Liên kết Việt lừa 68.000 người: Ra đến tòa vẫn “khua môi múa mép”

(PLVN) - Từ ngày 21/12, TAND Hà Nội mở phiên xử vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Cty CP Liên Kết sản xuất thương mại Việt Nam (Liên Kết Việt). 

Theo cáo trạng, từ tháng 4/2014 đến tháng 11/2015, Liên Kết Việt có mạng lưới 34 chi nhánh, lôi kéo được hơn 68.000 bị hại tại 49 tỉnh tham gia, lừa đảo gần 2.100 tỷ đồng. Lê Xuân Giang và đồng phạm chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ, số còn lại chi trả hoa hồng, tiền thưởng, nuôi bộ máy.

Bị cáo Giang
Bị cáo Giang 

“TGĐ” đổ lỗi cho cấp dưới

Trả lời chất vấn của HĐXX, Giang khai, đầu năm 2014, Sở Công Thương Hà Nội cấp giấy phép cho hoạt động kinh doanh đa cấp của Liên Kết Việt theo hình thức trả tiền, nhận hàng và hưởng hoa hồng. Khi đóng 7 triệu đồng, khách nhận một máy khử trùng ozone và một số sản phẩm thực phẩm chức năng.

Ban đầu, mô hình hoạt động bình thường, lượng khách hàng nhỏ, chỉ vài trăm người, Cty của Giang xuất hàng hóa cho khách và trả hoa hồng theo cam kết. Nhưng càng về sau, "Cty phát triển quá nhanh, ngoài trình độ quản lý và sức tưởng tượng, bị cáo lúng túng không biết cách kiểm soát", Giang khai.

Giải thích việc Liên Kết Việt đã chi 65% tổng số tiền thu được từ các bị hại để chi trả hoa hồng, cao hơn 25% so với quy định, Giang khai “do trình độ hiểu biết của bản thân hạn chế”, "nghĩ rằng nên trả nhiều tiền cho khách hàng, Cty chỉ cần ăn lãi ít". Theo Giang, các đề xuất tăng phần trăm hoa hồng đều do hai phó TGĐ Lê Văn Tú và Nguyễn Thị Thuỷ xây dựng và ký nháy, Giang chỉ ký phê duyệt.

Giang nhiều lần nói mình "thiếu hiểu biết, không biết như vậy vi phạm pháp luật" và quy trách nhiệm trong nhiều hành vi cho cấp dưới. Ngay trong việc ghi tên viết tắt BQP, in các loại bằng khen giả treo tại trụ sở, văn phòng chi nhánh để khuếch trương danh tiếng, Giang đổ lỗi “do nhân viên làm, mình không kiểm soát được”.

Giang khai có 11 năm phục vụ tại quân đội, xuất ngũ với hàm trung uý, việc hát quốc ca và mặc quân phục trong các sự kiện trao thưởng của Liên Kết Việt, “không nhằm lừa đảo các bị hại mà chỉ thể hiện niềm tự hào và vinh dự, sự tôn trọng và tin tưởng của tôi với những người lính”.

Về số tiền hơn 2.000 tỷ thu được từ các bị hại, Giang phủ nhận việc cùng đồng phạm chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ chi tiêu cá nhân như truy tố. Giang nói khi bị hàng nghìn người kéo đến nhà đòi nợ, đã chủ động rút khoản tiền này để trả, song không đưa ra được tài liệu chứng minh.

Giang đồng thời phủ nhận cáo buộc của VKS “bị cáo tẩu tán tài sản và sổ sách kế toán thu chi sau khi bị truyền thông phanh phui hành vi lừa đảo”. Giang nói “toàn bộ hoạt động tài chính do kế toán phụ trách, ký song không hiểu biết gì về kế toán".

Giang cho rằng “chỉ mắc một số lỗi nhỏ do không hiểu biết, bản thân là người chân chính, luôn mong muốn tạo công ăn việc làm cho cộng đồng. Tôi nghĩ đây là sân chơi bình đẳng, mọi người tự nguyện tìm hiểu, tự nguyện tham gia. Đây thực chất là cơ hội rất tốt cho tất cả mọi người".

Đổ tội cho nhau

Về phía các đồng phạm của Giang, cũng có thái độ tương tự. Phó TGĐ Nguyễn Thị Thuỷ phủ nhận cáo buộc là người có vai trò cao nhất trong nhóm; chỉ đạo và trực xây dựng và tổ chức 15 chương trình khuyến mãi, phát triển mạng lưới tại các địa phương.  

