Lan man với ông ’Dế Mèn’

"Các anh trẻ bây giờ nhiều người viết được nhưng viết hay thì hiếm quá. Suốt đời tôi chỉ làm một người nhặt chữ. Văn chương nghệ thuật thì vô cùng nhưng suy cho cùng phải là người giỏi chữ...", "cha đẻ" của Dế mèn phiêu lưu ký đúc kết. 

Sáng sớm, tôi gọi về số máy gia đình Tô Hoài, cứ ngỡ rét buốt thế này sẽ có một người nhà thưa máy, nhưng không, đích thân nhà văn cầm máy a lô, giọng vẫn tròn và trong…

Ký ức những ngày xa xanh

Không gian sống của Tô Hoài khá hẹp và giản dị. Phòng khách kê bộ salon bọc vải dạ màu sữa đã cũ nhưng sạch sẽ, trang nhã. Trên tường treo hai bức tranh phỏng theo tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký do Nhà xuất bản Kim Đồng và Công ty Đồ hoạ Việt Nam gửi tặng. Ði nhiều như Dế Mèn, “ông Dế Mèn” lúc này không đi đâu được nếu không trông vào con cháu.

Nhà văn Tô Hoài
Nhà văn Tô Hoài

Lão nhà văn cười hồn hậu: “Đã lâu rồi cả ngày tôi chỉ quanh quẩn trong nhà thôi, từ giường ra ghế, đến cái bộ sa lông, quá lắm là ra đến vườn chứ không ra đường cái. Khi trước tôi khoẻ, có điều kiện đi thực tế, tôi có tư liệu để viết bài. Giờ hai cái đầu gối này đau không đi được. Giờ có tuổi nên sinh hoạt đã hạn chế nhiều.”

Không phải những câu hỏi của tôi mà là ông dẫn dắt câu chuyện bằng hồi tưởng. Ông bảo thuở nhỏ tên là Nguyễn Sen. Lớn lên đi viết báo làm văn lấy bút danh Tô Hoài là ghép sông Tô một con sông cổ chảy qua làng Nghĩa Đô với phủ Hoài Đức mà thành.

Tuổi thơ ông lớn lên trong cái làng cũ kỹ bên cạnh những con người cũ kỹ và lao khổ sát nách Hà Nội cũ. Nhà nghèo, đi học trường làng muộn, nhưng cậu bé Sen sớm tiếp xúc với văn học từ những chuyện cổ của ta, của Tàu do cha mang từ Sài Gòn về: Lục Vân Tiên, Bà chúa Ba, Chinh Tây, Tam Hạ Nam Đường… và  hấp dẫn trí tưởng tượng của Sen với một thế giới mới mẻ, chính là truyện Không gia đình của nhà văn Pháp do Nguyễn Đỗ Mục dịch.

Chú bé Sen ngày ấy đã phải chật vật, xoay sở đủ nghề: Làm nhân viên bán giầy ở hãng giày ba-ta trên phố Hàng Đào, rồi chuyển sang ngồi bàn giấy tính sổ sách cho chủ, nhiều kỉ niệm của tuổi thơ, ông bảo không thể nào quên được.

Ông đã trút tất cả lòng mình xuống trang sách, mong một ngày mai tươi sáng trong thế giới đại đồng, bình đẳng, bác ái, không còn áp bức, bất công. Dế Mèn phiêu lưu ký ra đời từ ý tưởng ấy. Nhắc đến Dế Mèn, ông hào hứng hẳn ra, ánh mắt tinh nhanh, gương mặt dường như trẻ lại: “Dế mèn tôi viết năm 17-18 tuổi, trẻ lắm.

Ban đầu nó chỉ là “Chuyện con dế mèn”, ngắn lắm. Nhưng sau NXB thấy đọc được, bán được nên tôi kéo ra thành “Dế Mèn phiêu lưu ký”. Cuốn đó tôi được nhuận bút 20 đồng. Mà hồi đó 3 đồng một tạ gạo. Chừng ấy tiền đủ cho tôi rong chơi khắp nơi, làm vốn cho những cuốn khác.”

Nói rồi, ông lại nhúc nhắc bước ra phòng khách lần tìm bằng được một chú dế bằng gỗ, khoe: “Thái Lan nó còn chế ra cả những con dế mèn bằng gỗ. Vặn cót lên, nó nhảy tanh tách và kêu rả rích nữa. Thú lắm”. Ông miệng nói, tay run run vặn dây cót để con dế gỗ phát ra tiếng kêu rồi cười lớn một cách hạnh phúc. 

Nhặt chữ của giời

Trong kinh nghiệm sáng tác của mình, Tô Hoài cho rằng quan trọng nhất phải học luôn và học mãi cho giàu có chữ nghĩa, giàu có từng ly từng tí thì sẽ thành công. “Một phần là trời cho, một phần là đọc, lượm lặt chữ của nhân gian, chữ của giời” - ông chỉ tay ra ngoài khung cửa xanh – “như cô hàng bánh nói gì, mình cũng phải học.

