Lật tẩy “chiêu” kêu gọi làm từ thiện của "Mạnh Thường quân“rởm”

“Nhiều mái ấm chưa biết nên luôn tin tưởng, sau đó, họ lại làm nhịp cầu trung gian, kết nối với các doanh nghiệp chuyên dùng hình thức làm “từ thiện” để kiêu gọi kiếm tiền từ các nhà tài trợ. Khi hoàn thành tốt công việc, họ sẽ được trích hưởng tiền phần trăm trên mỗi dự án được tài trợ", một mạnh thường quân bức xúc.

Muốn được các ngành chức năng công nhận là những đơn vị, tổ chức luôn tiên phong, hết mình vì cộng đồng qua việc làm từ thiện, những "Mạnh Thường quân" “rởm” đã dùng nhiều “chiêu trò” có toan tính để vừa có tiếng lại vừa có tiền.

Bất chấp thủ đoạn 

Biết thông tin về bà Nguyễn Thị H. (SN 1968, ngụ quận 12, TP.HCM) - một mạnh thường quân luôn “giấu mặt”, âm thầm góp sức giúp đỡ cho nhiều cơ sở mái ấm nuôi trẻ mồ côi, trung tâm khuyết tật…, với một cái tâm trong sáng: “Nặng lòng yêu mến trẻ thơ”, một số doanh nghiệp, “mạnh thường quân” tìm đến bà, mong hợp tác lâu dài trong các dự án làm từ thiện. Họ không quên hướng dẫn bà những “chiêu” làm sao có tiếng thơm, còn có thêm tiền lại được chính quyền địa phương công nhận.

Một phụ nữ tên L., lãnh đạo của Công ty TNHH T.P, không ngại đường xá xa xôi, vào tận TP.HCM với mục đích muốn đồng hành cùng bà H. và một cơ sở mái ấm nơi bà H. từng làm mạnh thường quân, nhằm giúp các mảnh đời bất hạnh và kêu gọi các nhà tài trợ khác tiếp sức ủng hộ. 

“Bà L. bật mí, sắp có dự án được tài trợ 20 triệu USD từ một nhà tài trợ lớn, nên bà vào TP HCM tìm các cơ sở mái ấm nuôi trẻ mồ côi, người già neo đơn… để ủng hộ. Bà L. nghĩ tôi như người cùng một “chuyến tàu” nên không ngại công khai tiết lộ hết những kế hoạch, thủ đoạn đang làm ở quê nhà”, bà H. chia sẻ.

Một cơ sở mái ấm chuyên vẽ tranh tại TP.HCM (xin được giấu tên) đã bị một số doanh nghiệp, mạnh thường quân lợi dụng. Ảnh: Công Hà
Một cơ sở mái ấm chuyên vẽ tranh tại TP.HCM (xin được giấu tên) đã bị một số doanh nghiệp, mạnh thường quân lợi dụng. Ảnh: Công Hà
Bà H. bất ngờ khi nghe bà L. tiết lộ: “Biết trước được ngày có các ban ngành xuống cơ sở tôi kiểm tra và xác minh thực tế về sự việc đang nuôi trẻ mồ côi, cơ nhỡ, 

tôi gom hết những người ăn xin, ăn mày quanh khu vực về cơ sở, lo cơm nước, ăn uống đầy đủ trong ngày. Khi kiểm tra xong, qua hôm sau, tôi để họ đi và cho mỗi người 50 ngàn đồng. 

Sau đó, chính quyền địa phương sẽ công nhận và cấp giấy xác nhận cơ sở chúng tôi đã giúp ích cho xã hội, ngoài ra còn được phụ cấp cho người cưu mang gần một triệu đồng một tháng/người cơ nhỡ. Nếu khi kiểm tra lại, thấy vắng mặt, tôi sẽ nói tự ý họ bỏ cơ sở đi…”.

“Sau khi nghe bà L. bật mí “bí quyết” làm từ thiện, tôi không khỏi ngỡ ngàng về thủ đoạn của bà này, tôi quyết định không ký, không hợp tác với cách làm từ thiện kiểu vậy…”, bà H. bày tỏ.