Bị cáo Thủy
Bị cáo Thủy 

Thuỷ khai là một trong những khách hàng đầu tiên của Liên Kết Việt và từ tháng 4/2014 được Giang thuê làm nhân viên tư vấn, không giữ chức vụ nào. Trong nhóm "mọi người bảo nhau làm việc", không ai làm lãnh đạo. Cả 15 chương trình khuyến mại bị cáo buộc do nhóm này đưa ra, Thủy phủ nhận có liên quan.

Thủy cho rằng “chỉ có nhiệm vụ trả lời của khách hàng về sản phẩm, công ty và chính sách trả thưởng dựa vào thông tin Giang cung cấp và chỉ đạo; không tác động, thuyết phục khách mua hàng, cũng không trực tiếp thu tiền. Những việc này do bộ phận khác làm”.

Với mỗi khách đăng ký mã hàng 7 triệu đồng, Thuỷ được trích hưởng 90.000 đồng. Cộng với hoa hồng và các loại tiền thưởng khác, Thủy hưởng 38 tỷ đồng trong 17 tháng, chia trung bình mỗi tháng 2,2 tỷ đồng.

Trước câu hỏi "tại sao chỉ tư vấn lại được hưởng nhiều lợi nhuận", Thủy nói "không rõ", nhận tiền theo "chính sách của công ty".

Lời khai này của Thuỷ mâu thuẫn với lời khai của 4 thành viên còn lại nhóm. Vũ Thị Hồng Dung, Nguyễn Xuân Trường, Lê Thanh Sơn và Trịnh Xuân Sáng trước tòa đều xác nhận, không quen Giang, được Thuỷ rủ về Liên Kết Việt làm việc từ giữa năm 2014. "Thuỷ là trưởng nhóm, chỉ đạo toàn bộ ekip", một bị cáo khai.

Dung được Giang và Thuỷ phân công phụ trách thuyết trình, lôi kéo bị hại trên danh nghĩa "dạy kỹ năng mềm". Dung vào Liên Kết Việt khi Cty kinh doanh đã 10 năm, được cấp phép hoạt động kinh doanh đa cấp nên "yên tâm, tin tưởng và dốc sức làm việc".

Dung cho rằng "không tuyên truyền bất cứ thông tin sai lệch nào về pháp nhân của Cty" để lôi kéo bị hại, “chỉ giảng dạy mọi người cách tin và yêu cuộc sống". Dung được trả hơn 4 tỷ đồng trong 13 tháng, trung bình tháng hơn 300 triệu đồng.

"1.285 ngày ngồi trong trại tạm giam, tôi luôn ân hận", Dung tiếp tục cho rằng "phạm tội do hoàn cảnh khách quan, không biết Giang có hành vi lừa đảo”.

Bị cáo buộc tổ chức đào tạo kỹ năng thuyết trình, chăm sóc phát triển hệ thống nhà phân phối tại văn phòng Hà Nội và các tỉnh, hưởng lợi 4 tỷ đồng trong 13 tháng, Trường khai là đồng hương với Thuỷ, được rủ vào làm việc trong nhóm từ tháng 7/2015. Bị cáo là người trực tiếp xây dựng nội dung và thuyết trình về công ty, lãnh đạo và phương pháp kinh doanh, chế độ hoa hồng.

Trường nhiều lần phủ nhận đã thuyết trình sai lệch về Cty và chính sách trả thưởng. "Không hiểu sao các bị hại lại đổ tội này. Bị cáo rất hiểu về kinh doanh đa cấp nên chưa bao giờ nói với khách hàng là chỉ cần nộp tiền, không cần làm gì vẫn được hưởng hàng trăm triệu đồng. Tôi còn khuyên khách hàng, chỗ nào kinh doanh đa cấp mà nói vậy phải cảnh giác, vì thế là lừa đảo", Trường khai. Trong khi đó, quá trình điều tra, các bị hại đều khẳng định, được Trường hứa hẹn nếu nộp 7 triệu đồng sẽ được nhận 204 triệu đồng, đóng 1,3 tỷ sẽ thu về 450 tỷ đồng.

PLVN sẽ tiếp tục phản ánh diễn biến phiên xử.

Trong ekip, bị cáo Trịnh Xuân Sáng chiếm hưởng 17 tỷ đồng trong 16 tháng, thu nhập cao chỉ sau Thuỷ. Sáng khai chịu trách nhiệm giám sát quản lý hỗ trợ bộ phận IT, hỗ trợ bị hại đăng nhập vào ID trên website của Liên Kết Việt, xây dựng phần mềm trả thưởng đồng thời thống kê định kỳ về số lượng khách và tiền họ đã nộp.

Với mỗi khách nộp tiền, Sáng được Giang chia cho 40.000 đồng. Lý do được hưởng lợi tới 17 tỷ đồng, Sáng khai hiểu đây là chính sách của Liên Kết Việt chứ cũng "không rõ tại sao".

Đọc thêm

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.