà Thị Bạch (SN 1963) và Hà Thị Tám (SN 1965, cùng ngụ ấp Phước Ninh, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng): Mẹ của các bà là cụ Huỳnh Thị Hơn có phần đất diện tích 970m2 tọa lạc tại địa chỉ trên. Đất do cụ Hơn tạo lập, quản lý, sử dụng từ trước năm 1975 (chồng cụ Hơn mất trước năm 1970).
Trên phần đất này có nhà là nơi sinh sống của cụ Hơn và ba người con gái nêu trên; ngoài ra còn có nhà ông Hà Văn Đời (con trai cụ Hơn, em ruột và anh trai 3 phụ nữ nói trên) sát nhà mẹ đẻ.
Theo bà Lệ, năm 1992, cụ Hơn và các bà đã đồng ý cho ông Đời sử dụng 674,5m2, số còn lại là của cụ Hơn cùng các con gái. Nhưng không hiểu sao, khi đi đăng ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Đời đăng ký hết toàn bộ diện tích đất nói trên đứng tên mình.
Năm 2001, cụ Hơn mất, không để lại di chúc. Phần đất 674,5m2 của ông Đời do gia đình ông sử dụng; còn phần đất diện tích 204m2 có nhà của mẹ để lại do 3 người con gái sử dụng.
Năm 2013, ông Đời nhiều lần sang nhà đòi các chị em phải trả lại cho ông diện tích đất 111,5m2 trong tổng số 204m2 những người này đang quản lý sử dụng. Các chị em không đồng ý bởi diện tích đất này mẹ đã cho họ làm nơi ở, hiện tại cũng đang còn nhà của mẹ để lại, và những người con gái này đang thờ cúng cha mẹ ruột của mình. Ông Đời làm đơn khởi kiện đến TAND huyện Mỹ Tú.
Ngày 17/12/2014, TAND huyện đưa vụ kiện ra xét xử và tuyên buộc phía bị đơn phải tháo dỡ, di dời tài sản, trả lại cho ông Đời 111,5m2 đất trong tổng số 204m2 những bị đơn đang sử dụng. Đồng thời tòa cũng tuyên tạm giao cho nguyên đơn quản lý, sử dụng các cây trồng gắn liền với phần đất nói trên, nếu có ai tranh chấp các cây trồng đó thì khởi kiện thành vụ án khác.
Bà Lệ kể trong nước mắt: “Mẹ ở với chị em chúng tôi, còn cậu Đời cất nhà ra ở riêng. Đất mẹ cho cậu là 674,5m2 trong tổng số 970m2, số còn lại là mẹ ở, sau đó cho lại chị em chúng tôi sử dụng. Vậy mà bây giờ cậu lại đòi thêm 111,5m2 nữa thì thật là vô lý. Ba chị em chúng tôi có hoàn cảnh bất hạnh, ở chung với nhau trong một căn nhà với thửa đất nhỏ, vậy mà cậu cũng nỡ đòi lại, chỉ chừa cho chúng tôi đúng một cái nhà của mẹ để lại”.
Cánh cửa bị ông Đời phá hỏng
   Cánh cửa bị ông Đời phá hỏng
Còn bà Bạch chua chát: “ Đất đang tranh chấp, tòa chưa xử thì cậu đã sang nhà “xử” trước bằng cách chửi bới chị em, sau đó bưng luôn bát hương trên bàn thờ cha mẹ ném xuống đất vỡ tan. Còn con trai của cậu là Hà Văn Cựu (SN 1979), là giáo viên tiểu học, lại đánh cô ruột là cô Tám gãy chân phải đưa đi cấp cứu vào ngày 14/5/2013, tỉ lệ tổn hại sức khỏe theo giám định của cơ quan pháp y là 15% nhưng công an không khởi tố, chính quyền và trường không xử lý hành vi này khiến chúng tôi vô cùng lo lắng và bất bình”.
Đưa cho XLPL xem bát hương thờ cha mẹ bị em trai đập vỡ, bà Lệ khóc nấc: “Tôi không ngờ chỉ vì đòi đất mà cha con cậu Đời lại có hành vi thiếu nhân tính, thiếu đạo đức đến như vậy”.
Nhiều người dân địa phương cũng bất bình trước hành vi đập bể bát hương thờ cha mẹ của ông Đời cũng như hành vi đánh cô ruột gãy chân thương tích 15% của ông Cựu, yêu cầu phải khởi tố ông Cựu về tội “Cố ý gây thương tích”. Nhiều người địa phương cũng đồng thời đề nghị tòa phúc thẩm xem xét lại bản án sơ thẩm của TAND huyện Mỹ Tú.
Đòi chia tài sản không thành liền tìm cớ đuổi mẹ  
Một vụ án khác cũng liên quan đến tranh chấp đất đai, cũng xảy ra tại tỉnh Sóc Trăng, gây bất bình dư luận.
