Chàng trai 11 năm viết thơ, vẽ tranh bằng… miệng

Chàng trai 11 năm viết thơ, vẽ tranh bằng… miệng
(PLO) - Hơn 11 năm nằm liệt giường sau vụ tai nạn  nhưng với ý chí và nghị lực phi thường  khiến Phạm Sỹ Long (SN 1988, trú tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn suy nghĩ lạc quan, yêu đời. Anh vẽ tranh và viết thơ bằng cách… cắn bút. Tác phẩm thơ đầu tay của anh đã xuất bản hơn 500 bản.
Buổi chiều định mệnh
Một chiều hè chuẩn bị vào lớp 10, trên đường dắt trâu ra ruộng chăn, thấy trên cây phi lao cao vút có cành khô, ở nhà lại đang thiếu củi, Long định bụng bẻ mang về cho mẹ nấu bếp. Xắn tay áo trèo lên đến nửa chừng thì em phát hiện một tổ chim. Đang tuổi ăn tuổi lớn, trong làng cũng nhiều bạn có chim nuôi, Long mừng rỡ bò ra phía bầy chim làm tổ. Rồi cậu chỉ nghe một tiếng rắc… và tỉnh dậy thì đang nằm trong bệnh viện. Cành cây quá yếu gãy làm đôi, Long rơi từ độ cao 10m cắm đầu xuống đất.
Tai nạn không cướp được mạng sống của Long nhưng sau nhiều lần từ Hà Tĩnh ra Nghệ An, rồi ra Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)… để cứu chữa mà không có kết quả, cả ngày lẫn đêm Long nằm một chỗ, làm bạn với chiếc giường. “Từ người lành lặn, em trở thành người tàn tật, tính nết cũng thay đổi hẳn. Từ người thích nói chuyện, nói nhiều với bạn bè thành người trầm tính. Bạn bè đến thăm em chỉ vờ ngủ để tránh gặp. Những ngày đầu ở nhà một mình em hay khóc lắm. Vì tủi thân, vì cô đơn, vì buồn…”, Long nhớ lại.
Long và mẹ.
Long và mẹ. 
Nhà có 4 chị em, các chị lớn đi lấy chồng, Long sống với bố mẹ. Năm 2012, bố qua đời vì bạo bệnh, mọi việc lớn nhỏ đầu đổ lên vai người mẹ đã 55 tuổi. Ngày nào cũng thế, mẹ đi làm ruộng rồi giữa buổi về nhà cho Long ăn từng thìa cháo, đổi tư thế nằm cho em. Thu nhập cả nhà phụ thuộc mình mẹ, ngoài chi tiêu sinh hoạt gia đình, mẹ còn phải tích cóp để những lúc Long lên cơn đau đưa đi bệnh viện kiểm tra.
Những bài thơ từ đêm trắng
Khoảng tháng 2/2010, khi đêm buông xuống thì đôi mắt Long không tài nào khép lại được. Trong cái tĩnh lặng Long buồn đến tê người, khi mọi người đã ngủ, không còn ai để trò chuyện. Muốn đi đâu đó cho khuây khỏa nhưng đôi chân đã vô dụng, muốn làm gì đó giúp mẹ nhưng đôi tay cũng bất động. 
“Có những đêm trằn trọc đến 3-4h sáng, suy nghĩ nhiều nhưng không biết nói cùng ai. Em quyết định làm thơ, viết ra nỗi lòng, tâm sự thầm kín của mình. Em mượn mẹ cây bút, kê quyển vở sát với giường để tập viết. Những ngày đầu cắn bút viết đau đến chảy nước mắt. Có những khi phải ăn cháo cả tuần vì miệng bị rộp do cắn bút quá lâu. Đau lắm nhưng em quyết định phải viết cho bằng được. Viết một chữ mất đến mấy phút, chữ thì to như quả trứng cút chữ thì nhỏ như con kiến. Nhưng rồi dần dần cũng quen, chữ viết đúng hai ô ly trong cuốn vở như thời còn viết bằng tay ở trường…”, Long nhớ lại.

