Xung quanh vụ “cố ý làm trái…” ở Sabeco: Phương pháp tính giá được hiểu khác nhau?

Cuối tháng 12/2011, Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn vào năm 2005 – 2010. Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp tính giá mà DN này thực hiện đối với các giao dịch mua malt bia trong giai đoạn nói trên.

Cuối tháng 12/2011, Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng (C48) Bộ Công an đã quyết định khởi tố vụ án hình sự “Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng công ty Bia – rượu – nước giải khát Sài Gòn vào năm 2005 – 2010. Hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau về phương pháp tính giá mà DN này thực hiện đối với các giao dịch mua malt bia trong giai đoạn nói trên.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cơ quan CSĐT : “Có dấu hiệu tội cố ý làm trái “

Trong Quyết định khởi tố vụ án số 01/C48 (P3) ngày 20/12/2011 do Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an ký, việc khởi tố vụ án căn cứ đơn thư tố giác tội phạm của một số cán bộ Tổng cty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco), đồng thời căn cứ các Kết luận thanh tra số 161/KT-TTr ngày 7/9/2007 của Bộ Tài chính, số 11153/KL-BCT ngày 6/11/2009 và 207/KL-BCT ngày 23/8/2010 của Bộ Công Thương, số 1305/KT-TTCP ngày 27/5/2011 của Thanh tra Chính phủ. 

Theo C48, tài liệu xác minh, thu thập của Cơ quan CSĐT Bộ Công an thể hiện, từ năm 2005 – 2010, một số cán bộ của Sabeco biết mua malt (nguyên liệu quan trọng để sản xuất bia) sản xuất trong nước không có các khoản chi phí khác như mua hàng của nhà cung cấp nước ngoài nhưng khi thương thảo, ký kết và thực hiện hợp đồng vẫn chi các khoản chi phí khác trái quy định cho Cty cổ phần Đường Man và Cty cổ phần tập đoàn đầu tư và thương mại Thanh Tùng gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước. Vì thế, cơ quan CSĐT cho rằng có dấu hiệu tội phạm cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 Bộ luật hình sự.

Về các giao dịch này, cụ thể ngày 28/3/2005, Sabeco kí Hợp đồng số 18-2005/DM-BSG, mua của Cty Đường Man 5.870 tấn malt với giá 7.200.000 đồng/tấn (có VAT). Sau đó, hai bên kí Phụ kiện hợp đồng số 01/PK, giảm giá mua malt xuống còn 393,19 USD/tấn, tính theo công thức: Giá CIF + Thuế nhập khẩu 5% + Chi phí giao nhận, vận chuyển.

Các hợp đồng mua malt của Cty Đường Man: Số 05/DUONG/BSG 06 ngày 31/12/2005, số lượng mua 2.000 tấn malt, với giá 5.800.000 đồng/tấn; số 31/HĐ-MH ngày 15/1/2009, số lượng 25.000 tấn malt, với giá 731,599 USD/tấn; số 583/HĐ-MH ngày 25/12/2009, số lượng 25.000 tấn malt, với giá 529,056 USD/tấn. Hợp đồng mua malt của Cty Thanh Tùng số 03/2008-TTG/SGB ngày 6-5-2008, số lượng 10.000 tấn, giá 940 USD/tấn.  Như vậy, từ năm 2005 - 2010, Sabeco kí 5 hợp đồng mua malt trong nước, trong đó kí với Cty Đường Man 4 hợp đồng, với Cty Thanh Tùng 1 hợp đồng.

Và nhiều ý kiến khác nhau

Kết luận giám định tư pháp của Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) theo trưng cầu của cơ quan điều tra, cho rằng, theo QĐ số 06/2005/QĐ-BTC và Thông tư số 154/2010/TT-BTC, việc đưa yếu tố 5% thuế nhập khẩu vào giá để thương thảo, là nằm trong công thức tính giá tham chiếu làm cơ sở để kí kết hợp đồng.

Các văn bản nói trên có hướng dẫn việc tính giá hàng hóa bằng phương pháp so sánh với giá của hàng hóa nhập khẩu cùng loại hoặc tương tự, theo đó giá bán hàng nhập khẩu được tính bằng: Giá mua tại cửa khẩu (Giá CIF) (+) các loại thuế (Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… nếu có) (+) chi phí bằng tiền khác theo quy định (+) thuế giá trị gia tăng (nếu có).

Giám định viên của Bộ Tài chính nhận thấy việc Sabeco và bên bán thực hiện thương thảo, xác định giá mua malt sản xuất trong nước bằng phương pháp so sánh với giá bán của malt nhập khẩu là tương tự như phương pháp so sánh được quy định tại Quyết định 06/2005/QĐ-BTC và Thông tư số 154/2010/TT-BTC.

Giám định viên nhận định, chưa có đủ căn cứ kết luận việc Sabeco thương thảo, ký 5 hợp đồng mua malt sản xuất trong nước với bên bán là Cty Đường Man, Cty Thanh Tùng và chấp nhận thanh toán cho bên bán theo giá được xác định trong hợp đồng bằng cách so sánh với giá malt nhập khẩu (giá so sánh), trong đó thuế nhập khẩu là 1 yếu tố cấu thành giá so sánh, là trái với quy định của Pháp lệnh giá, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Vụ Công nghiệp nhẹ (Bộ Công Thương), trong văn bản báo cáo Bộ trưởng xung quanh vấn đề này, cũng cho rằng giá mua malt của Cty Đường Man được xác định là giá mua hàng tại kho của Sabeco. Vì vậy, nguyên tắc xác định giá mua malt của Cty Đường Man mà hai bên thực hiện là hợp lý với chính sách về thuế nhập khẩu của Nhà nước nhằm bảo vệ sản xuất trong nước và không có nghĩa là Sabeco chuyển thuế nhập khẩu cho Cty Đường Man và gây thất thoát thuế nhập khẩu cho Nhà nước.

Bách Nguyễn

Đọc thêm

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.

Bảo mật thông tin trong lĩnh vực chứng khoán: Chủ động phòng hơn chống

Sự cố VNDIRECT bị tấn công mạng cảnh báo sự tuân thủ quy định pháp luật về an toàn thông tin. (Ảnh minh họa - Nguồn: V.G.P).
(PLVN) - Theo đại diện các cơ quan quản lý và các chuyên gia, về tổng thể, Việt Nam đã có hệ thống đầy đủ với các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) về an toàn thông tin (ATTT), song tính tuân thủ còn hạn chế mà vụ việc Công ty CP Chứng khoán VNDIRECT bị tấn công vừa qua là một tiếng chuông cảnh tỉnh.

Giá trị của chữ 'tín'

Giá trị của chữ 'tín'
(PLVN) -  Để liên kết theo chuỗi giá trị thành công, thì “quan trọng nhất là phải công khai, minh bạch, tự nguyện, thống nhất, giữ uy tín giữa các bên. Không giữ được chữ “tín” thì không thể liên kết thành công”. Đó là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (HTX), khi dự và phát biểu tại Diễn đàn HTX quốc gia năm 2024 chủ đề “Phát triển bền vững chuỗi giá trị sản phẩm”.