Mặc dù đã chia tài sản cho mọi người, nhưng khi ông Lâm Sọl chết chưa được 100 ngày, bà Nhân (vợ ông Sọl)  đã bị con cái gây áp lực buộc chia tiếp phần đất còn lại. Bà Nhân không đồng ý thì bị quậy phá.
Theo trình bày của bà Thị Nhân (81 tuổi, người dân tộc Khmer, ngụ ấp Rạch Rê, xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú): Vợ chồng bà có 36.286m2 đất tọa lạc tại ấp Rạch Rê, được UBND huyện cấp sổ đỏ từ năm 1990, do chồng bà đứng tên.
Bà Nhân bị con trai quậy phá nên phải bỏ nhà đi ở nhờ
 Bà Nhân bị con trai quậy phá nên phải bỏ nhà đi ở nhờ
Trước đây, ông bà giao cho 9 người con (ông bà có 10 người con nhưng người con gái lớn lấy chồng nơi khác nên không nhận đất), mỗi người 2 công để cày cấy (khoảng 2.600m2). Ngoài ra, có 5 người con còn được cho thêm mỗi người một thửa đất làm nhà ở. Số còn lại ông bà sử dụng với mục đích dưỡng già.
Tháng 8/2014, ông Lâm Sọl qua đời. Khi cha chết chưa đầy 100 ngày, ông Lâm Lực (con trai) sang nói với bà Nhân cho ông chặt một số cây trong vườn của mẹ để lấy đất trồng cỏ nuôi bò. Mẹ đồng ý thì người con trai này tuyên bố: Nếu không cho thì ông sẽ lấy lại cho em gái là Lâm Thị Quyền (bà Quyền cũng đã được cha mẹ cho đất và cho luôn căn nhà ông bà đang ở). Ban đầu bà Quyền không đòi hỏi nhưng sau đó không hiểu vì sao, bị cho là cũng hùa theo đòi mẹ phải cho thêm đất.
Bà Nhân kể trong nước mắt: “Thằng Lực buộc tui phải đo cho con Quyền 1 công (khoảng 1.300m2) nhưng tui không đồng ý thì nó kéo tay tui ra làm cái vòng vàng đeo tay gãy làm 3 khúc. Sau đó tự nó đo, chiếm luôn căn nhà mà tui với chồng cất để ở sau khi cho con Quyền cái nhà kia. Không dừng lại, thằng Lực còn đập bể cánh cửa nhà, còn con Liên thì bưng đồ đạc trong nhà thả xuống mương cho hư hết. Sau lần đó, hai đứa nó luôn tìm cách quậy phá tui khiến tui không chịu nổi. Ngày thì nó chửi, đêm thì đánh trống la hét khiến tui không chịu nổi phải bỏ nhà đi sang ở nhà đứa cháu ngoại bên ấp Bét Tôn (xã Phú Mỹ, huyện Mỹ Tú)”.
Ông Lâm Bình (con bà Nhân) xác nhận: “Tôi ở sát bên nhà mẹ cũng bị vạ lây. Ngày 21/11/2014, anh Lực đến đập phá nhà cửa tôi rồi tìm đòi đâm đứa cháu khiến cho vợ chồng tôi phải bỏ nhà sang chỗ khác. Công an xã có xuống lập biên bản rồi cho về, vài ngày sau ông Lực lại đến cầm cây đập phá hàng rào trồng cây kiểng và bàn thờ tổ tiên trước nhà. Lần này tôi làm đơn trình công an nhưng không được giải quyết. Trong khi đó, công an lại buộc tôi phải viết bản cam kết không được kiếm chuyện với nhau nữa. Thật vô lý khi người kiếm chuyện với tôi là ông Lực lại không bị xử lý”.
Bà Nhân cho biết thêm: “Từ ngày đó đến nay, thằng Lực và con Liên tiếp tục tìm cách phá phách. Thậm chí thằng Lực còn nói “nếu lấy đất không được thế nào tao cũng lấy vài mạng và chia phần đất để cho mỗi người 2m2 chôn cất”. Tui làm đơn kêu cứu mà không thấy ai xử lý cả”.
Trong khi đó, ông Võ Hoàng Trang- Trưởng Công an xã Mỹ Thuận cho biết: “Vụ việc bắt đầu từ tranh chấp đất đai nên thẩm quyền giải quyết thuộc tòa án. Còn việc bà Nhân bị con cái gây sự phải bỏ nhà đi nơi khác xã chưa nghe nói”. Tuy nhiên, khi XLPL đưa hồ sơ để chứng minh bà Nhân đã có tường trình vụ việc từ đầu tháng 11/2014, vị trưởng công an xã cho rằng vụ việc do một thuộc cấp xử lý nên mình không hay.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.