Những bài thơ đầu tiên được viết ra từ những ngày tháng đó. Cứ thế, trước khi mẹ đi làm kê bút và giấy cố định vào một cái ghế để Long viết. Những nét chữ nguệch ngoạc ban đầu tròn trịa dần và ngày càng đẹp hơn. Những vần thơ được ghi vào cuốn sổ, hết trang giấy mẹ lại giúp Long lật sang trang khác và cố định để Long viết tiếp. Thương Long, gia đình mua cho em chiếc điện thoại di động có tích hợp 3G và có thể truy cập mạng xã hội nên Long có cơ hội được giao lưu với những người bạn trên khắp mọi miền.
Tập thơ đầu tiên của Long.
Tập thơ đầu tiên của Long. 
“Thông qua mạng xã hội em làm quen được với nhiều người bạn cùng cảnh ngộ…”, Long cho biết. Cũng thông qua mạng xã hội, những bài thơ của Long được các bạn biết đến, tất cả đều thấu hiểu hoàn cảnh và khâm phục Long. Một người chị đã gửi cho Long 7,2 triệu để in thơ. Nhờ bạn bè biên tập và viết lời tựa, tập thơ đầu tiên của Long được phát hành vào quý II năm 2014 vừa qua với cái tên “Miền khát vọng”. Đó là nơi những nỗi niềm, những tâm tư, khát vọng về cuộc sống được Long hóa thành thơ. Long còn vẽ tranh. Một người bạn hàng xóm của chị gái Long, cũng là người bạn tốt của Long chuẩn bị đám cưới. Cậu muốn tặng chị bạn Long món quà ý nghĩa nhưng không có tiền mua. Nghĩ mãi, cuối cũng Long quyết định vẽ bằng miệng. Mượn cuốn sách của một đứa cháu, Long lựa hình và kỳ công vẽ đôi chim bồ câu đậu trên cành cây... “Vẽ xong xuôi mà không ai tin là Long vẽ, cữ nghĩ là Long nhờ ai đó vẽ. Bức tranh được tặng chị đúng ngày cưới, chị mừng lắm…”, Long kể. Cũng từ đó, Long làm bạn với giá vẽ và những bảng màu. Tranh Long vẽ chủ yếu là thiên nhiên, hoa cỏ, cây trái. Long tiết lộ đang viết cuốn hồi ký về những tháng ngày đã qua. Cuộc tranh giành giữa sự sống và cái chết, nghị lực vượt lên số phận và quá trình “cắn răng, ngậm bút” tứa máu trên hành trình tìm đường đi mà không nhất thiết phải có đôi chân, đôi tay.
“Em mong muốn những vần thơ của em đến được với đông đảo bạn yêu thơ cũng như những người bạn cùng cảnh ngộ. Để mọi người thêm yêu, thêm tin vào cuộc sống hiện tại của mình dù có khó khăn vất vả như thế nào. Em vẫn mong được ra bệnh viện ở Hà Nội lần nữa để kiểm tra lại xem bệnh tình có cách nào cứu chữa được không, nhưng có lẽ hơi khó vì kinh phí không có. Cũng không thể ăn bám mẹ mãi được, em muốn có một công việc gì đó để kiếm thêm thu nhập, cũng như là để đỡ đần cho cuộc sống…”, Long tâm sự.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

“Giang hồ” đóng phim, làm từ thiện: Phần nổi màu mè nhằm che đậy những góc chìm đen tối?

"Thánh chửi" được các fan nhí vây quanh
(PLVN) - Sự việc hiện tượng mạng xã hội Khá "Bảnh" (tức Ngô Bá Khá) bị cơ quan Công an tỉnh Bắc Ninh bắt giam khẩn cấp vì nghi án tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề hôm 1/4, suy cho cùng cũng là việc làm không sớm thì muộn. Ngoài Khá Bảnh, đâu đó còn rất nhiều đối tượng gắn mác "Giang hồ 4.0" có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị tố cáo khắp nơi, chẳng qua chưa đến lúc bị cơ quan công an... "sờ gáy" mà thôi.

Thầy giáo nhắn tin gạ tình loạt nữ sinh lớp 12

Trường THPT Ngọc Hiển, nơi vừa xảy ra vụ xôn xao thầy giáo trộm đề thi để gạ tình hàng loạt nữ sinh khối 12.
Hội đồng kỷ luật trường THPT Ngọc Hiển (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) mới ra quyết định kỷ luật với hình thức “buộc thôi việc” đối với ông Phạm Thanh Đ -  giáo viên dạy môn Lý-  Tin học của trường này. Ông Đ được xác định là vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp...

U40 mở quán ven đường dụ nam sinh vào kích dục

Nhiều phụ nữ lớn tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục tại các quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn Q.12
Đa số nữ tiếp viên tại hàng hoạt quán cà phê trá hình dọc quốc lộ 1, đoạn đi qua P.An Phú Đông, Q.12 đều trên 40 tuổi vẫn kiếm sống bằng nghề massage kích dục cho khách là trai trẻ, thậm chí là học sinh, sinh viên.

“Thú vui” phản cảm của người Hà Nội

Thản nhiên giẫm lên hoa.
(PLO) - Cứ mỗi khi thủ đô diễn ra lễ hội là y như rằng ngay sau đó câu chuyện về ý thức người Hà Nội lại làm nóng các diễn đàn. Dường như giẫm đạp, phá hoại vườn hoa, bãi cỏ, cây xanh, xả rác vào mỗi dịp lễ hội mừng năm mới, triển lãm hoa, biểu diễn nghệ thuật, ngày hội văn hóa… đã trở thành “thú vui” của một bộ phận người đang sống ở Hà Nội?

Chuyện lạ đời: Chồng lập nhang... thờ sống vợ con

Chị M trò chuyện trong một cuộc hội thảo về bạo lực giới
“Tôi cùng con dắt díu nhau đi ở nhờ nhà mẹ chồng. Trước lúc đi, tôi thấy anh ta bốc cát cho vào một bát gốm Phù Lãng, đốt nắm hương to, cắm vào, đem đặt trước cổng nhà và thề không có đứa con nào nữa”, chị Nguyễn Thị M kể.