Việc tiêm vắc-xin COVID-19 có thể thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế

Hình minh họa.
Hình minh họa.
(PLVN) - Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, trong thời gian tới, cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. 

Trong báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2021, Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 bởi đây là hoạt động sẽ tác động đến tốc độ phục hồi kinh tế.

Các chuyên gia của WB nhận định Việt Nam đã nhanh chóng kiểm soát được đợt bùng phát dịch Covid-19 vào cuối tháng 1 nhờ các biện pháp ứng phó kịp thời của Chính phủ. Nhờ đó, số lượng các ca nhiễm mới bắt đầu có xu hướng giảm và các hạn chế phần nào được nới lỏng trong nửa cuối của tháng.

Việt Nam đã phê duyệt 3 loại vaccine ngừa Covid-19 gồm AstraZeneca (Anh), Moderna (Mỹ) và Generium (Nga). Chính phủ cũng đã thông qua nghị quyết mua tổng cộng khoảng 150 triệu liều vaccine và nêu rõ các nhóm đối tượng được ưu tiên. Việt Nam đã nhận được 117.000 liều vaccine đầu tiên vào cuối tháng 2/2021, và hoạt động tiêm vaccine đã được triển khai từ ngày 8/3, bắt đầu từ các nhân viên y tế tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Hải Dương.

Biểu đồ: COVID-19 và biện pháp ứng phó của Chính phủ (Nguồn: WB).
 Biểu đồ: COVID-19 và biện pháp ứng phó của Chính phủ (Nguồn: WB).

Về kinh tế, trong báo cáo WB nhận định, sự phục hồi kinh tế trong nước đang đi đúng hướng khi sản xuất công nghiệp và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh làn sóng Covid-19 thứ ba.

Sản xuất công nghiệp tháng 2 chậm lại do các nhà máy đóng cửa nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2021 giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước. Theo đánh giá của các chuyên gia WB, sự sụt giảm này chủ yếu phản ánh sự khác biệt giữa hai năm về thời điểm nghỉ Tết, khi các nhà máy ngừng hoạt động trong 1 tuần. Tính bình quân trong 2 tháng đầu năm 2021, chỉ số này vẫn ghi nhận mức tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất kim loại, sản phẩm điện tử, máy tính và sản phẩm quang học tiếp tục tăng lần lượt 8,6% và 3,2% trong tháng 2, nhờ nhu cầu cao trên thị trường thế giới.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng tốc trở lại trong tháng 2/2021 sau khi tăng trưởng chậm lại vào tháng 1. Mặc dù có đợt bùng phát dịch COVID-19 mới, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong tháng 2 vẫn tăng 0,3% so với tháng trước và 8,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu tiêu dùng cao hơn trong dịp Tết.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng nhờ doanh số bán lẻ hàng hóa tăng mạnh hơn trong tháng 2. Trong khi doanh thu từ dịch vụ lưu trú và ăn uống chỉ thấp hơn 0,1% so với một năm về trước, dịch vụ lữ hành tiếp tục giảm sút nghiêm trọng với mức giảm 60,8% so với cùng kỳ năm trước.

Về xuất khẩu, trong tháng 2/2021, xuất khẩu hàng hóa giảm 4,2% trong khi nhập khẩu tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước, dẫn đến thâm hụt thương mại lần đầu tiên kể từ tháng 4/2020. Theo đối tác thương mại, dữ liệu sơ bộ cho thấy xuất khẩu sang Mỹ và Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu sang EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản giảm. 

Kim ngạch nhập khẩu tăng là do nhập khẩu từ Trung Quốc trong tháng 2/2021 đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, tương tự như xu hướng nhập khẩu tháng 1/2021. Vào tháng 1/2021, nhập khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và linh kiện, và máy móc thiết bị chiếm một nửa tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc và tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm trước. 

“Điều này phản ánh sự phụ thuộc nhiều của Việt Nam vào đầu vào nhập khẩu trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, cũng như việc đa dạng hóa thương mại tiếp tục diễn ra do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa được giải quyết”, các chuyên gia của WB nhận định.

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), sau khi giảm vào tháng 1, Việt Nam đã thu hút được 3,4 tỷ USD vốn FDI trong tháng 2, cao hơn 70,4% so với tháng trước và tăng gấp ba lần giá trị vốn FDI ghi nhận vào tháng 2. 

Tăng trưởng tín dụng của Việt Nam có chiều hướng chững lại do các hoạt động kinh tế tạm dừng trong những ngày nghỉ Tết. Trong khi đó, chính sách tài khóa đang được điều chỉnh nhẹ do thu ngân sách được cải thiện trong hai tháng đầu năm 2021, còn chi ngân sách giảm do chậm triển khai các dự án đầu tư công.

“Việc nhanh chóng kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 mới vào cuối tháng 1/2021 đã giúp duy trì triển vọng phục hồi kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2021”, báo cáo của WB nhận xét.

Các chuyên gia WB khuyến nghị, trong thời gian tới, cần đặc biệt chú ý đến việc triển khai tiêm vắc-xin phòng COVID-19 vì hoạt động này sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, có thể sẽ cần có thêm những can thiệp về chính sách tài khóa và tiền tệ để hỗ trợ phục hồi nhu cầu của khu vực tư nhân. 

