Lan tỏa hệ giá trị con người Việt Nam trong thời kỳ mới

Đại diện các dân tộc Việt Nam diễu hành tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Báo QĐND
Đại diện các dân tộc Việt Nam diễu hành tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) dịp kỷ niệm 70 năm Quốc khánh. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Báo QĐND
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Hôm nay (29/11), Hội thảo quốc gia Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ VHTTDL, Hội đồng Lý luận Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức diễn ra tại Hà Nội và 2 điểm cầu trực tuyến tại Thừa Thiên- Huế và TP Hồ Chí Minh.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Bác Hồ đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực văn hóa và con người. Đến thời kỳ đổi mới, hệ giá trị quốc gia về văn hóa, gia đình và hệ giá trị con người Việt Nam đã được nêu trong nhiều văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI, văn kiện Đại hội XIII của Đảng và điều đó được cụ thể hóa, khẳng định trong phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào ngày 24/11/2021.

Hệ giá trị quốc gia về văn hóa, gia đình và hệ giá trị con người Việt Nam là một trong những nội dung trọng tâm, cốt lõi và cũng là khâu đột phá, có giá trị động lực thúc đẩy phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra của Đảng, Nhà nước là phải nghiên cứu sâu, xây dựng được hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người, hệ giá trị gia đình và hệ giá trị quốc gia Việt Nam trong thời kỳ mới để giúp Việt Nam đẩy mạnh đồng bộ, toàn diện công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển, hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế hiện nay.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo trước thềm Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”, ông Nguyễn Minh Nhựt - Vụ trưởng Văn hóa - Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Thường trực Ban tổ chức Hội thảo đã cho biết, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 80 bài tham luận của các nhà khoa học, chuyên gia, đại biểu… gửi về, và qua Hội đồng thẩm định chọn được 79 bài đưa vào kỷ yếu Hội thảo. Ban Tổ chức đã phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật lựa chọn, biên tập và đang tiến hành in ấn Kỷ yếu Hội thảo.

Hội thảo được chia làm hai phiên thảo luận: Phiên thứ nhất với chủ đề "Hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới". Phiên hai có chủ đề: "Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới". Trong khuôn khổ Hội thảo sẽ tổ chức trưng bày triển lãm sách và tài liệu với chủ đề "Xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam".

Phát biểu tại cuộc họp Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh, Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” là dịp hiếm có để ngành Văn hóa được tiếp thu, lắng nghe các luận cứ khoa học để làm sâu sắc hơn về quan điểm của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lĩnh vực văn hóa, trong đó có mong muốn làm rõ các nội hàm về hệ giá trị của quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người trong giai đoạn mới. Từ đó, ngành có cơ sở tổ chức thực hiện và triển khai một cách đầy đủ, đúng như tinh thần chỉ đạo của Đảng.

Phát biểu chỉ đạo, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nêu rõ, Đảng, Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến công tác văn hóa, con người. Điều này được thể hiện rõ qua các Hội nghị Trung ương, Tổng Bí thư đặc biệt chú trọng đến công tác này, cùng với đó, các đại biểu Quốc hội luôn tập trung thảo luận về vấn đề này…

Theo Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương ông Nguyễn Trọng Nghĩa, hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” và Hội thảo Văn hóa 2022 (diễn ra đầu tháng 12 do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ VHTTDL và tỉnh Bắc Ninh tổ chức, đưa ra giải pháp thể chế hóa kịp thời đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam thành luật pháp và các chính sách cụ thể, khả thi, phù hợp đặc thù của hoạt động văn hóa, nghệ thuật trong bối cảnh mới) là hai sự kiện quan trọng nhằm triển khai, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.

Tin cùng chuyên mục

Một góc triển lãm tranh thu hút sự quan tâm của du khách nước ngoài.

Tranh khắc gỗ đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn

(PLVN) - Ngày 19/3, tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng (Bảo tàng Mỹ thuật Huế, 15 Lê Lợi, TP Huế) đã diễn ra khai mạc triển lãm “Tranh khắc gỗ đất nước Việt Nam trên Cửu đỉnh triều Nguyễn”, đem đến cách tiếp cận và những giá trị mới cho di sản đặc biệt này.

Đọc thêm

Công Phượng lỡ chuyến du đấu Indonesia

Ông Troussier đứng trước nhiều thử thách trong chuyến làm khách tại Indonesia, Ảnh: VFF
(PLVN) - Công Phượng bị tái phát chấn thương cũ và phải nghỉ tập để điều trị hồi phục. Trong khi đó, hậu vệ Bùi Hoàng Việt Anh đã ổn định vết khâu ở môi và sẵn sàng ra sân thi đấu.