 

Các anh trẻ bây giờ nhiều người viết được nhưng viết hay thì hiếm quá. Suốt đời tôi chỉ làm một người nhặt chữ. Văn chương nghệ thuật thì vô cùng nhưng suy cho cùng phải là người giỏi chữ. Anh có tư tưởng lớn lao đến đâu mà không giỏi chữ, anh không thể trở thành nhà văn”. Cả đời ông chắt chiu, tâm niệm làm sao cho giàu có phong phú ngôn từ.

Ông kể, khi viết tập bút ký Giấc mộng ông thợ dìu, người ta phê bình “ông thợ dìu là sao?”... Tô Hoài bảo đó không phải là “ông thợ rìu” mà là ông đang dùng tiếng lóng rất mới và hiện đại. Nhiều năm trở lại đây, người ta học nhảy nhiều, “thợ dìu”  chính là các vũ sư dạy nhảy, kèm cặp học sinh nhảy nhót. “Dìu” ở đây là “dìu dắt nhảy”.

Ông thường tìm đọc các cuốn sách được nhiều người quan tâm trên các văn đàn. Ông hay đọc. Vui thì có thể khẽ nhếch mép cười, mà không vui, không hay thì cũng cứ thản nhiên đọc tiếp, không hề có chút biểu hiện như thể người ăn cơm bỗng khựng lại vì nhá phải một miếng sạn.

“Tất cả có lẽ bắt đầu từ thói quen tự học. Mình tự học chứ do nhà trường dạy là mấy đâu. Thói quen tự học bắt mình phải đọc rất nhiều. Mà cũng có thể do trước Cách mạng, mình hay mua báo cũ đọc, sau thành thói quen không thể không đọc. Mình đọc thế, coi như đi... thực tế”, lão nhà văn tâm sự.

Mà cách đọc của ông có nhiều điểm lạ: “Tôi không bao giờ đọc nửa chừng rồi vứt báo đi. Và khi đọc, tôi đọc lần lượt theo thứ tự trang, không lựa cái gì đọc trước, cái gì đọc sau, cho dù tác giả có là Ma Văn Kháng hay một tác giả mới toanh nào đi nữa cũng thế.” Ông tiếp: “Đọc một tờ báo, dù bài hay, dở đến đâu, bao giờ nó cũng cho mình biết thêm một cái gì: Về tình hình xã hội, giá cả thị trường và thấp nhất là cho mình biết... trình độ người viết. Nó như một thứ vốn, không vào mình ngay một lúc mà vào dần dần.”

“Ngộ” từ lẽ đời

Công việc của một nhà văn rất cực nhọc trên cánh đồng văn chương bất tận, thậm chí khổ ải, như một người tù lao động khổ sai. Tô Hoài là lão làng, là đại thụ lao tâm khổ tứ đêm ngày để cho ra tác phẩm tâm huyết nhưng cũng có không ít quyển bị cấm xuất bản.  

Ông viết khi tác phẩm được hân hoan chào đón, cả khi nhà xuất bản trả lại bản in, ngay cả khi những trận bút chiến nảy lửa về tác phẩm của mình diễn ra ở trên khắp mặt báo ông Tô Hoài cũng vẫn lẳng lặng ngồi vào bàn và tiếp tục viết. Mỗi ngày ông đều cầm bút và tập bản thảo của ông cứ dày theo thời gian.

Năm 2006 Tô Hoài ra tiểu thuyết Ba người khác, quyển sách bị cấm. Sau người ta in chui, có người mang đến nhà ông chục quyển, hai chục quyển. Họ bảo: “Sách bị cấm rồi, in cho cụ để cụ biếu hay tặng ai là do cụ”. Tô Hoài vẫn chẳng có ý kiến gì. Đôi khi đem dư luận ra nói lại cùng ông, xem thái độ phản ứng của ông thế nào, vẫn một câu: “Chẳng đáng gì”.

Ông không có thói quen “quan trọng hoá vấn đề”. Việc nào xảy đến ông cũng bình tĩnh và suy xét, tự tìm câu trả lời cho những câu hỏi tại sao. Khi Mười năm, Cát bụi chân ai, Chiều chiều bị cấm in ông trở về xếp ngay ngắn tập bản thảo trên giá. Ông tự bảo mình, lúc này người ta chưa hiểu thì lúc khác sẽ phải hiểu.