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch UBCKNN Phạm Hồng Sơn tại cuộc Họp báo (ảnh:Tạp chí Thuế)

Dự kiến ngày 1/4 tới hệ thống VNDirect sẽ hoạt động bình thường

(PLVN) - Thông tin vừa được ông Phạm Hồng Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) cho biết tại cuộc họp báo quý I/2024 của Bộ Tài chính chiều 29/3. Hiện tại, tất cả tài khoản chứng khoán của khách hàng đều được đảm bảo, khách hàng đã kiểm tra được số dư tài khoản.

Đọc thêm

Ý kiến trái chiều về đề xuất chống bán phá giá với thép cán nóng

Một số DN lo ngại nếu điều tra CBPG với HRC nhập khẩu sẽ ảnh hưởng xấu tới ngành thép.
(PLVN) - Ngay sau khi xuất hiện thông tin đề xuất Cục Phòng vệ thương mại (PVTM - Bộ Công Thương) điều tra chống bán phá giá (CBPG) với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu, đến ngày 27/3 đã có 9 DN sản xuất tôn mạ, ống thép trong nước gửi đơn kiến nghị tới các cơ quan quản lý.

Xây dựng chính sách cho chuyển đổi xanh

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chuyển đổi xanh là xu thế của toàn cầu. Dự báo và nắm bắt xu thế tất yếu này, Bộ Chính trị từng có nhiều nghị quyết quan trọng. Ngay từ cách đây 10 năm là Nghị quyết số 24-NQ/TW về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; cách đây 4 năm là Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045.

Thách thức nuôi trồng thủy sản trên biển

Là địa phương có nhiều thế mạnh về nuôi biển, song năm 2023, diện tích nuôi biển của Quảng Ninh mới đạt 10.200ha. (Ảnh: baoquangninh.com.vn)
(PLVN) - Với tiềm năng nuôi biển khoảng 500.000ha, Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS) trên biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mới đưa ra mục tiêu khiêm tốn 280.000ha đến năm 2025 và 300.000ha vào năm 2030. Thế nhưng, số liệu kỳ vọng diện tích nuôi biển đến hết năm 2023 mới đạt 85.000ha…

“Điểm nghẽn” nhận thức về phát triển bền vững khu công nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững (PTBV), chỉ có 30% có nghe hiểu về khái niệm KCN sinh thái. Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đang có “điểm nghẽn” về nhận thức, xây dựng chính sách, quản trị của các KCN liên quan đến việc PTBV.

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1
(PLVN) - Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1 được khởi động  trên cơ sở Tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới” và kết quả triển khai thực hiện 8 giai đoạn của Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong suốt 20 năm qua.

Tầm nhìn đường sắt tốc độ cao

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Kết luận 49-KL/TW ngày 28/2/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045; đặt mục tiêu đến 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam và khởi công trước 2030. Các đoạn ĐSTĐC Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026 - 2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam trước 2045.

Công trường đường dây mạch 3 bộn bề khó khăn

Chủ tịch HĐTV EVN sát sao kiểm tra tiến độ thi công đường dây mạch 3. (Ảnh: EVN) .
(PLVN) - Chỉ còn vài ngày nữa là đến cột mốc mục tiêu đầu tiên của dự án đường dây mạch 3 đưa điện ra Bắc (hoàn thành đúc móng toàn tuyến vào ngày 30/3) nhưng khối lượng công việc vẫn còn bộn bề. Chủ đầu tư cũng như các Bộ, ngành liên quan vẫn đang dốc toàn lực thực hiện dự án này.

Hai dự án đường dây 500kV qua miền Trung nguy cơ 'trượt' tiến độ

Đoạn Quảng Trạch - Thanh Hóa do CPMB quản lý dự án mới chỉ hoàn thành được 91/663 vị trí móng.
(PLVN) - Hạn chót hoàn thành việc đúc móng cột của Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối ấn định là ngày 31/3/2024, nhưng đến nay tỷ lệ hoàn thành việc đúc móng tại hai cung đoạn do Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung (CPMB) quản lý mới chỉ được... hơn 10%.

VIPFA và thách thức lôi kéo dự án tỷ đô công nghệ cao

Hướng tới phát triển một hệ thống KCN sinh thái, xanh và bền vững. (Ảnh: VGP).
(PLVN) - TS. Phan Hữu Thắng, tân Chủ tịch Liên chi hội Tài chính khu công nghiệp (KCN) Việt Nam (VIPFA) cho biết, mục tiêu của VIPFA là cùng cơ quan quản lý nhà nước xây dựng và hoàn thiện chính sách, sao cho vừa dễ quản lý, vừa tạo điều kiện cho DN hoạt động. “Thách thức của chúng ta là phải làm sao lôi kéo được dự án tỷ đô công nghệ cao” - Chủ tịch VIPFA nhấn mạnh.

Miền Trung sắp có cảng nước sâu đón tàu 100.000 tấn

Phối cảnh dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy. (Ảnh: quangtri.gov.vn)
(PLVN) - Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy (Quảng Trị) đang được khởi động trở lại. Đây là dự án cảng nước sâu có tổng mức đầu tư hơn 14.000 tỷ đồng, sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ tạo thêm sức bật cho kinh tế biển khu vực miền Trung.