Điện Biên nhộn nhịp đón du khách

Điện Biên nhộn nhịp đón du khách
(PLVN) - Các di tích lịch sử, các thắng cảnh Điện Biên những ngày này rất đông người dân, du khách từ mọi miền đất nước đổ về tham quan, trải nghiệm...

Hạnh phúc trong mắt người trẻ

Hạnh phúc dù ở thời đại nào cũng gắn bó với tình thương yêu và lòng vị tha. (Nguồn: Thành Đoàn TP HCM).
(PLVN) - Hạnh phúc là đích đến của hầu hết mọi người trên thế giới này. Trong thời đại nào cũng vậy, niềm vui, hạnh phúc của con người có lẽ là được yêu thương, bao bọc, che chở lẫn nhau. Người trẻ ngày nay cũng như vậy, dù thời đại có thay đổi, nhưng cốt lõi của hai chữ “hạnh phúc” vẫn là tình thương yêu chân thành và lòng vị tha.

Họ trưởng thành hơn chúng ta nghĩ?

Một tinh thần khỏe mạnh chính là hạnh phúc của người trẻ. (Ảnh minh họa, nguồn: Lawnet.vn).
(PLVN) - Không tìm đến ánh hào quang chói sáng, không mưu cầu to lớn về tiền bạc. Thế hệ 9x, 10x hay gọi chung là thế hệ Gen Z hiện nay có quan niệm rất khác về hai chữ “hạnh phúc”...

Tháng 3, bàn về hạnh phúc

Khi người trẻ cùng người già tìm kiếm niềm vui. (Ảnh: Hùng Cao).
(PLVN) - Tháng 3 có ngày được gọi là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Hạnh phúc là một khái niệm tương đối. Người trẻ bây giờ có nhiều ước vọng hạnh phúc cao sang, xa vời, chinh phục những giấc mơ mới lạ để thỏa lòng mong ước. Còn người xưa, không gian sống nhỏ hẹp, hạnh phúc là “một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” (Chế Lan Viên)…

Về miền hoa ban thưởng thức 'Huyền tích UVA'

Quần thể di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ
(PLVN) - Show diễn thực cảnh “Huyền tích UVA” là sản phẩm du lịch độc đáo, một trong những điểm nhấn của Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên chủ trì, phối hợp UBND huyện Điện Biên sẽ mang lại cho du khách trải nghiệm mới, lạ, hấp dẫn.

Khách quốc tế thích thú với chợ tình Sa Pa

Sa Pa nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, những cánh đồng lúa bậc thang và sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc thiểu số. (Ảnh: MIA)
(PLVN) - Không chỉ thu hút bởi những điểm đến thú vị và những mùa hoa rực rỡ. Nét đẹp văn hoá của người dân vùng Tây Bắc cũng là một trong những điểm đặc sắc mà nhiều khách du lịch trong và ngoài nước quan tâm. Sa Pa là thị trấn của những lễ hội, trong đó, đặc sắc nhất có lẽ phải kể đến chợ tình Sa Pa - nơi bắt nguồn cho câu chuyện tình cảm của các cặp trai gái.

Nghe radio với ba

Nghe radio với ba
(PLVN) - Bữa Tết rồi tôi chở ba tôi đi chơi. Ba nói mở Ngọc Tân nghe hát đi. Tôi mở lại cho ba bài “Hà Nội và tôi” của Lê Vinh. Ông nghe say sưa và kết luận: “Ca sĩ chả có ai hát hay hơn Ngọc Tân”.

Cổ vật 'cất tiếng' nhờ những tấm lòng

Ông Nguyễn Văn Trường, xã Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) trong không gian ngôi nhà độc đáo. (Ảnh: DK)
(PLVN) - Trong dòng chảy tất bật của cuộc sống, nhiều người vẫn giữ thú sưu tầm cổ vật chỉ để giúp chúng được hiện diện trong đời sống. Nhiều người chịu khổ để cổ vật được sướng. Điều đáng quý là, những kỷ vật ấy góp phần để nhận diện một vùng văn hóa, truyền lại cho đời sau.

Gió về ngang căn bếp

Gió về ngang căn bếp
(PLVN) - Liên và Dũng là đôi bạn từ nhỏ, họ yêu nhau bình lặng, về chung một nhà, không ồn ào, biến cố, không trắc trở cấm ngăn.

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?

Trong tâm hồn bạn có một đứa trẻ bị tổn thương, lạc lối?
(PLVN) - Nỗi đau đó liên tục bộc lộ ra trong cuộc đời bạn, dưới dạng những phản ứng bốc đồng và những kiểu phản hồi cảm xúc thái quá. Đó chính là phần nội tâm thông tuệ, cũng là phần khổ đau đang khao khát được thừa nhận và chữa lành. Vậy đừng để đứa trẻ tổn thương kia trở thành người lớn đau khổ.