Vừa có tiếng, vừa có miếng

Trường hợp của bà Trần Thị Y. (SN 1963, ngụ quận 10), là một mạnh thường quân đã trao tặng hơn 1.000 m2 đất nền cho một cơ sở nuôi trẻ mồ côi, người khuyết tật tại TP.HCM để xây dựng trường học, với điều kiện kèm theo là cơ sở này phải mua thêm phần đất liền kề kế đó với giá cao “ngất ngưỡng” so với giá thị trường, vụ việc chỉ trong nội bộ mới được biết. 

Sau đó, vị mạnh thường quân Y. này luôn được Truyền hình, Báo, Đài liên tục khen ngợi trong một thời gian vì tấm lòng nhân ái cao cả trong việc làm từ thiện của bà.

Niềm vui chưa được bao lâu, ông P. (chủ cơ sở nói trên) mới méo mặt: “Khi nhận được một món quà từ thiện cho các cháu, dù lớn hay nhỏ, chúng tôi luôn trân trọng. Cứ tưởng êm ái như chúng tôi đã dự tính cùng bà Y. là sau khi làm xong một chương trình truyền hình, số tiền được ủng hộ bao nhiêu chúng tôi sẽ chi trả đủ vào phần đất bà Y. yêu cầu mua kèm theo. Tuy nhiên, khi chương trình không chạy được, chúng tôi bị bà Y. liên tục đòi tiền phần đất kế bên. Hiện tại, chúng tôi không đủ tiền chăm sóc các cháu, thì làm sao có tiền chi trả”. 

Qua sự giới thiệu, chúng tôi cũng gặp gỡ với một mạnh thường quân "rởm" "khét tiếng" có tên là Lê Thị X. (SN 1950, ngụ Thủ Đức). Trong vai là con nuôi của bà X., bà đưa chúng tôi giao lưu, tiếp cận rất nhiều doanh nghiệp. Ngồi nghe họ tính chuyện làm ăn, chủ yếu là tiến hành thực hiện các dự án khá lớn sắp đến, bên cạnh đó cũng không quên nhắc đến vấn đề đi kèm với dự án là làm “từ thiện”. 

Bà X. tự xưng là một mạnh thường quân lớn của một tỉnh thuộc miền Tây, tuy lớn tuổi, nhưng bà “nổ” cũng vang trời. Chúng tôi thật sự “choáng” khi nghe bà X. nói chuyện với các đối tác về bản thân bà. Một vị doanh nghiệp trẻ tuổi lên tiếng: “Chị cứ gửi dự án qua chúng tôi xem. Chúng tôi đang có những nhà tài trợ thuộc hàng đầu rất mạnh, nếu xét thấy những việc kinh doanh có kèm thêm việc làm “từ thiện” thì chúng ta cứ việc hợp tác, sau đó tha hồ mà “hốt lúa”…”. 

Qua tìm hiểu của chúng tôi, bà X. chỉ lấy tiếng là một mạnh thường quân và luôn “nổ” rằng, những dự án lớn ở các tỉnh thành phía Nam, đất nền xây dựng trường học cho các trẻ mồ côi, người cơ nhỡ là do chính bà đầu tư, luôn kêu gọi thêm các cơ sở, mái ấm, trung tâm hợp tác để được sự giúp đỡ, để rồi họ luôn xem bà X. như là một vị ân nhân.

“Nhiều mái ấm chưa biết nên luôn tin tưởng bà X., sau đó, bà lại làm nhịp cầu trung gian, kết nối với các doanh nghiệp chuyên dùng hình thức làm “từ thiện” để kiêu gọi kiếm tiền từ các nhà tài trợ. Khi hoàn thành tốt công việc, bà X. sẽ được trích hưởng tiền phần trăm trên mỗi dự án được tài trợ. Nói chung, bà chỉ là một mạnh thường quân “rởm” chủ yếu kiếm tiền hoa hồng, muốn vừa được tiếng lại có tiền”, một mạnh thường quân bức xúc.

Công Hà

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.