Y rằng, thời gian sau này các cuốn sách đó lần lượt được in. “Cấm tuốt rồi lại in hết”, ông cười hóm hỉnh, đôi mắt sáng tinh anh. “Tôi hay rắc rối thế này, người ta cấm nhưng mà không có ai gọi tôi tới kiểm. Không dám kiểm điểm ông Tô Hoài. Tôi hơn 60 năm tuổi Đảng, bao nhiêu năm cống hiến gia nhập làng báo Cứu Quốc từ thủơ còn tò te tí. Tôi cứ túc tắc viết cho lòng mình thanh thản, vui với câu chữ thế thôi”, nhà văn hoan hỉ.

Lão nhà văn bồi hồi: “Trong tập hồi ký “Cát bụi chân ai”, tôi tả kháng chiến ở Việt Bắc một thời sôi nổi, nhưng cũng có lộn xộn, thậm chí có cả bệnh hoạn, tôi tả khá chi tiết về vấn đề đồng tính. Năm đấy có một anh sinh viên khoa sử người Mỹ đến gặp tôi, rất hoan nghênh quyển “Cái bụi chân ai” của tôi và khuyên tôi bảo tôi gia nhập vào hội viên danh dự Hội người đồng tính” (ông lão cười khì khì)

Ngồi bên ông, ngắm ông rung rinh nụ cười tinh nghịch, tôi bật cười nhớ câu chuyện nhà văn Hà Minh Đức ví Tô Hoài: “Anh như một con mèo đẹp dáng dấp nhẹ nhàng ngồi thu mình sưởi nắng và khi cần thì lao nhanh về phía trước hoà nhập vào giữa dòng đời…”

Thu Hồng (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Đọc thêm

200 nghìn bông hoa bách hợp khoe sắc tại Khu vườn âm nhạc

Tuần lễ hoa bách hợp gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội (ảnh Duy Tiến)
(PLVN) -  “Tuần lễ hoa bách hợp 2024” với chủ đề “Khu vườn âm nhạc - tinh khôi bách hợp tháng 4” diễn ra từ 19 - 28/4 tại bán đảo Skyline (Hà Nội) mong muốn gìn giữ và tôn vinh giá trị nghệ thuật về một loài hoa đặc trưng của người Hà Nội cùng nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật đặc sắc...

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Qua 2 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 1.000 tác phẩm tham gia 02 cuộc thi Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn. (Ảnh: Bảo Châu)
(PLVN) - Sáng ngày 17/4/2024, tại Hà Nội, Cục Văn hóa cơ sở tổ chức Trao giải thưởng cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024).

Các nghệ sĩ, tiktoker tránh phạm luật khi quảng cáo

Nhiều nghệ sỹ nổi tiếng đã quảng cáo cho FXT Token, một loại tiền hoạt động dưới hình thức đa cấp tại Việt Nam. (Ảnh: Zing.vn).
(PLVN) - Trước thực trạng các nghệ sĩ quảng cáo, người nổi tiếng, tiktoker giới thiệu thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe sai sự thật, không đúng công dụng, các ngành chức năng đã tuyên truyền quy định của pháp luật về quảng cáo, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, đặc biệt các văn nghệ sĩ vi phạm.

Chuyện bí ẩn về bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh

Những câu chuyện xung quanh việc sáng tác chung của Đoàn Chuẩn và Từ Linh cho đến nay, vẫn còn là bí mật. (Ảnh: Vàng Son một thuở)
(PLVN) - Trong hầu hết các sáng tác của mình, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn thường ký bút danh Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Về cái tên Đoàn Chuẩn - Từ Linh có rất nhiều giai thoại. Cho đến tận bây giờ, nhiều người vẫn không thể giải thích hay làm sáng tỏ được việc viết nhạc và lời của hai ông trong các sáng tác.

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ

Phận đời sầu thương của nhạc sĩ Đỗ Lễ
(PLVN) - Đỗ Lễ được nhiều người biết đến nhờ những bản tình ca buồn như: “Sang ngang”, “Mắt buồn”, “Ngày tạm biệt”... Những lời ca day dứt, đau thương đã vận vào cuộc đời người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh này.

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ

Những tài liệu quý về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Ảnh: Thùy Dương).
(PLVN) - Trong số tài liệu bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Bộ Nội vụ), khối tài liệu về chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 là một trong những khối tài liệu phản ánh một phần lát cắt của lịch sử dân tộc vẻ vang, hào hùng giữa thế kỷ XX.

Cảm nhận nhạc Đỗ Bảo ở “Khung trời khác”

Cảm nhận nhạc của Đỗ Bảo giản đơn, mộc mạc, nhưng rất sâu lắng và tinh tế (ảnh NVCC).
(PLVN) - Khung trời khác, là cảm nhận của một chàng ca sỹ Hà Nội về những bài hát do chính một nhạc sỹ Hà Nội sáng tác. Vẫn là những ca khúc quen thuộc của nhạc sỹ Đỗ Bảo, nhưng lại rất mới, rất khác so với những bản thu âm mà khán giả từng nghe trước đó.